Chăm sóc sức khỏe

Cách chữa bệnh chốc lở và biện pháp phòng bệnh

Ngày: 10-10-2012

Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng trẻ em là thường đối tượng dễ mắc nhất. Tuy vậy, việc điều trị bệnh khá dễ dàng, ít tốn kém và mang lại hiệu quả cao.

Cách chữa bệnh chốc lở và biện pháp phòng bệnh - Chăm sóc sức khỏe - Bệnh chốc lở - Sức khỏe trẻ em

1. Cách điều trị

Tùy thuộc vào biểu hiện bệnh, tuổi của trẻ và mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ chuyên khoa ra chỉ định điều trị như sau:

– Giữ vệ sinh sạch sẽ ở vùng da bị nổi mụn đỏ, dùng thuốc sát trùng giúp cho các nốt mụn nhỏ nhanh liền, tăng sinh tế bào, tái tạo da và lành sẹo. Người xưa thường quan niệm, khi mắc các bệnh ngoài da thường phải kị nước nhưng đây là một quan niệm phản khoa học. Bởi lẽ trong điều kiện vệ sinh không sạch sẽ, ẩm ướt sẽ làm vi trùng phát triển nhanh, các bọng nước trên nốt mụn sẽ nhanh vỡ rồi lây lan nhanh ra các vùng xung quanh và từ đó sẽ lan ra các vùng da lành khác trên cơ thể. Do đó, bệnh không những được chữa khỏi mà còn trầm trọng thêm. Vì vậy, giữ gìn vệ sinh cho trẻ trong những ngày bị bệnh là điều quan trọng nhất.

– Sử dụng các loại thuốc kháng sinh uống hoặc tiêm, tùy thuộc vào cơ địa của trẻ, tình trạng và mức độ nặng nhẹ của bệnh.

– Kết hợp dùng thuốc kháng sinh bôi ngoài da như Bactroban… Một điểm đáng lưu ý là trước khi bôi kháng sinh cho trẻ cần nhẹ nhàng làm sạch vùng da bị nhiễm trùng, dùng xà phòng lau chùi làm bóc hết những lớp vảy màu nâu trên da. Điều này có tác dụng rất tốt vì nó giúp kháng sinh thẩm thấu qua da tốt hơn, tác dụng nhanh và hấp thu tốt hơn.

Trong trường hợp trẻ bị chốc lở nhẹ, các nốt chốc lở xuất hiện với số lượng ít và rải rác trên da thì trẻ có thể tự khỏi bệnh mà không cần điều trị. Cần chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ để hạn chế nốt ban phát triển mạnh thêm.

2. Cách phòng bệnh

Cách chữa bệnh chốc lở và biện pháp phòng bệnh - Chăm sóc sức khỏe - Bệnh chốc lở - Sức khỏe trẻ em

Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ, đảm bảo cho da trẻ luôn sạch sẽ, khô ráo, tránh tiếp xúc với các nguồn có nguy cơ lây bệnh.

Dân gian ta có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đúng vậy, đối với một bệnh nhiễm trùng thì công tác phòng chống là điều hết sức quan trọng, cụ thể là:

– Thường xuyên giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ, đảm bảo cho da trẻ luôn sạch sẽ, khô ráo, tránh tiếp xúc với các nguồn có nguy cơ lây bệnh.

– Vào mùa hè, khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Vì vậy phải luôn vệ sinh môi trường xung quanh, loại trừ các yếu tố nguy cơ, nhà cửa phải luôn thông thoáng.

– Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

– Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.

Chốc lở là một bệnh dễ lây lan do tiếp xúc trực tiếp qua da. Nếu trong gia đình có trẻ hoặc bất kỳ ai bị bệnh, cần lưu ý một số điểm sau:

– Cách ly cho trẻ nghỉ ở nhà, không cho đến lớp hoặc nhà trẻ vì có thể là nguồn lây bệnh cho các trẻ khác.

– Thực hiện vệ sinh hàng ngày cho trẻ, cắt móng tay móng chân trẻ thường xuyên, có thể dùng xà phòng để khử khuẩn, không cho phát triển thêm và lan ra các vùng khác.

– Bôi thuốc hàng ngày giúp trẻ mau lành và không để lại sẹo. Sau khi bôi nhớ rửa tay thật kỹ bằng xà phòng để tránh lây bệnh cho bản thân.

– Đối với các đồ dùng của trẻ như áo quần, khăn mặt, tã lót… cần giặt riêng và phơi nơi thoáng mát, không được giặt chung với đồ dùng của những người còn lại trong gia đình tránh lây bệnh.

– Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu bệnh không có biểu hiện giảm và xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng.

 

 

 

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*