Chăm sóc sức khỏe

Xử trí khi bị thương, bị chảy máu

Ngày: 01-01-2013

Khi một người bị tai nạn có thể chảy máu vết thương ở bên ngoài, nhưng đôi khi vết thương ở bên trong cũng chảy máu và không phải lúc nào cũng nhìn thấy. Lớp mô bên ngoài có thể cứng lại và cả vùng đó luôn nóng và tím bầm. Bạn cần lưu ý một số dấu hiệu để nhận biết và sơ cứu kịp thời trong một số trường hợp chảy máu trước khi chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế.

Xử trí khi bị thương, bị chảy máu - Chăm sóc sức khỏe - Kiến thức y học - sơ cấp cứu - Sức khỏe gia đình - Y học thường thức

Bạn cần cho bệnh nhân chảy máu mũi ngồi xuống, cúi về phía trước, không nằm xuống

Chảy máu từ vết cắt hoặc vết thương

Khi da bị cắt, vết thương chảy máu. Vết thương có thể sâu và làm tổn thương mạch máu trong cơ thể. Nếu vết cắt chỉ ở ngoài da, nó chỉ làm tổn thương mao mạch (mạch máu nhỏ nhất). Hầu hết các vết thương chảy máu bên ngoài sẽ cầm máu bằng cách băng gạc trực tiếp. Bạn có thể làm gì để cầm máu từ một vết thương?

Bạn phải luôn luôn rữa tay trước và sau khi sơ cứu, để bảo vệ cho mình và cho người khác.

Ép thẳng vào vết thương bằng một miếng vải sạch, ướt có thể được. Tiếp tục ép cho đến khi cầm máu. Việc này có thể mất tới 15 phút hoặc lâu hơn.

Nếu vết thương vẫn tiếp tục chảy máu: Bạn hãy phủ một miếng vải dày lên trên vết thương, băng chặt lại. Nếu máu ngấm qua lớp băng, bạn hãy đặt một miếng gạc nữa lên trên miếng gạc trước rồi băng lại.

Chảy máu mũi

Khi gặp một người bị chảy máu mũi, bạn cần thực hiện lần lượt các bước sau:

Bạn cần cho bệnh nhân ngồi xuống, cúi về phía trước, không nằm xuống.

Bóp giữa mũi bệnh nhân khoảng 10 phút hoặc đến khi ngừng chảy máu.

Nếu bóp mũi không ngừng chảy máu thì bạn cẩn thận nhét vào mũi người bệnh một miếng vải ướt có vazoline hoặc dầu xương rồng.

Bạn hãy tiếp tục bóp mũi cho đến khi ngừng chảy máu.

Bệnh nhân không được xì mũi nhất là trong một giờ đầu từ khi chảy máu.

Bạn cần gọi cấp cứu khi: bệnh nhân chảy máu mũi hơn 20 phút hoặc chảy máu mũi sau tai nạn, té ngã hoặc có chấn thương vùng đầu, mặt… có thể làm vỡ mũi.

Chảy máu tai

Nếu gặp một người bị chảy máu tai, bạn có thể làm như sau:

– Bảo bệnh nhân nằm xuống và nghiêng đầu về bên tai bị chảy máu.

– Bạn phải rửa sạch bàn tay của mình trước khi sơ cứu.

– Băng nhẹ nhàng qua tai. Không được để băng chọc vào bên trong tai và không được rữa bên trong tai.

– Nếu chảy máu từ một vết xước ở bên ngoài tai thì không cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện.

– Nếu chảy máu từ bên trong tai thì phải chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất.

Chảy máu trong phân, nước tiểu, chất nôn, đàm hoặc từ đường âm đạo

Nếu có người than phiền với bạn rằng có máu trong  phân, nước tiểu, chất nôn, đàm hoặc từ đường âm đạo của phụ nữ đang mang thai, bạn cần khuyên và đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viên để được khám và chữa trị kịp thời.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*