Y học - Bệnh lý

Cách xử trí với nạn nhân bị bất tỉnh

Ngày: 04-01-2013

Bất tỉnh là tình trạng một người dường như không nhận biết được tình hình và không trả lời hoặc không đáp lại khi bạn hỏi hoặc trả lời một cách yếu ớt. nạn nhân không đáp lại khi khi bạn cố gắng đánh thức.

Nguyên nhân dẫn đến bất tỉnh

Chảy máu nhiều dẫn đến choáng.
– Bị thương ở đầu.
– Bị ngộ độc.
– Ngạt thở (đuối nước).

Cách xử trí với nạn nhân bị bất tỉnh - Y học - Bệnh lý - Kiến thức y học - sơ cấp cứu - Sức khỏe gia đình - Y học thường thức

Bạn phải làm gì khi gặp một người bất tỉnh

– Kiểm tra hơi thở của nạn nhân: giữ tay ở trước mũi người bệnh, nếu nạn nhân còn thở bạn sẽ cảm nhận được luồng khí khi người bệnh hít vào và thở ra. Hít vào và thở ra được tính là một nhịp thở. Tần số thở bình thường người lớn 12-20 lần/phút; trẻ em 20-30 lần/ phút; trẻ sơ sinh: 30-40 lần/phút.

– Kiểm tra việc lưu thông máu (bắt động mạch quay ở cổ tay hoặc động mạch cảnh ở cổ).

– Kiểm tra xem có vết thương ở đầu và cổ không.

– Để nạn nhân ở tư thế hồi phục.

– Gọi cấp cứu và chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất.

Tư thế hồi phục

Tư thế hồi phục là để bệnh nhân nằm nghiêng để phòng chất nôn không vào được phổi và gây tổn thương thêm. Chú ý đảm bảo rằng khi bạn xoay bệnh nhân không làm họ đau.

– Quỳ bên cạnh bệnh nhân, để bệnh nhân nghiêng đầu và nâng cằm để làm thông đường thở. Đảm bảo rằng cả hai chân đều duỗi thẳng, đặt cánh tay gần bạn vuông góc với cơ thể bệnh nhân, khuỷu tay gập lại.

– Kéo cánh tay ra ngang ngực và giữ bàn tay ngang má bệnh nhân. Tay kia của bạn nắm đùi bên kia của bệnh nhân và kéo gối lên, bàn chân vẫn giữ nguyên dưới đất.

– Một bàn tay giữ bàn tay của nạn nhân ấn lên má, tay kia kéo chân nạn nhân về phía bạn.

– Đặt nghiêng đầu lại và đảm bảo là đường thở vẫn thông thoáng không bị cản trở. Điều chỉnh tay nếu cần, sao cho đầu được đỡ cẩn thận điều chỉnh chân ở trên sao cho cả mông và đầu gối đều vuông góc. Kiểm tra hơi thở và mạch đều đặn.

Nếu bệnh nhân nôn, nhẹ nhàng lau sạch miệng bệnh nhân, giúp cho bệnh nhân thở dễ dàng hơn.

Cẩn thận không nên sử dụng tư thế hồi phục nếu nạn nhân có khả năng cổ hay cột sống bị tổn thương, đặc biệt là như sau các chấn thương do bị té nặng hay sau một tai nạn xe hơi.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*