Thuốc và sức khỏe

Thuốc điều trị cảm cúm

Ngày: 20-09-2012

Cảm cúm là bệnh thường gặp thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm hô hấp cấp, do nhiều loại vi rút gây ra và không giống như bệnh cảm lạnh thông thường. Các triệu chứng của bệnh cảm cúm thường đến một cách đột ngột nhất là lúc thay đổi thời tiết.

Thuốc điều trị cảm cúm - Thuốc và sức khỏe - Bệnh cảm cúm - Kiến thức y học - Sức khỏe gia đình

Thuốc điều trị

Cảm cúm là một bệnh do virut gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ có thuốc làm giảm nhẹ và điều trị các triệu chứng: hắt hơi, ngạt mũi, nhức đầu, sốt.  Và nhóm thuốc thường được dùng để điều trị đó là nhóm thuốc hạ sốt-  giảm đau , với thành phần chính là paracetamol (acetaminophen) hoặc ibuprofen. Để tăng tính hiệu quả của thuốc những  nhà sản xuất thường kết hợp paracetamol với một số hoạt chất khác như:

– Sự kết hợp giữa paracetamol với chlorpheniramin, trong đó chlorpheniramin có tác dụng chống triệu chứng dị ứng, giảm chảy nước mắt, hắt hơi, sổ mũi. Tuy nhiên, nên thận trọng khi dung thuốc này bởi nó gây ra các tác dụng phụ như: chóng mặt, buồn nôn, buồn ngủ. Bạn không nên dùng thuốc khi bị nghẹt mũi.

– Sự kết hợp giữa paracetamol với guaifenesin tác dụng sát khuẩn, giảm ho, làm loãng đờm. Tác dụng phụ có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, nhức đầu, mẩn ngứa.

– Sự kết hợp giữa paracetamol với pseudoephedrin để chống ngạt mũi, nhưng  thuốc lại làm tim đập nhanh, khô miệng, khó ngủ, tăng huyết áp.

– Sự kết hợp giữa paracetamol  với dextromethorphan để giảm ho. Nếu lạm dụng thuốc có thể gây  ra các triệu chứng chóng mặt, tim đập nhanh.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại biệt dược khác nhau, và nhiều dạng thuốc khác nhau như: thuốc uống, thuốc đặt hậu môn, thuốc tiêm. Trong đó thuốc uống có nhiều dạng nhất như: thuốc viên (viên nén, viên nén bao phim, viên nang cứng, viên nang mềm, viên sủi). Thuốc nước có: sirô chai 30ml, 60ml; gói 5ml đóng hộp 30 gói và dung dịch uống…

Lời khuyên khi dùng thuốc

Để tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra trong khi dùng thuốc bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

– Tránh tác hại trên gan: ). Khi dùng thuốc có chứa paracetamol không dùng một lúc nhiều dạng thuốc (đã tiêm không uống, đã uống không đặt thuốc hậu môn) để tránh quá liều.  Không sốt cao (trên 38oC), không đau nhức: không dùng paracetamol (acetaminophen

– Tránh  tai biến đột quỵ xảy ra: Người có bệnh tăng huyết áp, tim mạch nặng, cường giáp, đái tháo đường… không dùng các biệt dược chứa  pseudoephedrin, phenylpropanolamin (tuy đã bị cấm ở Việt Nam nhưng đề phòng trường hợp mang thuốc từ nước ngoài về),

– Đối với những bệnh nhân đang lên cơn hen, tắc cổ bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, thiên đầu thống (glaucom góc hẹp), tắc môn vị, tá tràng, loét dạ dày, trẻ sơ sinh, người mang thai 3 tháng cuối, người đang nuôi con bú… Không dùng chlorpheniramin maleat và các biệt dược có chứa chất này

– Đối với những trường hợp nhẹ như: hắt hơi, chảy nước mũi trong… chỉ cần uống thuốc kháng histamin H1 như: chlorpheniramin maleat hoặc loratadin hoặc cetirizin… là có thể khỏi.

Để bệnh mau lành ngoài việc dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, bạn nên kết hợp thêm một số biện pháp sau: nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước, uống nước súp gà ( có tác dụng  giúp ích cho chứng sung huyết và chống nhức mỏi cơ thể), ăn những loại thức ăn cay có chứa ớt hoặc cây cải ngựa (giúp làm thông xoang mũi), bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu các loại vitamin A và C…

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*