Chăm sóc sức khỏe

Xử lý vết thương khi bị rắn, côn trùng cắn

Ngày: 06-01-2013

Rắn hay côn trùng nói chung rất hiếm khi tấn công người, ngoại trừ khi bị khiêu khích hay bị tấn công… Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết thương do động vật cắn, phải xử lý càng sớm càng tốt, thực hiện đúng nguyên tắc, đúng cách. Vậy khi bị rắn cắn phải làm thế nào?

Rắn cắn

Vết rắn cắn có thể rất nguy hiểm và có khi gây chết người. Tuy nhiên, rắn thường cắn mà không có nọc độc. Sự sợ hãi, đặc biệt là sợ chết, là triệu chứng thông thường nhất sau khi bị rắn cắn. Triệu chứng sợ (ngất, rét, da ẩm ướt, mạch đập nhanh, thở gấp và nông) dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của choáng, là triệu chứng có thể phát triển sau khi nọc độc truyền khắp cơ thể. Để phân biệt được sự khác nhau này, bạn nên nhớ rằng các triệu chứng bị ngộ độc do rắn cắn chỉ bắt đầu sau1/2 đến một tiếng sau khi bị cắn.

Xử lý vết thương khi bị rắn, côn trùng cắn - Chăm sóc sức khỏe - Kiến thức y học - sơ cấp cứu - Sức khỏe gia đình

Các dấu hiệu gợi ý vết thương do rắn cắn:

Bệnh nhân sẽ thấy đau ở vết cắn, đau ngay lập tức sau khi bị cắn, có thể đau nhiều và kéo dài nhiều ngày; sưng; chảy máu và biến đổi màu da vùng bị rắn cắn.

Sau đó nếu vết cắn có độc các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, nôn, nhão có, hoa mắt, các dấu hiệu choáng dần dần xuất hiện.

Bạn phải làm gì khi có người bị rắn cắn

– An ủi bệnh nhân (không thể chết trong vòng 5h đồng hồ)

– Lau rữa sạch vết thương ngay bằng nước và xà phòng và phết lên đó một lớp cồn i-ốt. Phủ lên vết thương một miếng vải sạch.

– Cố gắng không di chuyển chân hoặc tay bị cắn, mà cố gắng bất động chân hoặc tay đó để làm giảm sự lưu thông và lan truyền nọc độc.

– Khi bị rắn độc cắn, tiến hành cấp cứu ngay bằng cách buộc ga-rô tĩnh mạch phía trên vết cắn khoảng 3-4 cm. Bạn cần lưu ý, buộc ga-rô sao cho ngăn được máu tĩnh mạch chảy về tim nhưng không cản được sự lưu thông máu động mạch, nghĩa là bạn vẫn bắt mạch được ở đoạn chi phía dưới vết cắn.

– Dùng băng nén, chẳng hạn băng nẹp băng kín cả chân. Không tháo ra cho đến khi đến bệnh viện.

– Đưa nạn nhân đến bệnh viện.

Bạn cần lưu ý không cho nạn nhân uống rượu sau khi bị rắn cắn, điều đó sẽ làm cho mọi việc tồi tệ hơn và tăng lưu thông nọc độc.

Côn trùng cắn

Sau khi côn trùng cắn thường thấy đau ngay. Có thể vết thương bị sưng, bạn có thể chờm lạnh lên vết thương bằng một miếng vải để làm giảm sưng. Cẩn thận lấy hết nọc độc ra và nhẹ nhàng rửa vết thương.

Vết côn trùng cắn được xử lý như một vết thương, vì vậy cần phải chú ý, tránh để vết thương bị nhiễm trùng.

Đôi khi một vết côn trùng cắn có thể làm cho cả người hoặc chân tay sưng lên. Nếu điều này xảy ra, bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Cố gắng an ủi bệnh nhân càng nhiều càng tốt.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*