Y học - Bệnh lý

Những điều có thể bạn chưa biết về bệnh tâm thần phân liệt

Ngày: 22-01-2013

Bệnh Tâm thần phân liệt (Schizophrenia) là một bệnh loạn thần nặng, bệnh làm cho người bệnh dần tách khỏi cuộc sống bên ngoài, thu dần vào thế giới bên trong, làm cho tình cảm trở nên khô lạnh dần, khả năng học tập ngày càng sút kém, có những ý nghĩ hành vi, ý nghĩ kỳ dị, khó hiểu. Bệnh chủ yếu khởi phát ở lứa tuổi trẻ từ 15-25 tuổi, là lứa tuổi học tập và lao động.

Những điều có thể bạn chưa biết về bệnh tâm thần phân liệt - Y học - Bệnh lý - Bệnh tâm thần - Kiến thức y học

1. Biểu hiện

Bệnh tâm thần phân liệt (TTPL) biểu biện rất đa dạng, phong phú, dưới đây là một số biểu hiện thường gặp nhất:

– Dần dần tách khỏi cuộc sống bên ngoài: giảm giao tiếp với người thân, bạn bè, tâm trạng khi nào cũng sợ ai có đó đang làm hại mình. Có những cư xử lạ lùng như là kích động, giận dữ, hoặc lãnh đạm với người khác. Thường sống cô lập với mọi người.

– Bận tâm quá mức tới sự xuất hiện các triệu chứng cơ thể: Như họ lo lắng về sự tăng cân, giảm cân, màu da…

– Hoang tưởng thường là họ nghĩ rằng đang có người muốn giết mình, căn phòng sắp bị nổ tung hoặc có bẫy…

– Ảo giác: thường liên quan đến âm thanh và các giác quan như thị giác, vị giác, thính giác, xúc giác. Họ thật sự nghe được tiếng nói không có thật, và thường là chống lại chúng. Có khi tiếng nói có thể làm người bệnh mỉm cười, tự cười vô duyên cớ, nghi ngờ, tránh xa mọi người.

2. Phòng bệnh

Căn nguyên của bệnh TTPL chưa rõ ràng nên cách phòng bệnh chỉ chú trọng vào các điểm sau đây:

– Rèn luyện cho trẻ tính tập thể, biết cách thích ứng với môi trường và các điều kiện khó khăn của cuộc sống.

– Theo dõi những người có yếu tốt di truyền (bố, mẹ, ông, bà, anh chị em họ hàng gần) bị bệnh TTPL để điều trị sớm và phòng bệnh sớm.

– Tiếp tục theo dõi bệnh nhân sau khi ra viện, kiên trì điều trị cũng cố và tích cực chữa các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh cơ thể, tránh cho bệnh nhân quá mệt mỏi, lao động quá sức, tránh stress để phòng bệnh tái phát.

3. Điều trị

TTPL là một bệnh chưa rỏ nguyên nhân nên ta chủ yếu điều trị triệu chứng. Cần phối hợp nhiều liệu pháp để điều trị trong đó hóa dược liệu pháp là có vai trò quan trọng. Dưới đây là một số liệu pháp chính dúng trong điều trị:

Liệu pháp tâm lý học

Giúp đỡ gia đình và người bệnh trong những cơn cấp tính của bệnh. Giải thích cho gia đình nhận thức được bệnh tâm thần phân liệt, chấp nhận sống chung với bệnh nhân, quan tâm đến sự mặc cảm của người bệnh, làm cho họ an tâm tin tưởng vào kết quả điều trị. Chống các tư tưởng bi quan, lo lắng, chán đời, tránh căng thẳng, mâu thuẫn ở gia đình và cộng đồng.

Liệu pháp lao động và phục hồi chức năng

Nguyên lý then chốt là cho bệnh nhân bắt đầu hoạt động ở mức độ mà khả năng họ cho phép đạt được để xây dựng lòng tin. Từng bước nâng cao hoạt động theo khả năng cao nhất mà bệnh nhân không cảm thấy căng thẳng.

Liệu pháp hóa dược

Các thuốc an thần thường làm giảm hoặc thanh toán một số triệu chứng. Việc chỉ định thuốc an thần do bác sĩ chuyên khoa tâm thần quyết định.

4. Chăm sóc

– Người nhà bệnh nhân cần nâng cao kiến thức, hiểu biết về bệnh tâm thần phân liệt và cách chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt. Bết rỏ được các triệu chứng giảm nhẹ, hay tiến triển nặng để kịp thời thông báo cho bác sĩ điều trị được biết.

– Người nhà cần động viên, giúp đỡ và có thái độ cư xử tôn trọng người bệnh; giúp đỡ, huấn luyện họ làm các công việc hàng ngày, tạo điều kiện cho họ được giao tiếp xã hội, được làm việc.

– Cần động viên, khích lệ bằng lời khen, khuyến khích bệnh nhân làm việc nhà, đi mua sắm, không nên trêu chọc mà luôn lắng nghe, cổ vũ bệnh nhân nói dù họ thường nói những câu vô nghĩa…

– Cho bệnh nhân uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý điều chỉnh thuốc và liều thuốc. Thường xuyên cho bệnh nhân khám định kỳ, thông thường có thể 2-3 tuần hoặc 1 tháng một lần tùy theo thể bệnh

– Những đối tượng bệnh nhân sau cần được quan tâm đặc biệt để phòng ngừa hành vi tự tử: nam giới, có nhiều tham vọng, trình độ học vấn cao trước khi phát bệnh, có tiền sử tự tử…

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*