Chăm sóc sức khỏe

Phương pháp sơ cứu nạn nhân bị đuối nước

Ngày: 16-01-2013

Đã bao giờ bạn gặp hoàn cảnh một người bị rơi xuống nước và kêu cứu? bạn sẽ làm gì lúc đó? Khi bị rơi xuống nước nếu người bị nạn không được cứu kịp thời thì sẽ chết đuối do thiếu oxy vì cơ thể chìm lâu trong nước. Người ta thống kê thấy khoảng 4/5 trường hợp chết đuối mà trong phổi có nước và 1/5 còn lại chết đuối nhưng phổi không có nước. Vì vậy việc đưa nạn nhân lên bờ và sơ cứu cho nạn nhân một cách nhanh chóng là việc làm rất cần thiết để có thể cứu tín mạng nạn nhân.

Phương pháp sơ cứu nạn nhân bị đuối nước - Chăm sóc sức khỏe - Kiến thức y học - sơ cấp cứu - Sức khỏe gia đình

Tập huấn cấp cứu người đuối nước

Cách sơ cứu nạn nhân đuối nước

– Khi thấy một người đang hốt hoảng trên mặt nước thì bạn hãy nhanh chóng thả xuống một vật gì đó để nạn nhân có thể bám được và kéo vào bờ như: dây, nhành cây…Nếu chỉ có một mình và không có vật dụng gì thì bạn nên ném cho nạn nhân một vật gì để làm phao cho nạn nhân bám vào như khúc gỗ, tre, cây chuối… rồi sau đó bơi xuống tiếp xúc nạn nhân từ phía sau để tránh nạn nhân vùng vẫy có thể khiến mình cũng bị đuối theo, sau đó giữ nạn nhân nổi trên mặt nước rồi nhanh chóng bơi vào bờ và gọi cho đội cấp cứu 115.

– Đặt nạn nhân nằm nghiêng hơi sấp để lượng nước trong người được thoát ra ngoài sau đó lật nạn nhân nằm ngửa ra rồi tiến hành sơ cứu.

– Để nạn nhân nằm nơi khô ráo, thoáng khí, nếu nạn nhân bất tỉnh thì kiểm tra xem nạn nhân có còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực nạn nhân xem có di chuyển không. Trường hợp nạn nhân ngừng thở thì hô hấp nhân tạo bằng cách cho bệnh nhân nằm ngửa cổ, móc hết đờm giải, dị vật trong miệng nạn nhân ra rồi tiến hành thổi ngạt. Người cấp cứu ngồi bên cạnh nạn nhân, một tay bịt mũi, tay kia kéo hàm dưới ra, áp sát miệng vào miệng nạn nhân rồi thổi hai hơi dài, để lồng ngực tự xẹp rồi thực hiện tiếp tục cho tới khi nạn nhân tự thở được hoặc xe cấp cứu đã tới. Đối với trẻ nhỏ có thể ngậm cả mũi và miệng trẻ để thổi ngạt.

Nếu nạn nhân có ngừng tim thì tiến hành ép tim ngoài lồng ngực, 2 ngón tay đối với trẻ sơ sinh, 1 bàn tay đối với trẻ 1-8 tuổi, 2 bàn tay đối với người lớn, đặt tay lên ngực trái, ngay dưới núm vú, tiến hành ép với tần số 100 lần/ phút. Tránh không ép quá mạnh vì có thể làm gãy xương sườn nạn nhân.

– Nếu nạn nhân ngừng tim và ngừng thở thì kết hợp giữa ép tim và thổi ngạt với tỷ lệ người lớn 5 lần ép tim/ 1 lần thổi ngạt, trẻ sơ sinh thì 3 lần ép tim/ 1 lần thổi ngạt

Mọi thao tác cấp cứu cần được thực hiện nhanh chóng cho tới khi xe cấp cứu đến, vì nếu bỏ qua thời gian đầu để sơ cứu thì não đã có nguy cơ bị chết sau 3 phút. Vì vậy việc cấp cứu trong những phút đầu tiên là cực kì quan trọng để có thể cứu được tín mạng nạn nhân.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*