Y học - Bệnh lý

Một số dạng dị ứng hiếm gặp

Ngày: 29-10-2012

Dị ứng là tình trạng bất thường của cơ thể khi có tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Bình thường, hệ miễn dịch sẽ hoạt động và đào thải những tác nhân lạ này ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt, tác nhân lạ sẽ tấn công và kích hoạt hệ miễn dịch, gây ra phản ứng dị ứng.Hàng ngày, chúng ta phải tiếp xúc với nhiều chất gây ra các dạng dị ứng phổ biến như dị ứng hô hấp, dị ứng vật nuôi, viêm mũi dị ứng… thỉnh thoảng còn gặp một số dạng dị ứng khác. Hãy cùng tìm hiểu một số dạng dị ứng hiếm gặp qua bài viết dưới đây nhé!

1. Dị ứng mắt

Một số dạng dị ứng hiếm gặp - Y học - Bệnh lý - Bệnh dị ứng - Kiến thức y học

Đôi mắt được ví như cửa sổ tâm hồn, là nơi thu nhận thông tin đa chiều từ cuộc sống muôn màu xung quanh. Tuy nhiên, nếu không được bảo vệ đúng cách và thường xuyên phải tiếp xúc với những yếu tố kích thích có thể gây ra dị ứng.

Các yếu tố gây bệnh dị ứng ở mắt chủ yếu là: ô nhiễm môi trường sống, mất cân bằng dinh dưỡng, tình trạng dùng thuốc, hóa chất, mỹ phẩm bừa bãi…

Một số bệnh dị ứng ở mắt có thể là:

Viêm giác mạc

Thường do các yếu tố nội sinh, vi khuẩn và virus tác động lên giác mạc mắt gây ra các dạng như: viêm giác mạc sau nhiễm virus herpes, zona, thủy đậu, viêm giác mạc kẽ do dị ứng vi khuẩn lao, viêm giác mạc dạng nốt do dị ứng liên cầu…

Viêm kết mạc dị ứng

Kết mạc là lớp màng mỏng ngoài cùng, trong suốt bao quanh nhãn cầu và được bảo vệ bởi mi mắt. Các hình thái của viêm kết mạc dị ứng bao gồm: viêm kết mạc theo mùa, viêm kết mạc cơ địa, viêm kết mạc có nhú khổng lồ.

Biểu hiện của nó rất đa dạng và phổ biến như: mắt nhìn mờ, khô rát, chảy nước mắt, ra gỉ nhiều, mắt hay bị ngứa và kích thích buộc phải day dụi hoặc gãi, cảm giác có sạn trong mắt và sợ ánh sáng. Đây là bệnh hay gặp nhất.

 Viêm trong nhãn cầu

Do các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm, virus, kí sinh trùng… Biểu hiện thường gặp là đau nhức mắt, thường đau tăng lên khi vận động nhãn cầu, giảm thị lực, chảy nước mắt, đau đầu, đỏ mắt, sợ ánh sáng…

2. Dị ứng côn trùng đốt

Một số dạng dị ứng hiếm gặp - Y học - Bệnh lý - Bệnh dị ứng - Kiến thức y học

Đây là dạng dị ứng mặc dù hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng, vì vậy chớ coi thường. Thường gặp các loại côn trùng đốt người là: ong, kiến, muỗi, ve, nhện, bọ cạp, đỉa, rắn, rết… Phản ứng dị ứng xảy ra tại chỗ tức thì với biểu hiện ngứa ngáy dữ dội nơi bị cắn, nổi hồng ban sưng vù, sẩn ngứa, mụn nước, tróc vảy. Nặng hơn có thể xuất hiện các nốt hạch và độc tố xâm nhập vào cơ thể qua vết đốt, vết cắn.

Phản ứng toàn thân dẫn đến sốc phản vệ và nguy hiểm đến tính mạng. Bình thường xảy ra vào mùa hè vì khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho côn trùng sản sinh và phát triển.

Ngoài các dạng dị ứng kể trên, thỉnh thoảng còn bắt gặp một số dạng dị ứng hiếm như dị ứng với áp lực, dị ứng với ánh sáng mặt trời, không khí lạnh, dị ứng nấm mốc, nhựa cao su…

3. Di ứng khi mang bầu

Một số dạng dị ứng hiếm gặp - Y học - Bệnh lý - Bệnh dị ứng - Kiến thức y học

Đây là một bệnh rất gặp, người bệnh được chuẩn đoán mắc chứng Polymorphic Eruption of Pregnancy(PEP), triệu chứng chỉ xuất hiện một chút trong giai đoạn sau của thai kì. Biểu hiện của bệnh là: những nốt phát ban lan khắp cơ thể, làm cho bệnh nhân luôn cảm thấy ngứa, khó chịu, việc thường xuyên gãi khiến cho chân của bệnh nhân chi chít những nốt đỏ và sẹo.

4. Dị ứng paracetamol cực hiếm gặp

Một số dạng dị ứng hiếm gặp - Y học - Bệnh lý - Bệnh dị ứng - Kiến thức y học

Eva Uhlin, 19 tuổi, nhiều lần uống paracetamol để giảm sốt. Nhưng lần cuối cùng, cô đã gặp phải một hiện tượng dị ứng cực kỳ hiếm gặp (1/1.000.000). Biểu hiện của nó nặng nề tới mức không thể nhận ra gương mặt của cô gái trong nhiều năm. Nguyên nhân do sự kết hợp giữa virus và thuốc  gây ra hiên tượng hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN), làm cho da cô bị phồng rộp và cô được đưa đi cấp cứu như một trường hợp bị bỏng nặng.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*