Chăm sóc sức khỏe

Cấp cứu và sơ cứu bệnh nhân bị bỏng

Ngày: 26-10-2012

Bỏng là một chấn thương thường gặp trong đời sống thường ngày, trong công tác và chiến đấu. Tác nhân gây bỏng hay gặp nhất là sức nóng, luồng điện, hóa chất, bức xạ.

Tác nhân gây bỏng

Bỏng do sức nóng

Bỏng do sức nóng khô như xăng, dầu, củi gỗ cháy. Nhiệt độ trung bình từ 800-10000C. Ngoài ra bỏng còn do tiếp xúc trực tiếp với vật nóng như thanh kim loại đang nóng chảy trong nành luyện kim. Bỏng do sức nóng khô thường gây bỏng sâu.

Cấp cứu và sơ cứu bệnh nhân bị bỏng - Chăm sóc sức khỏe - Kiến thức y học - Sức khỏe gia đình - Y học thường thức

Dùng nước lạnh dội vào vùng bỏng

Bỏng do sức nóng ướt: nhiệt độ gây bỏng thường không cao như nước sôi, đồ ăn nóng sôi, đâu ăn sôi, nhựa đường đang nóng chảy, hơi nước, hơi không khí nóng… Tuy nhiệt độ không cao nhưng bỏng do sức nóng ướt có tác dụng trên da kéo dài nên cũng có khả năng gây bỏng sâu.

Bỏng điện

Bỏng điện được chia làm 2 loại theo hiệu điện thế dòng điện: dòng điện có hiệu điên thế thông dụng (< 1000V) và dòng điện có hiệu điên thế cao (>1000V). Sét đánh cũng được xếp là một loại bỏng điện.

Bỏng do hóa chất

Các chất làm khô ( H2SO4), các chất oxy hóa ( thuốc tím, acid…) , các chất gây độc nguyên sinh chất, chất kiềm mạnh ( NaOH, vôi tôi…).

Bỏng do bức xạ

Bỏng do tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X…

Nguyên tắc sơ cứu nạn nhân bị bỏng

  • Thủ tiêu nguyên nhân gây bỏng.
  • Trung hòa và vô hiệu hóa hóa chất gây bỏng.
  • Không làm đau đớn thêm cho bệnh nhân, phải bảo vệ và tránh nhiễm trùng cho vết bỏng.
  • Bổ sung dịch thể sớm cho nạn nhân.
  • Ủ ấm và không vận chuyển nạn nhân khi đang có sốc bỏng.

Các bước sơ cứu tại chỗ

Loại trừ nhanh nguyên nhân gây bỏng

Tìm cách dập lửa, cởi ngay quần áo bị cháy hoặc bị nước sôi ngấm vào. Tìm cách cắt nguồn điện khi bị bỏng điện. Kéo nạn nhân ra khỏi vùng nguy hiểm thông đường thở cho nạn nhân, làm hô hấp nhân tạo, xoa bóp ngoài lồng ngực.

Khi bị bỏng do acid cởi bỏ quần áo, giày dép cho nạn nhân, dùng nước lạnh dội vào vùng bỏng hoặc ngâm vùng bỏng trong nước 15 phút để làm giảm nồng độ của hóa chất.

Đối với tổn thương bỏng

Ngâm nước lạnh để giảm đau và dự phòng sốc bỏng. Việc ngâm lạnh phải thực hiện sớm trong 30 phút đầu tiên.

Không nên bôi bất cứ chất gì lên vùng tổn thương, ngoại trừ bỏng do hóa chất, xử lý theo hóa chất gây bỏng.

Giảm đau

Bất động vùng tổn thương bỏng.

Phong bế Novocain dung dịch 0.25% ở vùng gốc chi bị bỏng.

Sử dụng thuốc giảm đau.

Uống dịch thể sớm

Cho nạn nhân uống Orezol hoặc dung dịch đường muối tự pha ( 5.5g muối ăn + 100g đường pha trong 1 lít nước).

Ủ ấm

Ủ ấm để bệnh nhân không bị rét run do mất da gây rối loạn thân nhiệt.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*