Sức khỏe & Y tế https://meyeucon.org/suckhoe Just another net.meyeucon.org site Wed, 30 Nov 2016 16:16:39 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Các trường hợp đau bụng ở trẻ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/19/cac-truong-hop-dau-bung-o-tre/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/19/cac-truong-hop-dau-bung-o-tre/#respond Mon, 19 Nov 2012 03:30:49 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9025 Đau bụng là một bệnh cảnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân hàng đầu mà trẻ được đem đến các cơ sở y tế. Đau bụng ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như tiêu chảy, nhiễm giun… Bài viết dưới đây sẽ trình bày những triệu chứng đau bụng ở trẻ em nhằm giúp bạn nhận biết đúng và có xử lý đúng đắn.

1. Hiện tượng đau bụng cấp

Trong các trường hợp đau bụng ở trẻ bạn cần phải loại trừ nguyên nhân đau bụng cấp. Bởi vì, đây là một cấp cứu ngoại khoa cần được xử trí càng nhanh càng tốt, nếu bị trễ vài giờ có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của bé.

Nếu bé của bạn có một trong các triệu chứng sau thì cần phải đưa trẻ đến trung tâm y tế ngay:

– Ðau bụng dữ dội hoặc đau bụng đến nổi bé không dám cử động.

– Ðau bụng có kèm ói mửa, chất ói có màu nâu, đen hoặc xanh rêu.

– Bụng bé  có những biểu hiện cứng, đau khi sờ đến và có đề kháng (cơ thành bụng co lại, cản trở tay người ấn bụng không thể ấn sâu).

– Đau bụng cộng với trẻ có vẻ mệt mỏi, kích thích , hốt hoảng, sức khỏe toàn thân suy sụp nhanh chóng.

2.Đau bụng do táo bón

Táo bón gây đau bụng ở trẻ với các triệu chứng phổ biến như bụng cứng, đau quặn ở vùng bụng. Trẻ bị táo bón thường đại tiện từ 3-5 ngày/ lần. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là do trong  khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ  ít hoặc thiếu chất xơ kết hợp với việc đại tiện không điều độ.

Khi bé bị đau bụng do táo bón, bạn có thể làm giảm cơn đau của trẻ bằng cách nhẹ nhàng xoa bụng bé để kích thích quá trình đại tiện của trẻ. Ngoài ra, bạn nên  bổ sung vào khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ những loại thực phẩm chứa chất xơ như: rau xanh và hoa quả tươi.

3. Ðau bụng do nhiễm giun

Nếu bé của bạn bị đau bụng kéo dài nhiều tuần, vị trí đau ở vùng quanh rốn, cơn đau lặp đi lặp lại nhiều lần và không khu trú cụ thể thường được cho là đau bụng do giun đũa. Chẩn đoán nhiễm giun dựa vào xét nghiệm phân thấy có trứng giun. Phòng bệnh cho trẻ bằng cách cho trẻ uống thuốc tẩy giun 2-3 tháng/ lần

4. Ðau bụng do tiêu chảy

Khi bé đau bụng có kèm tiêu chảy rõ ràng(phân tóe nước > 3 lần trong ngày). Tùy mức độ tiêu chảy, gia đình có thể chăm sóc bé ở nhà. Lúc này điều cần làm nhất bù nước cho trẻ bằng dung dịch ORS hoặc nước cháo muối, cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường, đối với trẻ đang bú sữa mẹ thì cho bé bú thường xuyên hơn. Cho trẻ ăn thêm chuối nghiền bổ sung Kali, và cho trẻ uống nước hoa quả. Trong những trường hợp sau bạn nên đưa trẻ đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế :

– Tình trạng tiêu chảy của trẻ ngày càng nặng hơn.

– Trẻ rất khát nước.

–  Trẻ có dấu hiệu mắt trũng, trẻ bị sốt.

– Trẻ không ăn uống bình thường được…

5. Ðau bụng do nhiễm trùng

Một nguyên nhân nhiễm trùng thường gây đau bụng ở trẻ là nhiễm trùng đường tiểu. Triệu chứng thường đau bụng ở vùng trên xương mu, bé khóc khi đi tiểu do đau, tiểu lắt nhắt nhiều lần, mỗi lần một ít hoặc đau ở vùng hông. Bé gái hay bị nhiễm trùng tiểu hơn bé trai. Khi bé có những triệu chứng trên cần đưa trẻ đến trung tâm y tế để được chữa trị kịp thời.

Ngoài ra, các bệnh nhiễm trùng khác cũng gây ra hiện tượng đau bụng như viêm amiđan, viêm phổi, sốt rét, viêm gan…  Triệu chứng đau bụng sẽ biến mất khi bé hết hiện tượng nhiễm trùng.

6. Đau bụng do nhiễm lạnh

Triệu chứng của hiện tượng đau bụng do nhiễm lạnh thường là  đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy kèm theo các triệu chứng như: ho, sổ mũi, viêm họng. Trẻ thường bị nhiễm lạnh vào thời tiết lúc giao mùa. Vì vậy, vào lúc giao mùa bạn nên chú ý  giữ ấm cho trẻ vào ban đêm. Ban ngày, hãy mặc cho trẻ những loại quần áo bằng sợi bông tự nhiên hoặc cotton có khả năng thấm hút mồ hôi.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/19/cac-truong-hop-dau-bung-o-tre/feed/ 0
Về hiện tượng đau bụng dưới ở phụ nữ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/18/ve-hien-tuong-dau-bung-duoi-o-phu-nu/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/18/ve-hien-tuong-dau-bung-duoi-o-phu-nu/#respond Sun, 18 Nov 2012 02:30:01 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8974 Đau bụng dưới là một triệu chứng thường gặp ở phụ nữ. Nhưng có một số trường hợp đó  là một biểu hiện bình thường như đau trong chu kỳ kinh… . Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp thì đó chính chính là dấu hiệu đầu tiên của một  bệnh nguy hiểm nào đó. Hãy đọc bài viết sau đây để hiểu rỏ hơn về hiện tượng đau bụng dưới ở phụ nữ.

Bạn đã biết bụng dưới bắt đầu từ vị trí nào chưa?  Để phân chia ổ bụng người ta lấy mốc tương đối là rốn, phần trên rốn được gọi là bụng trên, phần dưới rốn gọi là bụng dưới. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, tùy vào thời điểm xuất hiện  cơn đau người ta phân chia thành các cơn đau liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt và các cơn đau không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.

1. Các cơn đau liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt

Cơn đau bụng kinh có thể xuất hiện trước ngày hành kinh vài ba ngày, kéo dài hết ngày hành kinh và cơn đau bụng kinh cũng có thể xuất hiện trong những ngày hành kinh và kéo dài thêm một vài ngày sau khi sạch kinh. Đó là cơn đau do hiện tượng xung huyết gây nên co thắt cơ trơn tử cung. Những cơn đau này thường xuất hiện kèm theo các triệu chứng khó chịu như:suy nhược, đau đầu, dễ cáu gắt…

Bạn có thể dùng một số cách sau đây để giảm các triệu chứng của cơn đau bụng kinh  như: Tắm nước nóng, chườm nóng, nằm co người, tập thể dục nhẹ nhàng, hoặc đưa tay mát xa vung bụng nhẹ nhàng… Để tránh tình trạng lạm dụng thuốc giảm đau, bạn chỉ nên dùng thuốc khi thật cần thiết trong trường hợp cơn đau dữ dội, kéo dài, và bạn không thể chịu đựng được.

2. Các cơn đau không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt

Nếu thời điểm xuất hiện các cơn đau không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, không do quan hệ, không bị nhiễm khuẩn thì cần phải lưu ý các trường hợp nguy hiểm sau đây:

Thai ngoài tử cung

Bình thường, sau khi thụ tinh trứng sẽ được chuyển về tử cung làm tổ và phát triển ở đó. Nhưng do một lý do nào đó, trứng làm tổ ở trong buồng trứng hoặc thậm chí cả trên ruột, và gây ra những cơn đau ở bụng dưới, thường đau ở một bên(phải hoặc trái), kèm theo hiện tượng ra máu ở bộ phận sinh dục.

Thai ngoài tử cung là  một trường hợp cấp cứu ngoại khoa, bởi vì nó có thể gây ra tình trạng xuất huyết nội và dẫn đến tử vong.

U nang buồng trứng

Dấu hiệu nghi ngờ là những cơn đau ở vùng bụng dưới xuất hiện đau sau khi quan hệ tình dục, hoặc sau khi làm việc vất vả, kinh nguyệt bất thường, đau bụng hoặc cảm giác khó chịu trong âm đạo. Nguyên nhân của chứng này thường là tình trạng bất thường về các hormon nữ, nhưng cũng có thể do sự phát triển bất thường của các tế bào buồng trứng. Khi có những dấu hiệu bất thường trên bạn nên đến kiểm tra sức khỏe tại cơ sỏ y tế để chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phần lớn các u nang buồng trứng lành tính và vô hại, nhưng vẫn có khoảng 5% khả năng u nang buồng trứng phát triển thành biến chứng nguy hiểm.  Vì vậy chúng cần được kiểm tra và có những cách xử lý thích hợp.

Viêm vòi trứng:

Đây là bệnh nhiễm khuẩn gây ra tình trạng viêm một hay hai vòi trứng. Triệu chứng của bệnh này thường là những cơn đau ở bụng dưới, nhất là trong lúc sinh hoạt tình dục, xuất huyết giữa hai chu kỳ kinh nguyệt, sốt…

Khi có những triệu chứng trên, ban nên đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra. Bởi vì, nếu bạn không điều những đau đớn và sốt cũng sẽ biến mất, nhưng chúng sẽ tạo ra những tổn thương dẫn đến tình trạng vô sinh hay có thai ngoài tử cung.

Viêm ruột thừa

Triệu chứng điển hình của viêm ruột thừa là những cơn đau đột ngột ở vùng hố chậu phải, lúc đầu đau nhẹ sau đó tăng dần lên, nếu ấn tay vào vùng đó thì rất đau, có hoặc không kèm theo sốt… Khi thấy những dấu hiệu này, bạn hãy đi khám ngay, không nên dùng thuốc kháng sinh hay bất kỳ một loại thuốc giảm đau nào, vì việc này sẽ làm giảm khả năng phát hiện triệu chứng ruột thừa viêm.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/18/ve-hien-tuong-dau-bung-duoi-o-phu-nu/feed/ 0