Y học - Bệnh lý

Chứng vẹo cột sống: nguyên nhân, hậu quả, phòng bệnh và các điều trị

Ngày: 06-10-2012

Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống có đường cong khi nhìn ở tư thế thẳng. Bình thường khi nhìn nghiêng thì cột sống có 4 đường cong sinh lý: đoạn cổ, đoạn thắt lưng lồi ra trước; đoạn ngực, đoạn cùng lồi ra sau.

Chứng vẹo cột sống: nguyên nhân, hậu quả, phòng bệnh và các điều trị - Y học - Bệnh lý - Bệnh cơ xương khớp - Dinh dưỡng và sức khỏe - Kiến thức y học

Hình ảnh một học sinh bị cong vẹo cột sống

Nguyên nhân của cong vẹo cột sống:

90% trường hợp bị cong vẹo cột sống không rõ nguyên nhân, một số ít trường hợp bị cong vẹo cột sống do các nguyện nhân như bệnh cơ, bệnh thần kinh, những bất thường bẩm sinh của cột sống, loạn dưỡng cơ, chấn thương.

Cong vẹo cột sống trường học phát sinh do sự sai lệch trong tư thế ngồi học của học sinh mà nguyên nhân của việc sai lệnh tư thê này có thể do bàn ghế không phù hợp với chiều cao của học sinh, hệ thống chiếu sáng của phòng học còn kém. Ngoài ra, cong vẹo cột sống ở trẻ nhỏ còn xuất phát từ việc trẻ mang vật nặng về một bên tay hay vai; do lao động không phù hợp với lứa tuổi. Do trẻ ít vận động thể dục, thể thao dẫn đến thể trạng của trẻ kém phát triển; do trẻ mắc các bệnh còi xương hay do ngồi, đứng quá sớm.

Hậu quả của cong vẹo cột sống:

Có ba mức độ cong vẹo cột sống và tuỳ vào mức độ cong vẹo mà nó có những ảnh hưởng đến cơ thể khác nhau

– Độ 1: hình thể vẹo không thấy rõ ràng, khó phát hiện, chưa ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

– Độ 2: đứng thẳng nhìn từ phía sau lưng thấy hình dáng cong vẹo cột sống, ở mức độ này bắt đầu ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

– Độ 3: đây là mức độ nặng nhất, thấy rõ tư thế lệch, ảnh hưởng rõ đến chức năng hô hấp. Ngoài ra còn gây biến dạng khung chậu ảnh hưởng đến việc sinh con của nữ giới.

Cong vẹo cột sống ở mức độ nặng còn làm cho các cơ quan trong cơ thể bị sai lệch vị trí, chiều dài lưng bị ngắn lại, làm khó khăn trong vận động.

Chứng vẹo cột sống: nguyên nhân, hậu quả, phòng bệnh và các điều trị - Y học - Bệnh lý - Bệnh cơ xương khớp - Dinh dưỡng và sức khỏe - Kiến thức y học

Bệnh cong vẹo cột sống thường gặp ở tuổi học đường.

Phòng bệnh:

–  Phòng chống suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ em, có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.

–  Các phòng học phải bố trí ánh sáng đầy đủ, bàn ghế phải phù hợp với lứa tuổi học sinh. Học sinh phải ngồi học đúng tư thế.

–  Thường xuyên cho trẻ luyện tập thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi giúp tăng cường sự dẻo dai của cơ thể

–  Phát hiện sớm các trường hợp cong vẹo cột sống để điều trị kịp thời.

Điều trị

Tuỳ theo mức độ cong vẹo cột sống mà dùng áo chỉnh hình  hỗ trợ hay can thiệp phẫu thuật (khi độ vẹo trên 40).

Điều trị cong vẹo cột sống cho trẻ em cần có nhiều thời gian, phối hợp nhiều phương pháp: vật lý trị liệu kết hợp với thể dục liệu pháp như bơi lội, đu xà…

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*