Chăm sóc sức khỏe

Hướng dẫn cách xử trí khi gặp trường hợp bị gãy xương

Ngày: 03-01-2013

Có rất nhiều tai nạn không mong muốn xảy ra thường ngày trong lao động và sinh hoạt mà đôi khi bạn có thể gặp phải như ngã từ trên cao xuống, tai nạn giao thông, trượt chân, hay bị đánh đập hành hung gây gãy xương chân, tay và các xương khác. Vậy khi gặp một trường hợp gãy xương bạn cần sơ cứu như thế nào trong thời gian chờ đợi đội cấp cứu đến?

Hướng dẫn cách xử trí khi gặp trường hợp bị gãy xương - Chăm sóc sức khỏe - Bệnh cơ xương khớp - Kiến thức y học - sơ cấp cứu - Sức khỏe gia đình

Để một cái nẹp lên tay hoặc chân của bệnh nhân

Các dấu hiệu ban đầu nghi ngờ một người bị gãy xương

Nhiều khi khó có thể biết tay hoặc chân bị bầm tím, bị bong gân hay bị gãy. Trong trường hợp đó chỉ chụp X-Quang thì mới biết chắc chắn. Nhưng bạn có thể nghi ngờ một người bị gãy xương khi có các dấu hiệu như: xương có thể rời ra; đau dữ dội; sưng hoặc đau vị trí của tay, chân hoặc khớp khác thường; mất chức năng (tay không cử động được hoặc không đứng được).

Nếu bạn không thể quyết định được liệu xương có bị gãy hay không bạn phải đặt giả thuyết rằng xương bị gãy và xử trí như xương đã bị gãy cho đến khi bạn biết chắc chắn là không phải.

Phương pháp sơ cứu khi có trường hợp gãy xương

Di chuyển nạn nhân càng ít càng tốt

Khi xương bị gãy, điều quan trọng nhất là giữ cho nó ở vị trí cố định. Điều này tránh làm tổn thương thêm nhưng mô xung quanh chỗ gãy (cơ, dây thần kinh, mạch máu).

Làm cầm máu

Nếu xương gãy lòi ra, thòi qua da thì sẽ chảy máu rất nhiều, cần phải ép chặt vùng chảy máu. Sau đó phủ lên vết thương một miếng vải sạch để tránh vi trùng xâm nhập vào vết thương.

Không bao giờ được cố đẩy xương trở lại trong vết thương vì như vậy chỉ gây tổn thương thêm.

Bạn cần lưu ý

Luôn luôn có chảy máu xung quanh xương bị gãy ngay cả khi bạn không nhìn thấy chảy máu. Chảy máu và đau đớn có thể làm cho bệnh nhân bị choáng. Nếu có thể được thì nên kê chi bị gãy của nạn nhân cao hơn phần còn lại của cơ thể để chóng choáng.

Để một cái nẹp lên tay hoặc chân của bệnh nhân

Trước khi di chuyển hoặc khênh nạn nhân bị gãy xương thì phải giữ cho xương không cử động bằng bằng cách dung nẹp hoặc băng đeo.
Bạn có thể sử dụng cành cây, ô, gậy chống để đi, báo cuộn chặt, tre, giấy cát-tông để làm nẹp cấp cứu.

Luôn luôn buộc cố định chi gãy, chi lành cùng với nẹp (gãy xương đùi).

Khi đã để nẹp lên, di chuyển nạn nhân càng ít càng tốt. Nếu có thể luồn băng dưới nạn nhân, dung những chỗ lõm của cơ thể (cổ, đầu gối, mắt cá).

Đưa nạn nhân đi bệnh viện

Nhớ vẫn tiếp tục an ủi, nói chuyện với nạn nhân nhẹ nhàng.

Nạn nhân phải được đặt lên một bề mặt phẳng, chắc chắn và được vận chuyển một cách an toàn, theo dõi nạn nhân để đảm bảo những điểm sau:

– Nạn nhân vẫn thở.

– Nạn nhân không bị chảy máu.

– Băng cố định không được quá chặt.

– Nạn nhân không bị choáng.

Trên đây là những bước sơ cứu rất đơn giản mà bạn có thể thực hiện giúp nạn nhân thoát khỏi lưỡi hái tử thần trong gang tấc.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*