Y học - Bệnh lý

Trẻ bị cảm lạnh và những điều cha mẹ cần biết

Ngày: 28-09-2012

Bệnh cảm là một trong những bệnh điển hình ở trẻ nhỏ. Theo một số nghiên cứu cho thấy, hơn một nữa số bệnh nhi mắc bệnh cảm tại các phòng khám nhi khoa mỗi ngày. Bệnh cảm ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe của trẻ em, là nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng viêm tiểu cầu thân, hen suyễn ở trẻ em. Vì vây, các bậc cha mẹ không nên coi thường bệnh cảm ở trẻ em.

Bệnh cảm lạnh ở trẻ phát sinh khi đường hô hấp trên bị nhiễm trùng, gây ra các triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa họng hoặc đau họng, ho, ho có đàm, đau đầu, sốt, khó chịu trong người…Trên lâm sàng, nguyên nhân dẫn đến cảm lạnh thường chủ yếu là do vi rút, cảm mạo do virut chiếm đến 90% trong các ca bệnh, còn nhiễm trùng do vi khuẩn thì thường là bệnh thứ phát sau khi nhiễm vi rút.

Trẻ bị cảm lạnh và những điều cha mẹ cần biết - Y học - Bệnh lý - Bệnh cảm lạnh - chăm sóc trẻ em - Sức khỏe trẻ em

Do hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn thiên nên trẻ dễ mắc bệnh cảm hơn người lớn.

Do hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn thiên nên chúng dễ mắc bệnh cảm hơn người lớn. Nhưng một số bậc cha mẹ vẫn cho rằng bệnh cảm là một bệnh tương đối nhẹ, không đáng để lo ngại. vì vậy bậc cha mẹ thường hay bỏ qua và không kịp thời xử lý. Nhưng họ không biết rằng bệnh cảm là một mối nguy hại rất lớn đối với trẻ.

Hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, nên sau khi bị cảm trẻ rất dễ mắc các bệnh khác như: viêm khí quản, viêm phế quản, đặc biệt là viêm phổi. Nếu trẻ bị mắc bệnh cảm trong thời gian dài không khỏi, thì sẽ dẫn đến bệnh hen suyển phế quản, viêm thận cấp tính, viêm cơ tim…nguy hiểm cho trẻ.

Khi trẻ bị cảm, các bậc cha mẹ nên xử lý như thế nào là tốt nhất?

Đương nhiên khi trẻ bị cảm, bạn cũng không nhất thiết phải lập tức đưa trẻ đến bệnh viện. Vì thường bệnh cảm sẽ khỏi trong vòng một tuần. Tuy nhiên, cần áp dụng các biên pháp sau để làm giảm triệu chứng:

– Cho bé uống nhiều nước vì nước có thể làm loãng vi khuẩn, vi rút, hoặc các độc tố của chúng trong máu. Cho trẻ uống từ 8-10 cốc nước/ ngày. Tốt nhất là nước đun sôi để nguội.

–  Uống nước muối nhạt, ngậm kẹo: nước bọt có thể làm giảm cơn đau họng. Ngậm một viên kẹo hay uống nước muối nhạt đều có thể có tác dụng trên.

–  Xì mũi cho trẻ thật nhẹ nhàng, tiến hành từng bên một: vì khi xì mũi, chất nhầy mang theo vi khuẩn có thể bắn vào lỗ tai, khoang xung quanh mũi làm cho cảm lạnh càng nặng hơn.

–  Thay bàn chải mới cho trẻ: vi rút và vi khuẩn có thể sống vài giờ khi ở ngoài cơ thể. Chúng có thể bám vào bàn chải. Lây nhiễm tái phát vi rut, vi khuẩn làm bệnh cảm càng kéo dài.

–  Giữ cho phòng bé luôn ấm áp và tăng độ ẩm. Cặp nhiệt thườn xuyên, và có thể cho trẻ uống paracetamol nước để giảm đau cổ và những nơi khác.

–  Nếu con bạn trên 1 tuổi, bạn hay xoa dầu gió có bạc hà lên ngực bé trước khi ngủ. Nên nâng đầu giường lên cao một chút để bé dễ thở hơn. Đặt bé lên giường sao cho đầu và ngực hơi lên cao một chút.

Có nên đưa bé đến bác sĩ khám không?

Bé phải được đưa đi khám bác sĩ trong vòng 24 giờ nếu bé không ăn, sốt cao trên 39oC và cảm thấy khó chịu. Hoặc nếu ho không giảm sau 5 ngày, nếu các triệu chứng khác kéo dài hơn 10 ngày và có triệu chứng mới phát hiện như đau tai.

Phòng bệnh cho trẻ

– Không có phương pháp nào phòng ngừa bệnh cảm lạnh ngoại trừ tránh tiếp xúc với người bệnh.

– Không nên bế bé đến các siêu thị và chỗ đông người tránh nguy cơ nhiễm bệnh.

– Giữ ấm tuyệt đối cho trẻ vào những mùa mưa, lạnh.

– Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*