Chăm sóc sức khỏe

4 biện pháp điều trị viêm họng mà bạn có thể áp dụng

Ngày: 31-01-2013

Viêm họng là bệnh khá phổ biến và thường gặp trong cuộc sống hàng ngày gây cho bạn cảm giác cực kì khó chịu. Bên cạnh các loại thuốc Tây y thì nhiều bài thuốc dân gian cũng có tác dụng chữa bệnh cao và mang lại hiệu quả khá bất ngờ.

4 biện pháp điều trị viêm họng mà bạn có thể áp dụng - Chăm sóc sức khỏe - Bệnh viêm họng - Sức khỏe gia đình - Y học thường thức

1. Điều trị viêm họng bằng thuốc Tây y

Tùy nguyên nhân gây viêm họng mà bạn sẽ được chỉ định thuốc điều trị phù hợp:

– Nếu viêm họng do vi rút: cho uống thuốc hạ sốt, giảm đau họng, giảm ho kết hợp với chế độ ăn uống, bồi dưỡng hợp lý. Tuyệt đối không được dùng kháng sinh vì không có tác dụng tiêu diệt vi rút.

– Nếu viêm họng do vi khuẩn (thường gặp là liên cầu, tụ cầu): chỉ định điều trị kháng sinh thích hợp.

Các thuốc điều trị viêm họng trên thị trường hiện nay là:

– Thuốc giảm ho: gồm mật ong, glycerol, benzonatat, bạc hà hoặc codein, dextromethorphan, noscapin. Tùy theo ho có đờm hoặc ho khan mà chỉ định các loại thuốc khác nhau.

– Thuốc ngậm: thường là các loại thuốc chứa kháng sinh như lysopain, mybacin… Ngoài ra còn có thể dùng bổ phế, viên ngậm trị viêm họng…

– Thuốc xịt họng và súc họng: có thể súc họng bằng nước muối tự pha chế hoặc nước nóng và xịt họng bằng các thuốc có chứa kháng sinh.

2. Mẹo hay trong dân gian chữa bệnh viêm họng

– Tỏi: bản chất tỏi có chứa kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Bạn có thể sử dụng nhiều tỏi trong nấu nướng hoặc ăn tỏi sống. Hiệu quả nhất là giã nhỏ tỏi hoà với một cốc sữa nóng, để 15-30 phút rồi lọc lấy nước uống, mỗi ngày uống 2 – 3 lần như vậy bạn sẽ thấy hiệu quả ngay.

– Chanh và mật ong: pha một thìa mật ong pha với nước chanh ấm, cứ 30 phút uống một lần với từng ngụm nhỏ, như vậy có tác dụng làm dịu các kích ứng ở cổ và giảm viêm nhiễm rất tốt. Hoặc cũng có thể cắt chanh thành lát trộn với muối hạt để ngậm.

– Nước muối: súc miệng bằng nước muối 3-4 lần/ngày có tác dụng rửa sạch họng.

– Quất và mật ong: Ngậm hỗn hợp này 3-4 lần/ngày có tác dụng chữa đau họng, sổ mũi, cảm cúm rất hiệu quả.

– Nước củ cải: ép hoặc giã lấy nước uống có tác dụng rất tốt đối với những người bị khản tiếng, mất tiếng, có thể phối hợp với tỏi để tăng hiệu quả.

– Rau cần tây: cần tây tươi rửa sạch giã nát với ít muối rồi vắt lấy nước cốt súc miệng, có thể ngậm, hoặc nuốt dần. Uống hàng ngày bệnh sẽ hết.

– Đặc biệt, cần uống đủ nước mỗi ngày là điều nên làm để súc họng và đảm bảo họng không bị khô.

3. Thực phẩm có tác dụng chữa viêm họng

Nhiều thực phẩm xung quanh ta có tác dụng chữa được viêm họng và khá dễ tìm, vì vậy bạn có thể áp dụng chúng để làm giảm cơn ho và đau họng nhanh chóng.

– Chuối: Chuối là một trong những loại trái cây sạch và tốt nhất vì có chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C, B6 và kali. Nó rất mềm và dễ nuốt nên là lựa chọn tối ưu nhất cho cổ họng đang bị đau rát.

– Cà rốt: Cà rốt chứa nhiều vitamin C, K, bêta caroten… nên được hấp thu tốt và giảm đau họng nếu được nấu chín. Khi đau họng tuyệt đối không được ăn cà rốt sống vì nó rất cứng và có thể làm đau họng nặng nề hơn.

– Lá hành hoặc tía tô: Nên ăn cháo có nhiều hành hoặc tía tô vì nó có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn vùng họng. Bạn cũng có thể giã hoặc nghiền lá tía tô lấy nước uống hoặc kết hợp với vỏ quýt để trị ho, viêm họng.

– Gừng và mật ong: Uống trà gừng nóng hoặc trà với mật ong có tác dụng kháng khuẩn tốt và giảm ho.

– Lòng trắng trứng: Do có chứa albumin nên lòng trắng trứng có giảm viêm và đau họng mà rất ít người biết đến.

4. Thiết bị điều trị viêm họng tại nhà

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại máy xông khí dung giúp các bậc phụ huynh tự chữa viêm họng cho con tại nhà mà đỡ mất thời gian. Nếu được sử dụng đúng cách thì có tác dụng rất nhanh. Nó đẩy thuốc dưới dạng hơi tác dụng trực tiếp lên niêm mạc đường hô hấp và thấm sâu vào phế quản nên dễ áp dụng cho trẻ nhỏ vì chúng rất sợ uống thuốc. Tuy nhiên, do lạm dụng máy xông và tự ý pha chế kháng sinh không đúng cách làm cho tình trạng viêm họng của trẻ không giảm mà trầm trọng thêm, dễ gây kháng thuốc, điếc, phù nề, nghiêm trọng hơn có thể làm trẻ bị suy gan, suy thận, các bệnh về xương…

Vì vậy, khi trẻ bị ho, đau họng tốt nhất nên đưa trẻ đến bác sĩ để đước khám và chỉ định thuốc kháng sinh, sau đó mới về nhà xông để đảm bảo an toàn.

Bình luận bằng Facebook

Speak Your Mind

*