Chăm sóc sức khỏe

Xử trí và điều trị bệnh động kinh

Ngày: 22-11-2012

Hầu hết trong chúng ta đều biết đến từ “động kinh”, thậm chí một số người đã tận mắt chứng kiến trường hợp nào đó lên cơn động kinh trong chốc lát. Đa số mọi người cảm thấy lo lắng và muốn giúp đỡ họ nhưng không biết nên làm gì trong lúc họ lên cơn co giật. Đôi khi chúng ta có những hành động không cần thiết, thậm chí gây nguy hiểm cho bệnh nhân và chính bản thân mình.

Xử trí và điều trị bệnh động kinh - Chăm sóc sức khỏe - Bệnh động kinh - Kiến thức y học

Khi  bị động kinh bạn nê đỡ bệnh nhân nằm xuống, cho đầu nghiêng sang một bên để tránh làm tắt đường thở do dị vật, không nên đưa bất kỳ vật gì vào miệng bệnh nhân.

1. Làm gì khi người bệnh lên cơn động kinh?

Khi gặp một người đang lên cơn động kinh bạn hãy nhớ rằng: Nguyên tắc chính là phòng tránh tai nạn, chấn thương cho bệnh nhân, hạn chế tối đa các thương tổn do co giật gây ra.

Những điều nên làm:

– Đỡ bệnh nhân nằm xuống, cho đầu nghiêng sang một bên để tránh làm tắt đường thở do dị vật, nếu có thể thì chêm gối hoặc mền dưới đầu bệnh nhân để giảm sang chấn khi co giật.

– Nới lỏng cổ áo bệnh nhân, hút đàm nhớt, lấy thức ăn hay răng giả ra, đảm bảo đường thở luôn được thông suốt.

– Ngáng lưỡi bằng đũa có quấn khăn hoặc dùng miếng cao su cứng để tránh trường hợp bệnh nhân cắn phải lưỡi.

– Có thể dùng tay đè lên các khớp lớn như khớp gối để giảm nguy cơ trật khớp do co giật.

– Không tụ tập đông người, giải tỏa đám đông để môi trường xung quanh bệnh nhân thông thoáng, dễ thở và không gây va chạm khi lên cơn co giật.

– Di dời những vật nguy hiểm xung quanh bệnh nhân để tránh tai nạn, chấn thương như: bàn ghế, đồ thủy tinh, vật sắc nhọn, nước nóng… hoặc di dời bệnh nhân khỏi nơi nguy hiểm: bếp lửa, lòng đường, bờ kênh…

– Bình tĩnh theo dõi biểu hiện cơn động kinh của người bệnh, sau khi ổn định mới cho đi khám bác sĩ. Nếu cơn động kinh kéo dài hơn 5 phút hoặc có hai cơn liên tiếp gần nhau thì phải đưa đi cấp cứu ngay.

Những điều không nên làm:

– Không đưa bất cứ gì vào miệng bệnh nhân. Việc này có thể gây thêm chấn thương cho bệnh nhân (nếu là vật cứng), gây cản trở hô hấp (khăn, giẻ…) và có nguy cơ làm tắt đường thở gây tử vong.

– Không được đè bệnh nhân xuống hay trói, cột bệnh nhân. Như vậy không thể làm bệnh nhân ngưng co giật mà còn có thể gây thêm chấn thương.

– Không tạt nước vào mặt bệnh nhân.

– Không nên di dời bệnh nhân một đoạn xa nếu chỉ có một mình, không cõng, bế bệnh nhân xuống cầu thang, chạy trong hành lang hẹp hay nơi chật chội có nhiều đồ đạc, máy móc dễ gây tai nạn.

2. Điều trị bệnh động kinh

Động kinh nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì khả năng khỏi bệnh hoàn toàn là rất cao. Tuy nhiên không phải chữa khỏi được tất cả nhưng có thể khẳng định: nếu tuân theo đúng phác đồ điều trị, mọi bệnh nhân đều có thể giảm được cơn co giật.

Có ba loại thuốc chống động kinh chính, đó là:

– Loại có tác dụng với mọi thể động kinh (bao gồm các cơn vắng ý thức điển hình) như: benzodiazepin, acid valproic…

– Loại có tác dụng với mọi cơn động kinh (trừ các cơn vắng ý thức điển hình), thường dùng là phenobarbital, diphenylhydantoin…

– Loại chỉ có tác dụng với một vài thể loại động kinh như Suxinimid, oxazolidin, sultiam.

Lưu ý: – Thuốc điều trị phải do bác sĩ chỉ định phải căn cứ vào thể bệnh, loại cơn lâm sàng và thể trạng bệnh nhân.

– Nên cân nhắc khi quyết định dùng thuốc chống động kinh vì thuốc chỉ chữa triệu chứng, không ảnh hưởng quyết định tới tiến triển của bệnh.

– Nếu bạn đang dùng thuốc, tuyệt đối không được tự ý ngưng thuốc hoặc thay đổi liều lượng. Nếu không, bệnh nhân có thể gặp tai biến và biến chứng.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*