Y học - Bệnh lý

4 vấn đề cần biết về chứng rối loạn trầm cảm

Ngày: 21-01-2013

Rối loạn trầm cảm là bệnh rất phổ biến. Cuộc sống càng tất bật, căng thẳng, con người càng dễ bị trầm cảm. Trầm cảm ảnh hưởng đến cách cảm nhận, suy nghĩ và hành xử và thể dẫn đến một loạt các vấn đề tình cảm và thể chất.

4 vấn đề cần biết về chứng rối loạn trầm cảm - Y học - Bệnh lý - Kiến thức y học - tâm thần

1. Triệu chứng

Gồm ba triệu chứng chủ yếu:

– Cảm xúc bị ức chế: người bệnh cảm thấy chán nản, buồn rầu vô hạn, nhìn nhận quá khứ, hiện tại và tương lai với màu sắc ảm đạm, thê lương. Nét mặt biểu lộ sự ủ rũ, rớm nước mắt. Thường kèm theo sự uể oải, chân tay rời rã, khó chịu, bất an.

– Tư duy bị ức chế: quá trình liên tưởng chậm chạp, dòng tư duy bị trì trệ, nói nhỏ một cách chậm chạp. Kèm theo ý nghĩ tự ti, hoang tưởng tự tội. Có thể có ý tưởng tự sát.

– Hoạt động bị ức chế: bệnh nhân ngồi im một chỗ rất lâu, đi lại chậm chạp. Đôi khi có cơn kích động trầm cảm như khóc lóc thổn thức, gào thét và có thể có hành vi tự sát.

Ngoài ra, có thể kèm theo chú ý trì trệ, trí nhớ giảm, có thể có ảo giác, hoang tưởng. Về cơ thể, bệnh nhân chán ăn, không ăn, gầy yếu.

2. Nguyên nhân

Các nguyên nhân gây trầm cảm có thể xếp vào 3 nhóm chính:

– Trầm cảm nội sinh: có nhiều giả thuyết cho là do di truyền, miễn dịch, môi trường sống và yếu tố xã hội… nhưng chưa có giả thuyết nào có tính thuyết phục.

– Trầm cảm do stress: chẳng hạn như khi mất việc làm, mâu thuẫn trong gia đình, con cái hư hỏng, bị trù dập ở nơi làm việc, làm ăn thua lỗ, bị phá sản hoặc có người thân chết đột ngột…

– Trầm cảm do các bệnh thực tổn: các rối loạn nội tiết, các rối loạn thần kinh.

3. Điều trị

Nhiều phương pháp điều trị trầm cảm có sẵn. Thuốc men và tư vấn tâm lý là rất hiệu quả cho hầu hết mọi người.

Trong một số trường hợp, bác sĩ chăm sóc chính có thể kê toa thuốc để làm giảm các triệu chứng trầm cảm. Tuy nhiên, nhiều người cần gặp bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị các điều kiện sức khỏe tâm thần. Nhiều người bị trầm cảm cũng được hưởng lợi từ gặp một nhà tâm lý hoặc nhân viên tư vấn sức khỏe tâm thần khác. Thông thường việc điều trị hiệu quả nhất cho bệnh trầm cảm là một sự kết hợp giữa thuốc và tâm lý.

Nếu có trầm cảm nặng, bác sĩ, người thân hoặc người giám hộ có thể cần phải hướng dẫn chăm sóc cho đến khi đủ tốt. Có thể cần ở lại bệnh viện hoặc có thể cần phải tham gia vào một chương trình điều trị ngoại trú cho đến khi các triệu chứng cải thiện.

4. Chăm sóc

Người nhà cần phải phát hiện các biểu hiện bệnh để đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Đi đôi với điều trị trầm cảm bằng thuốc, còn cần phải sử dụng liệu pháp tâm lý như người nhà giúp bệnh nhân nhận thức được hành vi của mình. Đồng thời, thông cảm, chia sẻ, chống stress cho bệnh nhân.

Yếu tố gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị cho bệnh nhân. Gia đình cần quan tâm, chăm sóc, kịp thời phát hiện ý tưởng tự sát của người bệnh để can thiệp hợp lý; loại bỏ những tác nhân gây căng thẳng cho bệnh nhân như mâu thuẫn trong gia đình, cơ quan; khích lệ lòng tự tin, yêu công việc và cuộc sống.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*