Y học - Bệnh lý

Nguyên nhân nào dẫn đến còi xương?

Ngày: 09-10-2012

Còi xương là bệnh phổ biến ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ từ 3 đến 18 tháng tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh trung bình là 9,4%, trong đó trẻ dưới 3 tuổi chiếm 34 – 35% (theo thống kê của Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em), đây là lứa tuổi mà  hệ xương đang phát triển mạnh, mắc bệnh còi xương sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về thể lực và sức khỏe trẻ em.

Nguyên nhân nào dẫn đến còi xương? - Y học - Bệnh lý - Bệnh còi xương - Sức khỏe trẻ em

Còi xương là bệnh do thiếu vitamine D hoặc rối loạn chuyển hóa vitamine D, làm cho xương mềm, xốp dẫn đến biến dạng xương.

 1. Nguyên nhân chủ yếu đầu tiên là do thiếu ánh sáng mặt trời

Tuy nước ta là một nước nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời xong còi xương vẫn là một bệnh phổ biến. Do một số nguyên nhân sau đây:

– Do kiêng cử, cứ để trẻ ở trong buồng tối những tháng đầu sau sinh, không cho trẻ ra tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sợ trẻ tiếp xúc với nắng.

– Do nhà ở chật chội, tối tăm, thiếu ánh sáng.

– Ở những vùng nhiều sương mù, mùa đông có ít ánh sáng hơn thì trẻ dễ mắc bệnh còi xương. Chính vì thế mà trẻ em còi xương ở miền Bắc nước ta nhiều hơn miền nam.

2. Do thói quen ăn uống

– Chế độ ăn của trẻ thiếu cả vitamin D và canxi, tỷ lệ canxi/ photpho thấp.

– Trẻ được nuôi bằng sữa bò dễ bị còi xương hơn trẻ bú sữa mẹ mặc dù hàm lượng vitamine D trong 2 loại sữa này đều ít như nhau, vì canxi trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn sữa bò nên nhu cầu vitamine D ở trẻ bú mẹ có ít hơn.

– Trẻ ăn nhiều chất bột sớm (ăn dặm sớm) sẽ dễ bị còi xương vì trong tinh bột có nhiều loại acid sẽ kết hợp được với canxi tạo thành muối không hòa tan làm cho sự hấp thu canxi ở ruột giảm.

Nguyên nhân nào dẫn đến còi xương? - Y học - Bệnh lý - Bệnh còi xương - Sức khỏe trẻ em

Trẻ ăn nhiều chất bột sớm (ăn dặm sớm) sẽ dễ bị còi xương

3. Do di truyền

Tình trạng thiếu hụt nặng vitamin D của người mẹ trong thời gian mang thai có nguy cơ gây còi xương sớm ở trẻ sơ sinh. Đó là do cân bằng canxi nội mô ở bào thai bị phá vỡ và gây rối loạn quá trình khoáng hóa xương, dẫn đến còi xương từ trong bào thai. Hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ thấp, nên trẻ sơ sinh chủ yếu dựa vào lượng vitamin D dự trữ thu được qua rau thai để đáp úng nhu cầu cơ thể.

 4. Một số yếu tố thuận lợi khác

– Tuổi: trẻ em dưới 1 tuổi là dễ mắc bệnh nhất (độ tuổi này hệ xương đang phát triển mạnh nhất)

– Trẻ có làn da nâu, da đen dễ mắc bệnh còi xương hơn do cơ chế bảo vệ tự nhiên chống lại sự tổng hợp vitamine dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời.

– Trẻ đẻ non, sinh đôi, sinh ba dễ bị còi xương do cơ thể trẻ không được tích lũy đủ vitamine D và các khoáng chất trong thời kỳ bào thai.

– Trẻ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hóa, dễ bị còi xương.

– Những trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, tắc mật bẩm sinh làm cản trở sự hấp thu vitamine D và canxi ở ruột.

Còi xương là bệnh phổ biến và hậu quả nghiêm trọng cho trẻ em, thế hệ tương lai của đất nước, vì vậy phòng chống bệnh còi xương là một vấn đề ưu tiên của sức khỏe cộng đồng.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*