Y học - Bệnh lý

Chăm sóc và điều trị khi bị viêm gân cơ, dây chằng

Ngày: 04-10-2012

Viêm gân cơ, dây chằng thường xảy ra sau một chấn thương bất ngờ, đặc biệt bệnh thường gặp nhiều khi có sự lặp đi lặp lại của một chuyển động cụ thể theo năm tháng. Đa số những người bị viêm gân cơ, dây chằng thường do công việc hoặc sự yêu thích liên quan đến một hành động lặp đi lặp lại, làm tăng thêm gánh nặng cho gân cơ và dây chằng.

Chăm sóc và điều trị khi bị viêm gân cơ, dây chằng - Y học - Bệnh lý - Bệnh cơ xương khớp - Bệnh viêm khớp | Bệnh thấp khớp - Kiến thức y học

Viêm gân vùng cổ tay

Chứng viêm gân cơ, dây chằng thường gây đau khu trú, âm ỉ, liên tục, không lan xa, đau tăng khi thực hiện các động tác co cơ chủ động; đỏ và phù nề vùng gân cơ, dây chằng bị tổn thương.

Các yếu tố làm dễ gây chứng viêm gân cơ, dây chằng:

– Nghề nghiệp: một số công việc có rung ở vị trí cao và có các chuyển động lặp đi lặp lại.

– Chơi thể thao: thường xuyên chơi các môn tennis, bơi, bong rổ, chạy…

– Tuổi: người lớn tuổi, đặc biệt là người già dễ bị tổn thương do gân cơ và dây chằng kém linh hoạt hơn.

Biến chứng:

Chứng viêm gân cơ, dây chằng cần được điều trị sớm và thích hợp. Nó sẽ để lại hậu quả  dứt gân – dây chằng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách- một bệnh lý nghiêm trọng, có thể phải can thiệp ngoại khoa.

Điều trị

Mục tiêu điều trị:

– Làm giảm các cơn đau:

– Giảm viêm

– Sinh hoạt hợp lý

Điều trị cụ thể:

– Giảm viêm:

Có thể sử dụng các thuốc xoa bóp và đắp ngoài như voltaren emugel, gelden… kết hợp với vật lý trị liệu.

Nếu các triệu chứng không đỡ thì phối hợp  sử dụng Coricosteroid tiêm quanh gân cơ, dây chằng bị viêm. Nhưng sử dụng Coricosteroid cần có chỉ định của bác sỹ và nếu dùng thuốc lặp đi lặp lại có thể thể làm yếu gân, sưng phù gân.

– Cố định khớp:

Cố định gân cơ và dây chằng bị viêm từ 1-3 ngày bằng đai đàn hồi, nẹp, cáp treo, nạng hoặc gậy để bảo vệ vùng tổn thương và tránh làm cho tổn thương nặng lên.

– Nghỉ ngơi:

Nên hạn chế tập luyện hoặc thi đấu. Nhưng có thể thực hiện các hoạt động và bài tập không gây căng cơ và dây chằng bị viêm.

– Chườm lạnh:

Mục đích để giảm đau, co thắt cơ, giảm sưng, phòng ngừa biến chứng. Sử dụng túi đá ướp chườm lạnh lên vùng tổn thương từ 10- 20 phút, mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ, nhiều lần trong ngày. Chườm lạnh kéo dài trong 1-3 ngày đầu. Không nên chườm quá lâu trong một lần hay chườm lạnh trực tiếp.

– Trong những trường hợp đặc biệt, bệnh nhân đau dữ dội, hạn chế tầm vận động, điều trị bằng các phương pháp trên tích cực mà không cải thiện thì nên can thiệp ngoại khoa, giải phóng chèn ép gân, thần kinh.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*