Y học - Bệnh lý

Bệnh viêm khớp mạn tính thiếu niên

Ngày: 05-10-2012

Viêm khớp mạn tính thiếu niên là một bệnh giống viêm khớp dạng thấp khởi phát trước 17 tuổi. Bệnh gây viêm màng hoạt dịch kéo dài trên 6 tuần. Bệnh có nhiều thể lâm sàng khác nhau tuy nhiên cho tới nay thì nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ ràng.

Các thể bệnh viêm khớp mạn tính thiếu niên thường gặp:

Bệnh viêm khớp mạn tính thiếu niên - Y học - Bệnh lý - Bệnh cơ xương khớp - Bệnh viêm khớp | Bệnh thấp khớp - Kiến thức y học - Sức khỏe trẻ em

Viêm khớp mạn tính thiếu niên là một bệnh giống viêm khớp dạng thấp khởi phát trước 17 tuổi.

Thể đa khớp:

Hay gặp ở trẻ gái trên 10 tuổi, bệnh giống với viêm khớp dạng thấp ở người lớn: viêm các khớp nhỏ và nhỡ có tính chất đối xứng, thường có cứng khớp buổi sáng.

Thể vài khớp:

Ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em gái (nam/nữ: 5/1), các khớp thường gặp bao gồm khớp gối không đối xứng, tập trung nhiều ở trẻ từ 2-4 tuổi, có thể lui bệnh hoàn toàn và có thể kháng nhân dương tính phối hợp với viêm màng bồ đào.

Thể khởi phát hệ thống hay bệnh Still:

Đặc trưng với sốt cao dao động, có thể xuất hiện trước viêm khớp vài tháng; phát ban dạng sởi màu cá hồi, nhanh bay. Các ban thường dễ bị bỏ qua vì chúng xuất hiện chủ yếu vào các cơn sốt, mà các cơn sốt này thường xuất hiện vào ban đêm. Bệnh thường có hạch to, gan lách to, thiếu máu, viêm màng tim (đau ngực, khó thở, xuất hiện trong giai đoạn tiến triển của bệnh, có tràn dịch màng ngoài tim), màng phổi và tăng bạch cầu.

Thể thứ 4 là một dạng của viêm cột sống dính khớp ở tuổi thiếu niên:

Đặc trưng đầu tiên của bệnh là viêm đau vài khớp ngoại vi, nhất là các khớp ở chi dưới, sau đó là cột sống.

Nhiều trẻ bị viêm đa khớp mạn tính, các khớp liên mõm đốt sống của cột sống cổ, đặc biệt C2-C3 thường bị ảnh hưởng. Các bất thường về sự phát triển của cơ thể và sự phát triển của bộ xương liên quan đến sự phát triển cấp tính của bệnh, có thể chỉ là tạm thời và thường hồi phục; Khi bệnh tiến triển mạn tính, những bất thường này có thể không thể đảo ngược dẩn đến sớm ngừng sự phát triển của các đầu xương và các trung tâm cốt hóa, gây nên tật hàm nhỏ.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*