Thuốc và sức khỏe

Thuốc tây trong điều trị da liễu

Ngày: 02-11-2012

Mùa đông đến là thời điểm mà bạn cần chăm sóc cơ thể cẩn thận hơn, đặc biệt là làn da. Vì đây là thời gian chúng ta dễ mắc các bệnh ngoài da nhất. Khi mắc các bệnh ngoài da bạn cần sử dụng những loại thuốc gì, và cách dùng như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất trong điều trị các bệnh ngoài da .

Có khá nhiều nguyên nhân gây bệnh ngoài da, nó có thể do các nguyên nhân từ bên ngoài tác động vào da và cơ thể (nhiễm trùng, nhiễm độc…), hoặc nguyên nhân là những rối loạn bẩm sinh hay mắc phải ở bên trong cơ thể, ngoài ra có nhiều bệnh ngoài da còn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Có một số bệnh như bệnh vảy nến, các bệnh da bọng nước tự miễn vẫn chưa có phương pháp điều trị tích cực và đặc hiệu…

Thuốc tây trong điều trị da liễu - Thuốc và sức khỏe - Bệnh da liễu - Sức khỏe gia đình

Thuốc bôi ngoài da

Điều trị bệnh ngoài da gồm có các phương pháp : điều trị tại chỗ, điều trị toàn thân kết hợp với điều trị và loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Vì vậy có thể chia các thuốc điều trị bệnh ngoài da thành các nhóm:

  • Nhóm thuốc bôi tại chỗ
  • Nhóm thuốc chống ngứa
  • Nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn
  • Thuốc chống nấm
  • Thuốc điều hòa ức chế miễn dịch
  • Thuốc điều trị nguyên nhân
  • Nhóm các thuốc nâng cao thể trạng…

Nhóm thuốc bôi tại chỗ

Nhóm thuốc bôi tại chỗ là nhóm thuốc cần thiết nhất trong ngành da liễu do đa số các bệnh ngoài da đều phải sử dụng. Thuốc bôi ngoài da rất nhiều chủng loại, có nguồn gốc khác nhau. Hiệu quả điều trị của nhóm thuốc này phụ thuộc nhiều vào dạng thuốc. Thuốc không chỉ có tác dụng tại chỗ mà còn có tác dụng toàn thân và khi sử dụng thuốc luôn phải tuân thủ theo các nguyên tắc là: sử dụng thuốc khi đã được các bác sỹ chẩn đoán xác định là bệnh da; được kê đơn, phải sử dụng đúng dạng dạng thuốc và cách sử dụng phải phù hợp với tình trạng của bệnh. Bệnh nhân  không nên tự mua  và sử dụng thuốc bôi ngoài da vì có thể gây các tác dụng phụ không mong muốn.

Các dạng thuốc bôi ngoài da  thường dùng:

Thuốc mỡ (salysilic 5%, Daivonex, Panoxyl 5-10…): là dạng thuốc bôi ngoài da phổ biến nhất. Thường dùng dạng mỡ trong giai đoạn mạn tính, không được sử dụng thuốc mở trong giai đoạn cấp.

Dung dịch (Jarish, Lugol, Milian, Caslellani…): dạng thuốc này có hiệu quả trong thời gian ngắn nên sử dụng trong giai đoạn cấp tính.

Dạng gel (Metrogylgel, Erythrogel) tạo cảm giác dễ chịu.

Corticoids bôi ngoài da: Có rất nhiều dược phẩm chứa corticoid để điều trị các bệnh ngoài da.

Thuốc kem (kẽm oxýt 10%…) thường sử dụng trong giai đoạn bán cấp và trong thẩm mỹ.

Thuốc hồ (hồ Brocq, hồ nước, hồ tetraped…): giảm sung huyết, chống ngưng tụ huyết, làm khô da, làm thoáng da, làm giảm viêm, dùng cho thương tổn ở giai đoạn bán cấp.

Thuốc bột (bột talc…):  làm dịu da, giảm viêm và khô da.

Thuốc chống nấm

Thuốc dung toàn thân để điều trị trong các trường hợp nhiễm nấm sâu hoặc nhiễm nấm da lan rộng, gồm các loại: imidazol, triazol, griseofulvin, nystatin, amphotericin B.

Thuốc bôi tại chỗ sử dụng khi nhiễm nấm nông  khu trú ở da và niêm mạc như: hắc lào, lang ben, trứng tóc, tưa miệng…

Tóm lại, cho dù sử dụng nhóm thuốc nào thì bệnh nhân vẫn phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị, phối hợp chặt chẽ và thông báo cho bác sĩ điều trị biết những diễn biến của bệnh và tác dụng phụ của thuốc để có những điều chỉnh kịp thời.

Kháng histamine

Sử dụng chống ngứa, chống dị ứng cho nhiều bệnh da. Thuốc có thể được dùng dưới dạng bôi ngoài da, uống hoặc tiêm. Thuốc có tác dụng an thần và buồn ngủ. Tác dụng phụ của thuốc gây hoa mắt, chóng mặt, giảm trí nhớ, mệt mỏi, ngủ gật, lú lẫn hoặc kích động ở người cao tuổi, khô mắt. thuốc kháng histamin thường tương tác với rượu làm tăng tác dụng an thần. Vì vậy khi dung thuốc kháng histamin người bệnh không được sử dụng rượu.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*