Y học - Bệnh lý

Bệnh đau mắt hột: đừng để bị mù vì kém hiểu biết

Ngày: 13-11-2012

Mắt hột là một bệnh kết giác mạc, tiến triển mạn tính, có tính chất lây lan do Chlamydiae Trachomatis gây ra. Bệnh thường khởi phát  ở trẻ em, gặp nhiều ở các nước đang phát triển, phụ nữ thường gặp hơn nam giới. Biến chứng của căn bệnh này có thể khiến người bệnh bị mù!

Tác nhân gây bệnh

Chlamydiae Trachomatis là tác nhân gây bệnh mắt hột. Đây là một vi khuẩn ký sinh nội bào bắt buộc, gây ra nhiều hội chứng viêm kết mạc khác nhau. Chlamydiae Trachomatis tồn tại trong nước mắt, ghèn của người bị bệnh mắt hột. Bệnh lây lan cho người khác hoặc từ mắt bệnh sang mắt lành qua bàn tay, nước, khăn mặt, chậu rữa mặt… Ruồi là động vật có khả nặng truyền bệnh lớn.

Bệnh đau mắt hột: đừng để bị mù vì kém hiểu biết - Y học - Bệnh lý - Bệnh đau mắt - Kiến thức y học - Sức khỏe gia đình

Đau mắt hột có thể dẫn đến mù lòa.

Hột là thương tổn cơ bản của bệnh. Hột là một cấu tạo lympho phát triển, có trung tâm sinh sản non ở giữa, khi phát triển đội biểu mô lên. Hột có các giai đoạn: tiền hột, hột non, hột chín. Hột chín nằm rất nông, màu đục lờ như nước vo gạo, hột tập trung dính sát nhau rất dễ vỡ, khi vỡ để lại sẹo vĩnh viễn.

Lâm sàng

Bệnh mắt hột gây ngứa, chảy nước mắt sống, cảm giác vướng như có hạt bụi trong mắt; đau nhẹ, cộm xốn trong mắt. Thị lực giảm nếu có biến chứng ở giác mạc. Tuy nhiên, trừ khi có bội nhiễm, còn lại các triệu chứng của bệnh rất nhẹ nhàng và bệnh nhân có thể chịu đựng như vậy suốt đời. Có hột ở kết mạc sụn mi trên. Có thể có di chứng hột, sẹo và màng máu cực trên giác mạc.

Biến chứng

Bệnh mắt hột là nguyên nhân gây mù lòa thứ 2 sau đục thủy tinh thể mà mắt hột gây mù lòa bằng các biến chứng của nó. Các biến chứng thường gặp trong bệnh mắt hột: viêm kết mạc phối hợp, viêm bờ mi, quặm, long xiêu, loét giác mạc, khô mắt, viêm, tắc lệ đạo .

Vệ sinh phòng bệnh

– Giữ vệ sinh mặt và đôi mắt, luôn rửa mặt bằng nước sạch, không dùng chung khăn mặt với người bệnh.

– Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giữ môi trường nước sạch, tiêu diệt ruồi nhặng.

– Rửa tay thường xuyên: bàn tay chúng ta thường xuyên được đưa lên mặt nơi gần đôi mắt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại xâm nhập vào đôi mắt, gây nên các bệnh về mắt.

– Không nên rụi mắt nhiều vì mắt rất dễ bị nhiễm trùng nếu như tay không sạch. Khi vỗ nước vào mặt tránh làm mạnh vì làm như vậy sẽ gây tổn thương đến giác mạc.

– Không tắm ao hồ để tránh nước bẩn bắn vào mắt.

– Đi đường gió, bụi nên đeo kính để bảo vệ mắt.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*