Y học - Bệnh lý

Cách xử trí với một số trường hợp đau đầu

Ngày: 05-11-2012

Đau đầu là một trong những triệu chứng thường gặp nhất, đó là một biểu hiện chủ quan do người bệnh cảm nhận được và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hầu hết mọi người ai cũng từng có lúc bị đau đầu nhưng không phải ai cũng biết cách xử trí hợp lý.

Đau đầu do những nguyên nhân nào gây nên ?

Đau đầu được chia thành 2 loại chính: Đau đầu nguyên phát (đau đầu không rõ căn nguyên) gồm có đau đầu do căng thẳng; đau nửa đầu migraine; đau nửa đầu trường diễn. Đau đầu thứ phát (do các nguyên nhân bệnh lý khác gây nên) gồm có các bệnh lý của của sọ não: u não, áp xe não, viêm não, viêm màng não, xuất huyết não, xuất huyết màng não; bệnh về mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt: các bệnh nội khoa và bệnh tinh thần-thần kinh .

Cách xử trí với một số trường hợp đau đầu - Y học - Bệnh lý - Bệnh đau đầu - Dinh dưỡng và sức khỏe - Sức khỏe gia đình - Y học thường thức

Xoa bóp vùng cổ giúp giảm triệu chứng đâu đầu

Điều trị đau đầu chủ yếu là điều trị nguyên nhân . Bình thường người bị chứng đau đầu có thể tự chữa trị tại nhà nhưng trong một số trường hợp cần đến khám tại các cơ sở y tế. Đặc biệt chú ý đến những trường hợp cần được nhập viện sớm và nhanh nhất  để được điều trị kịp thời để tránh được những biến chứng và nguy hiểm cho bệnh nhân ( như xuất huyết não, viêm màng não, máu tụ trong não, tai biến mạch máu não ….) . Do đó tất cả những trường hợp sau khi dùng thuốc giảm đau, nhưng tình trạng không được cải thiện hoặc tái phát và có sự  nghi ngờ, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Bệnh nhân nên đi khám bệnh sớm trong các trường hợp sau:

– Đau đầu kèm động kinh, co giật, các rối loạn tâm thần, mất ý thức.

– Đau đầu kèm theo sốt cao, cổ cứng.

– Đau đầu xuất hiện đột ngột và dữ dội.

– Đau đầu làm bệnh nhân thức giấc hoặc khi nằm thì đau nhiều hơn.

– Đau đầu trong thời gian dài, nhiều tuần không khỏi. Sử dụng thuốc giảm đau có tác dụng nhưng sau đó cơn đau lại tái phát.

– Đau đầu kèm các rối loạn thần kinh (mất thăng bằng, nhìn đôi, yếu người, rối loạn ngôn ngữ, …)

– Đau đầu kèm buồn nôn và nôn

– Cơn đau đầu khác với các cơn đau đầu đã từng bị trước đây.

Những trường hợp đau đầu nhẹ, không kèm theo các dấu hiệu bệnh lý khác bạn có thể điều trị tại nhà

– Bạn hãy bỏ dở công việc mình đang làm và ngồi nghỉ ngơi. Nhắm mắt lại, hít thở sâu, thư giãn đầu và các cơ cổ.

– Tạm nghỉ để thư giãn hoặc thử tập thư giãn.

– Xoa bóp nhẹ rồi mạnh vùng đầu cổ.

– Chườm nóng hoặc tắm nước nóng.

– Nằm nghỉ ngơi trong phòng tối và đắp khăn lạnh lên trán.

– Phối hợp với các phương pháp châm cứu, thôi miên, bổ sung vitamin và muối khoáng…

– Bạn có thể tham khảo ý kiến của thầy thuốc để sử dụng thuốc giảm đau điều trị chứng đau đầu, bạn chỉ nên dùng thuốc giảm đau bậc 1 được đề xuất bởi Tổ chức Y tế Thế giới, gồm có Paracetamol  hoặc Aspirin. Theo khuyến cáo của các thầy thuốc thì để an toàn nên chọn  Paracetamol. Cần sử dụng thuốc giảm đau đúng liều lượng, tránh lạm dụng thuốc. Liều thông thường của Paracetamol đối với người lớn mỗi lần là 500-1.000mg x 3 lần/ngày,  không nên sử dụng quá 3g/ngày; Thời gian dùng Paracetamol không quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi được bác sĩ hướng dẫn.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*