Y học - Bệnh lý

Chứng căng cơ và bong gân: đừng quá chủ quan!

Ngày: 05-10-2012

Căng cơ và bong gân là những trường hợp tổn thương hệ cơ xương khớp hay gặp trong chấn thương phần mềm, phổ biến ở những người năng hoạt động, các vận động viên thể thao hay những người lao động. Phần lớn là các chấn thương trong thể thao do những tổn thương quá mạnh hay sự làm dụng qua nhiều hay luyện tập không điều đặn. Cần phân biệt hai chứng bệnh này, có hiểu biết đúng để biết cách phòng ngừa.

Chứng căng cơ và bong gân: đừng quá chủ quan! - Y học - Bệnh lý - Bệnh cơ xương khớp - Kiến thức y học - Y học thường thức

Bong gân cổ chân

Chứng căng cơ và bong gân có khác nhau không?

Cả 2 loại tổn thương đều gây đau nhức và sưng. Nhưng 2 loại tổn thương này xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, dẫn đến các triệu chứng khác nhau.

Căng cơ là trường hợp tổn thương nhẹ nhất, là chứng đau ở các bắp thịt, có thể khởi đau tức khắc hoặc là sau đó vài giờ. Do tình trạng cơ bắp duỗi quá mức gây tổn thương các sợi tế bào, các mô bị sưng tấy lên. Khi bị căng cơ như vậy bạn sẽ cảm thấy đau buốt lúc cử động vùng bị thương. Dần dần, chỗ bị thương tổn cũng biến sắc và bị cứng. Nếu cơ bị kéo giãn ra quá làm các sợi cơ bị rách thì tình trạng còn nặng hơn, sưng tấy lên và kéo dài nhiều tuần sau đó.

Bong gân là tình trạng nặng hơn căng cơ, gây đau ngay tức khắc sau khi bị chấn thương, có thể kèm những vết bầm tím . Đó là tình trạng tổn thương các dây chằng, các dải mô nối xương với xương. Bất kỳ dây chằng nào chung quanh khớp đều có thể bị bong ra. Những vị trí thường hay xảy ra vẫn là mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay. Mức độ nặng nhẹ là tùy số dây chằng bị rách nhiều hay ít. Các bác sĩ chia bong gân ra là 3 loại: loại 1 thường nhẹ, loại 2 khá nặng, và loại 3 là nặng. Khi bị bong gân, bạn thấy vùng khớp bị biến màu, sưng, đau khi cử động. Bạn có thể tự chữa bong gân nhẹ, còn 2 trường hợp sau thì cần đưa đến bác sĩ.

Bạn bị căng cơ và bong gân trong trường hợp nào?

Căng cơ thường xảy ra khi cơ căng giãn quá mạnh, đột ngột hoặc do kéo căng bất thường. Những lúc bạn ra sức để với lấy một vật gì đó quá xa, hoặc khi nâng nhấc một vật nặng. Cũng có lúc bạn chơi thể thao mà quên khâu khởi động hay vận động quá mức sau một thời gian dài  không tập luyện. Trong khi đó bong gân là một tình trạng chấn thương do chấn động mạnh lên các vị trí mạnh như mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay. Bạn có thể gặp dạng chấn thương này trong lúc chơi các môn thể thao, hay khi bất chợt bạn bị té ngã.

Bạn có thể phòng ngừa tình trạng này?

Phải biết rõ bản thân mình đang bước đi đâu. Để tránh không bị ngã, đừng leo cầu thang với hai tay nắm đầy các vật dụng

Để tránh không bị nhã, dùng ghế đẩu để với lấy những vật dụng ở cao. Đừng đứng trên ghế dựa hay dụng cụ khác

Cần có sự giúp đỡ khi mang vật nặng hay vật dụng khó mang.

Bạn cần hâm nóng cơ thể trước khi tập luyện. Sau sinh hoạt, làm dịu dần và tập vươn giãn.

Gia tăng cường độ, sinh hoạt bền lâu và tập luyện từ từ, Gia tăng cường độ tập luyện thích hợp. Tập luyện xen kẽ để có dịp cho cơ bắp được nghỉ ngơi. Thay đổi một ngày bơi, một ngày đi xe đạp, một ngày chạy, một ngày đi bộ.

Đừng coi thương những chứng ê ẩm hay đau nhức. nếu cảm thấy có dấu hiệu đau mỏi hãy nghỉ ngơi, giảm nhịp độ sinh hoạt, chườm đá.

Bạn nên làm gì khi bị bong gân, căng cơ?

Tạm thời ngừng mọi hoạt động đang làm. Vùng cơ hoặc vùng gân đang bị tổn thương thì không được phép vận động. Sau đó thực hiện các tiến trình sau: nghỉ ngơi, chườm đá để chữa trị đau cấp tính sau chấn thương, ngoài ra chúng ta cần phải thay đổi một số sinh hoạt không có lợi cho xương khớp.

Nghỉ ngơi: không tạo áp lực lên phần chấn thương trong vòng 24 đến 48 tiếng đồng hồ. Dùng nạng để chống đỡ nếu bị bong gân nặng ở đầu gối hay mắt cá chân. Nên chườm đá, độ lạnh giúp giảm đau, giảm sưng và giúp mau lành bệnh.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*