Thuốc và sức khỏe

Chữa bệnh lao phổi

Ngày: 07-12-2012

Lao là bệnh xã hội quan trọng, có khá nhiều người mắc bệnh  và có nhiều yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng tới bệnh. Hiện nay, điều trị lao chủ yếu là điều trị nội khoa bằng cách sử dụng các thuốc kháng lao phối hợp, các chỉ định ngoại khoa chỉ áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt.

Chữa bệnh lao phổi - Thuốc và sức khỏe - Bệnh lao phổi - Kiến thức y học - Sức khỏe gia đình

Mục tiêu của điều trị lao

Đối với bệnh nhân: điều trị giúp bệnh nhân khỏi bệnh, tránh tử vong, trả lại sức khỏe và lao động cho gia đình và xã hội.

Đối với cộng đồng: điều trị lao sẽ dập tắt nguồn lây cho cộng đồng, làm giảm số nguồn lây lao lưu hành sẽ giảm nhanh, số người chết vì lao, số người bị nhiễm vi khuẩn lao mới sẽ giảm nhanh, số người mắc lao mới hàng năm sẽ giảm , dần dần tiến tới việc khống chế và thanh toán bệnh lao cho toàn xã hội.

Điều trị lao là biện pháp chống lao chính của chương trình chống lao quốc gia.

Phân loại thuốc kháng lao

Các thuốc kháng lao thiết yếu: Streptomycin; Isoniazid; Pyrazinamid; Ethambutol; Rifampicin.

Các thuốc kháng lao thứ yếu: Kanamycin; Viomycin; Cycloserin; Capreomycin, PAS,… Được dung trong phác đồ lao kháng thuốc.

Những nguyên tắc cơ bản trong điều trị lao 

– Phối hợp từ 3 loại thuốc kháng lao có hiệu quả trở lên, tuyệt đối không đơn trị để tránh vi khuẩn  kháng thuốc chọn lọc.

– Hóa trị liệu lao cần tuân theo nguyên tắc điều trị lao “đúng đủ và đều”

– Điều trị qua hai giai đoạn tấn công và duy trì.

– Thời gian điều trị phải kéo dài, đều đặn, thường xuyên và liên tục. Tuyệt đối không bỏ trị giữa chừng.

– Dùng thuốc lao phải đúng cách: thuốc lao phải được chích và uống thuốc cùng một lúc trong ngày để đạt nồng độ thuốc cao nhất và phải uống lúc đói bụng để được hấp thụ tối đa.

– Điều trị lao với phác đồ hóa ngắn ngày phải được kiểm soát trực tiếp theo chiến lược DOTS.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc kháng lao cho những bệnh nhân đặc biệt

Bệnh nhân lớn tuổi: có nhiều thay đổi về chuyển hóa và bài tiết thuốc.

Bệnh nhân bị suy dinh dưỡng: gan nhiễm mỡ làm giảm Glutathione tế bào gan, dẫn đến giảm trung hòa các chất chuyển hóa gây độc có nguồn gốc acetyl hóa thuốc, giảm albumin máu làm gia tăng thành phần thuốc tự do.

Phụ nữ có thai: thuốc kháng lao có thể làm gan nhiễm mỡ, giảm albumin máu, tai biến trên thai…

Những bệnh nhân có rối loạn chức  năng gan thận: thuốc kháng lao dễ gây độc cho gan và thận.

Bệnh nhân có điều trị lao trước đó: có thể gây phản ứng quá mẫn, tai biến có thể trở lại.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*