Sức khỏe & Y tế https://meyeucon.org/suckhoe Just another net.meyeucon.org site Wed, 30 Nov 2016 16:16:39 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Chế độ ăn uống và tập luyện cho người suy tim https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/04/che-do-an-uong-va-tap-luyen-cho-nguoi-suy-tim/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/04/che-do-an-uong-va-tap-luyen-cho-nguoi-suy-tim/#respond Fri, 04 Jan 2013 03:30:01 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9333 Việc điều trị bệnh suy tim có liên quan đến nhiêu yếu tố, ngoài vấn đề tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh suy tim cần lưu ý một số điều trong chế độ ăn uống của mình và biết cách tập luyện để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Về ăn uống

– Hạn chế muối: người bệnh suy tim nên ăn ít muối hơn so với người bình thường, có thể giảm xuống một nữa,lượng muối tối đa nên khoảng 3g một ngày. Nếu có biểu hiện tình trạng phù thì có thể giảm xuống 2g một ngày. Vấn đề cần lưu ý là không chỉ hạn chế muối mà hạn chế cả thức ăn có vị mặn như nước mắm, các sản phẩm ướp muối…

Bổ sung vitamin: tăng cường các loại rau quả giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin K

– Không uống nhiều nước: không nên uống quá 1.5 lit mối ngày, vì uống nước nhiều sẽ là tăng gành nặng cho tim, mỗi lần uống nên uống từng lượng nhỏ.

– Năng lượng mỗi ngày không quá 1500 kcal, năng lượng được cung cấp từ 3 nguồn chủ yếu là Protid, glucid và lipid. Trong đó nên hạn chế protid khoảng 0.8g/ngày vì protid làm tăng chuyển hóa gây mệt cho tim. Glucid nên dùng là các loại đường đơn dễ hấp thụ. Lipid nên hạn chế trong bữa ăn của người bệnh, không dùng lipid có nguồn gốc từ mỡ động vật.

– Bổ sung vitamin: tăng cường các loại rau quả giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin K,rất tốt cho bệnh tim mạch. Có thể bổ sung vitamin bằng hình thức viên đa sinh tố mỗi ngày.

– Hạn chế các loại gia vị, các thức ăn uống có chất kích thích như trà, cà phê, rượu, bia, thuốc lá.

Về chế độ tập luyện, hoạt động

– Người bệnh cần có một chế độ hoạt động và luyện tập phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Đa phần các trường hợp suy tim nặng cần phải được nghỉ ngơi.tránh các hoạt động quá sức ảnh hưởng đến tim

– Cũng không nên nghỉ ngơi nhiều quá cũng gây nhiều phiền toái cho tim và các cơ quan khác, vì vậy những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể đi lại, làm việc nhẹ nhàng, khi nào mệt thì ngừng ngay. Có thể lựa chọn tập thể dục nhẹ như đi bộ, đạp xe,tập dưỡng sinh, yoga, chơi bóng bàn… nhưng không được quá sức cho hệ tim mạch, khi nào thấy mệt, khó thở, đau ngực thì nên ngừng ngay. Khi mới tập cần bắt đầu ở cường độ nhe, sau này tăng dần lên, tránh tập luyện ở ngoài trời khi thời tiết quá nóng hay quá lạnh, trước khi tập cần khởi động nhẹ, thư giãn, sau khi tập thì nghĩ ngời, không tắm hơi, tắm nước quá nóng hoặc nước lạnh sau khi tập.

Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của Bác sĩ để đảm bảo rằng việc tập luyện này là phù hợp với mức độ bệnh của mình.

Với chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý, khoa học thì có thể làm chậm tiến triển bệnh của bạn, cải thiện tình trạng bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống của chính bạn.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/04/che-do-an-uong-va-tap-luyen-cho-nguoi-suy-tim/feed/ 0
Bệnh suy tim https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/03/benh-suy-tim/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/03/benh-suy-tim/#respond Thu, 03 Jan 2013 03:30:17 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9331 Suy tim là một bệnh lý trong đó cơ tim mất khả năng cung cấp máu theo nhu cầu hoạt động của cơ thể. Đây là một bệnh lý mạn tính, các phương pháp điều trị hiện nay không giúp chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng có thể làm chậm tiến triển của bệnh.

Nguyên nhân:

Suy tim không phải là một bệnh lý độc lập mà có liên quan tới nhiều bệnh khác của cơ thể, là hậu quả của nhiều bệnh tim,bệnh phổi, bệnh mạch máu và bệnh toàn thân. Một số nguyên nhân phổ biến như:


– Các bệnh tim bẩm sinh như thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch.

– Bệnh tim thiếu máu cục bộ như nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực những bệnh này thường xảy ra ở người lớn tuổi ( trên 50 tuổi)

– Bệnh cơ tim như viêm cơ tim, bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại

– Những bệnh về van tim như: hẹp van 2 lá, hở van 2 lá , hẹp hở van động mạch chủ.

– Ngoài ra còn một số nguyên nhân mà không thể bỏ qua như các bệnh phổi mạn tính, bệnh mạch máu như tăng huyết áp,bệnh toàn thân như cường giáp, đái tháo đường

Triệu chứng của bệnh:

– Khó thở, đây là triệu chứng phổ biến và thường biểu hiện sớm nhất, lúc đầu khi bệnh suy tim còn ở mức độ nhẹ khó thở chỉ xảy ra lúc làm việc nặng, lúc gắng sức nhiều, về sau khi bệnh nặng dần thì khó thở xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi thậm chí ngay cả lúc ngủ khiến người bệnh phải ngồi bật dậy để thở

– Ho: Hay đi kèm với khó thở, thường là ho khan nhưng đôi khi có lẫn đàm hoặc máu, điều này phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

– Phù: Triệu chứng này cũng khá phổ biến, nguyên nhân là do khả năng nhận và đẩy máu đi của tim đã bị giảm sút nên máu ứ lại ở các mạch máu ngoại biên rồi một phần dịch thoát ra ngoài lòng mạch gây phù. Vị trí thường gặp như mặt trên bàn chân, cổ chân, mặt trước cẳng chân

– Ngoài ra còn một số biểu hiện như người mệt mỏi, ăn uống kém, hoạt động nhanh mệt

Những triệu chứng trên rất có giá trị để ta nghĩ đến suy tim,nhưng để chẩn đoán chắc chắn Bác sĩ còn phải khám vùng trước tim, nghe tim, nghe phổi, làm một số xét nghiệm như chụp x-quang, siêu âm tim,đo điện tim…

Các mức độ của suy tim:

Ngày nay các nhà chuyên khoa về tim mạch chia ra 4 độ suy tim:

– Độ I: không có biểu hiện của các triệu chứng suy tim, người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường. Đây là mức độ nhẹ nhất của suy tim.

– Độ II: các triệu chứng của suy tim xuất hiện khi người bệnh làm những việc nặng nhọc

– Độ III: các triệu chứng của suy tim xuất hiện khi người bệnh chỉ làm những việc nhẹ như đi lên cầu thang, làm việc nhà…

– Độ IV:các triệu chứng của suy tim xuất hiện thường xuyên ngay cả khi người bệnh nghi ngơi.

Điều trị suy tim:

Hiện nay vấn đề điều trị bệnh suy tim đã có nhiều tiến bộ so với trước kia. Việc phát hiện bệnh sớm rất quan trọng, vì vậy khi thấy các triệu chứng nghi ngờ bạn nên đến gặp Bác sĩ để có chẩn đoán chính xác về tình hình sức khỏe của bạn.

Các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay như:

– Điều trị bằng thuốc: Bạn sẽ được bác sĩ kê một số loại thuốc như thuốc trợ tim, thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch làm mở rộng lòng mạch giúp máu lưu thông dễ dàng hơn…

– Chỉ phẫu thuật khi người bệnh không còn đáp ứng với các thuốc điều trị,trong đó ghép tim là biện pháp cuối cùng khi tất cả các phương pháp đã thất bại.

Ngoài ra bạn còn nhận được một số lời khuyên từ bác sĩ về chế độ ăn uống và sinh hoạt để góp phần làm chậm lại tiến trình của bệnh, hạn chế tổn thương, cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/03/benh-suy-tim/feed/ 0
Hậu quả khi bị hở van động mạch chủ và phương pháp điều trị https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/02/hau-qua-khi-bi-ho-van-dong-mach-chu-va-phuong-phap-dieu-tri/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/02/hau-qua-khi-bi-ho-van-dong-mach-chu-va-phuong-phap-dieu-tri/#respond Sun, 02 Dec 2012 03:30:24 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9140 Hở van động mạch chủ là sự đóng không kín van sigma trong kỳ tâm trương gây sự trào ngược máu từ động mạch chủ vào trong thất trái. Bệnh hở van động mạch chủ có thể diễn biến tiềm tàng trong nhiều năm mà không gây triệu chứng. Nhưng, trong khoảng thời gian đó, tăng gánh nặng gia ở các buồng tim làm chức năng của tim bị sút giảm.

Hở van động mạch chủ có thể gặp trong một số bệnh lý về khớp

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây hở van động mạch chủ thường gặp nhất là do thấp tim và xơ vữa động mạch. Các nguyên nhân như các bệnh gây viêm ( viêm cột sống dính khớp, viêm đa khớp dạng thấp, lupus ban đỏ rải rác, giang mai…);  hở van động mạch chủ bẩm sinh hiếm gặp hơn.

Tiến triển và biến chứng

Bệnh tiến triển thay đổi tùy từng bệnh nhân, có thể nhanh hoặc chậm. Bệnh có triệu chứng nhẹ trong thời gian dài nhưng mất bù đột ngột. Hở van động mạch chủ có thể gây viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp, thấp tim tái phát và cuối cùng là suy tim trái.

Điều trị

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh hở van động mạch chủ, người bệnh cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và tư vấn lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý nhất.

Điều trị nội khoa

Thể nhẹ, bệnh nhân chỉ cần hoạt động thể lực nhẹ, làm nghề ít tốn sức, có thể sử dụng thuốc an thần. Điều trị nội khoa chủ yếu là phải xác định và điều trị  nguyên nhân như phòng thấp, điều trị thấp tim, giang mai, xơ vữa động mạch; ổn định tình trạng huyết động.

Thể vừa và nặng được điều trị bằng các thuốc trợ tim, lợi tiểu, giãn mạch, phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng phổi và viêm nội tâm mạc…

Điều trị ngoại khoa

Xác định nhu cầu và thời điểm phẫu thuật tuỳ thuộc vào bệnh cảnh của hở van động mạch chủ cấp tính, hay của hở van động mạch chủ mạn tính, còn bù hoặc mất bù. Phẫu thuật là điều trị tất yếu cho bệnh nhân của hở van động mạch chủ nặng cho dù nguyên nhân gì, nhất là khi đã suy tim.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/02/hau-qua-khi-bi-ho-van-dong-mach-chu-va-phuong-phap-dieu-tri/feed/ 0
Triệu chứng và các biến chứng của bệnh tai biến mạch máu não https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/17/trieu-chung-va-cac-bien-chung-cua-benh-tai-bien-mach-mau-nao/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/17/trieu-chung-va-cac-bien-chung-cua-benh-tai-bien-mach-mau-nao/#respond Sat, 17 Nov 2012 02:30:16 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9006 Tai biến mạch máu não là các thiếu sót thần kinh với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa xảy ra đột ngột do mạch máu não bị vỡ hoặc tắc mà không do chấn thương sọ não.

Tai biến mạch máu não gồm có hai nguyên nhân chính là nhồi máu não ( thiếu máu cục bộ não, nhũn não) và xuất huyết não (mạch máu não bị vỡ).

Các triệu chứng thường gặp

Bệnh xảy ra đột ngột (bệnh nhân đang làm việc, sinh hoạt bình thường đột nhiên xuất hiện các triệu chứng thần kinh khu trú.); tiến triển nhanh hoặc hoặc tiến triển nặng lên thành từng nấc.

Di chứng tai biến mạch máu não cũ ở người cao tuổi

Các triệu chứng thần kinh khu trú: Các triệu chứng vận động ( Liệt hoặc biểu hiện vụng về nửa người, có thể liệt đối xứng, nuốt khó, rối loạn thăng bằng, liệt dây VII trung ương);  Rối loạn ngôn ngữ ( khó khăn trong việc hiểu hoặc diễn đạt bằng lời nói, khó khăn khi đọc, viết, khó khăn trong tính toán, nói khó ); Các triệu chứng cảm giác ( Cảm giác thân thể (rối loạn cảm giác từng phần hoặc toàn bộ nửa người); thị giác (mất nhìn một bên mắt, bán manh, mất nhìn cả hai bên, nhìn đôi kết hợp với triệu chứng khác);  Các triệu chứng tiền đình (cảm giác chóng mặt quay); Các triệu chứng tư ­ thế hoặc nhận thức ( Khó khăn trong việc mặc quần áo, chải tóc, đánh răng, rối loạn định h­ướng không gian, gặp khó khăn trong việc mô phỏng lại hình vẽ cái đồng hồ, bông hoa… hoặc hay quên).

Các triệu chứng thần kinh khác như rối loạn ý thức, rối loạn cơ vòng, rối loạn thực vật v.v…

Diễn tiến và biến chứng của bệnh

Diễn tiến lâm sàng nhanh chóng tiến tới tối đa các dấu hiệu thần kinh của bệnh, có thể nặng lên trong 3 ngày đầu do phù não hoặc lan rộng ở nhũn não, xuất huyết lan rộng. Sau tuần thứ 2, bệnh có thể nạng lên do nhiễm khuẩn, rối loạn dinh dưỡng, loét, rối loạn điện giải. Sự hồi phục chức nặng về vận động kéo dài từ 1-2 năm.

Biến chứng muộn là động kinh, nhồi máu cơ tim, cứng khớp, rối loạn tâm thần. Ngoài ra còn có biến chứng tắc động mạch phổi, tăng glucose máu, tăng huyết áp…

Để giảm bớt các di chứng và phòng tái phát, khi trở về nhà sau giai đoạn cấp cứu, bệnh nhân vẫn phải được chăm sóc và điều trị theo chế độ đặc biệt.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/17/trieu-chung-va-cac-bien-chung-cua-benh-tai-bien-mach-mau-nao/feed/ 0
Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/21/benh-lupus-ban-do-he-thong/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/21/benh-lupus-ban-do-he-thong/#respond Sun, 21 Oct 2012 02:30:29 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8842 Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh mạn tính, đã được mô tả từ lâu với những tổn thương da ở phần hở mà đặc biệt là vùng mặt. bệnh lupus ban đỏ được xem là một trong những bệnh của mô liên kết thường gặp nhất. Bệnh gây tổn thương ở nhiều cơ quan, trong đó tổn thương da rất đặc trưng.

Ban đỏ hình cánh bướm ở mặt.

Các yếu tố nguy cơ

Cho đến nay vẫn còn chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ hệ thống, chỉ biết bệnh có liên quan đến các yếu tố di truyền, môi trường, nhiễm khuẩn và các yếu tố khác.

– Yếu tố vật lý: ánh nắng thường làm bệnh khởi phát hoặc làm bệnh nặng hơn.

– Di truyền: 12% tỷ lệ mắc bệnh có tính gia đình, đặc biệt là các cặp song sinh cùng trứng.

– Tuổi: mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, nhưng hay gặp nhất ở tuổi 15 – 45.

– Giới: nữ nhiều hơn nam.

– Chủng tộc: cao ở người da đen và da vàng, thấp ở người da trắng.

Các biểu hiện lâm sàng:

Giai đoạn khởi phát:

Đa số bắt đầu từ từ, tăng dần: Sốt dai dẳng không rõ nguyên nhân, đau khớp và viêm khớp giống viêm khớp dạng thấp. Bệnh có thể xuất hiện sau những đợt nhiễm trùng, chấn thương, stress…

Giai đoạn toàn phát:

Bệnh gây tổn thương ở nhiều cơ quan.

Sốt dai dẳng kéo dài, mệt mỏi, gầy sút.

Da và niêm mạc: Ban đỏ hình cánh bướm ở mặt, ban dạng đĩa ở ngoài da, phù nề nhẹ, không teo da, sạm da do nắng, vết loét niêm mạc miệng, mũi, rụng tóc, viêm mao dưới da. Khu trú ở các phần hở, tiếp xúc với nắng: sống mũi, gò má, vùng cổ vai, lòng bàn tay, bàn chân, mặt trong khủyu tay và đầu gối. Các tổn thương này không ngứa, biến mất không để lại sẹo.

Cơ – xương – khớp: đau, viêm, biến dạng khớp, loạn dưỡng cơ, hoại tử xương.

Máu và cơ quan tạo máu: thiếu máu kéo dài, chảy máu dưới da, lách và hạch to.

Thần kinh, tâm thành: rối loạn tâm thần, động kinh.

Tuần hoàn, hô hấp: viêm màng ngoài tim và tràn dịch màng phổi là những tổn thương thường gặp.

Thận: khoảng 80% bệnh nhân có tổn thương thận thực thể. Tổn thương xuất hiện sớm trong những năm đầu của bệnh.

Điều trị

Giáo dục bệnh nhân trành những điều có hại như thuốc lá, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp hoặc gián tiếp, kế hoạch hóa gia đình, tránh lạm dụng thuốc.

Chỉ định điều trị tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/21/benh-lupus-ban-do-he-thong/feed/ 0
Một số lưu ý khi sử dụng vitamin khi bạn đang có vấn đề về sức khỏe https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/24/mot-so-luu-y-khi-su-dung-vitamin/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/24/mot-so-luu-y-khi-su-dung-vitamin/#respond Mon, 24 Sep 2012 07:30:57 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8631 Vitamin và khoáng chất là một nhóm các chất cần thiết không sinh năng lượng nhưng giữ vai trò quan trọng trong nhiều chức phận trong cơ thể. Bạn đã bổ sung vitamin đúng cách chưa? Và trong một số bệnh lý, bạn cần tránh bổ sung một số vitamin để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Sau đây là một số lời khuyên của các chuyên gia Anh về những thực phẩm bổ sung có thể gây hại cho những bệnh thường gặp hoặc làm tăng nguy cơ bạn bị mắc một bệnh nào đó.

Bạn cần tránh sử dụng vitamin trong một số bệnh lý.

Bệnh tim: không nên sử dụng vitamin E và kali liều cao

Bệnh nhân tim mạch cần tránh sử dụng liều cao vitamin E, vì nó có thể làm tăng nguy cơ bệnh lý ở tim lên gấp đôi.

Kali giúp điều chỉnh nhịp tim. Nhưng, sử dụng nó với liều cao (trên 3.500 mg mỗi ngày) có thể dẫn tới đánh trống ngực và rối loạn nhịp tim.

Tiểu đường: Không nên sử dụng vitamin B3

Tiểu đường là một bệnh mãn tính do lượng đường (glucose) trong máu cao. Nhưng nếu dùng quá nhiều vitamin B3 (hơn 100 mg mỗi ngày) có thể làm tăng lượng glucose máu tăng cao hơn nữa, vì nó làm giảm lượng glucose được hấp thụ vào tế bào.

Bệnh ung thư tuyến tiền liệt: không nên bổ sung canxi

Bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt thường được chỉ định điều trị bằng hoóc môn (để ngăn chặn quá trình sản xuất hoóc môn testosterone). Nhưng testosterone lại có vai trò quan trọng trong quá trình tạo sự cứng chắc cho bộ xương cơ thể. Vì vậy, để bù đắp, bệnh nhân thường được bổ sung canxi.

Nhưng, trong một nghiên cứu mới đây, khi tìm hiểu các bệnh nhân điều trị bằng liệu pháp hoóc môn, có bổ sung canxi thì thấy, khi được bổ sung từ 500-1000 mg canxi mỗi ngày, những người bệnh này bị giảm mật độ xương. Nguyên nhân là do canxi quá nhiều đã làm giảm hiệu quả hoạt động của vitamin D – một vitamin cần thiết để hấp thụ xương.

Trên thực tế, người bệnh nên duy trì vận động để giữ cho xương chắc khỏe trong giai đoạn này, sau thời gian điều trị, mật độ xương sẽ từ từ được khôi phục.

Bệnh vẩy nến: không nên bổ sung vitamin A

Một trong những thuốc thường được dùng để điều trị cho những bệnh nhân bị bệnh vẩy nến trên thế giới là retinoid (một dẫn xuất của vitamin A). Chúng giúp điều hòa sự tăng trưởng của các tế bào da.

Nhưng, retinoid là dẫn xuất của vitamin A, và việc dùng retinoid bổ sung có thể dẫn tới tích lũy độc tố trong cơ thể. (Vitamin A tích lũy trong gan). Vì vậy, việc dùng quá nhiều (vượt quá 0,6 mg mỗi ngày cho phụ nữ và vượt 0,7 mg mỗi ngày với đàn ông) có thể dẫn tới một số bệnh lý như viêm màng kết, rụng tóc, và làm tồi tệ thêm vấn đề về da.

Loét dạ dày: Không nên sử dụng vitamin A

Loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori thường được chỉ định điều trị bằng kháng sinh tetracycline. Nhưng, sẽ là nghiêm trọng nếu bạn uống vitamin A bổ sung kèm theo tetracycline.

Vitamin A có thể giúp làm lành các vết thương trong dạ dày, nhưng khi sử dụng  lượng lớn vitamin A trong nhiều tháng (khoảng 2,3 mg, cao hơn so với mức khuyến nghị 0,7 mg mỗi ngày với nam và 0,6 mg mỗi ngày với nữ) có thể dẫn tới tình trạng tăng áp lực nội sọ.

Chứng loãng xương: Tránh sử dụng vitamin A và photpho

Canxi, phốt pho rất quan trọng trong việc tạo cho bộ xương khỏe mạnh, và mặc dù không có chỉ định, nhiều người vẫn tự uống bổ sung .

Nhưng, thế cân bằng canxi-photpho phải vừa đủ, và việc bổ sung photpho vào thức ăn có thể dẫn tới giòn xương. Mọi người không được bổ sung chất này quá 250 mg mỗi ngày.

Với vitamin A, những nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng uống liều cao một loại vitamin A (retinol) có thể làm giảm mật độ xương. Nếu bổ sung vitamin A thì không được quá 0,7 mg mỗi ngày cho nam và 0,6 mg mỗi ngày cho nữ.

Bệnh thận: Tránh canxi

Với tất cả bệnh nhân bị thận, bạn nên loại canxi khỏi danh sách bổ sung.

Nếu bạn sử dụng canxi quá 700 mg mỗi ngày có thể dẫn tới sự lắng đọng Caxi trong thận, lâu ngày trở thành sỏi thận.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/24/mot-so-luu-y-khi-su-dung-vitamin/feed/ 0
Béo phì dẫn đến những hậu quả gì? https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/21/beo-phi-va-hau-qua/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/21/beo-phi-va-hau-qua/#respond Fri, 21 Sep 2012 01:30:05 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8575 Những người béo phì cân nặng sẽ tăng quá mức (120% – 130% so với trọng lượng lý tưởng. Nguy cơ của quá tải trọng lượng là gây nên nhiều bệnh thậm chí xuất hiện sớm và gây tử vong. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng có sự tương quan rất có ý nghĩa giữa béo phì dạng nam (béo dạng quả táo) và các biến chứng về chuyển hóa, và các hoạt động chức năng của các hệ cơ quan.

1.Biến chứng về tim mạch

Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ cho bệnh lí tim mạch như:

Tăng huyết áp: tần suất tăng huyết áp tăng trong béo phì bất kể nam hay nữ, huyết áp giảm khi giảm cân.

– Suy mạch vành: là biến chứng thường gặp ở người béo phì ngay cả khi không có thêm các yếu tố nguy cơ khác như đái tháo đường, tăng lipid máu, tăng huyết áp.

– Các biến chứng khác như suy tim trái, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và có thể là đột quỵ.

2. Biến chứng ở phổi

– Giảm chức năng hô hấp bình thường do lồng ngực di động kém (cơ hoành thành ngực di động kém do quá béo).

– Hội chứng pickwick: ngưng hô hấp lặp đi lặp lại và giảm thông khí trong lúc ngủ (hội chứng ngưng thở khi ngủ).

3. Biến chứng về nội tiết

– Tăng insulin máu và đái tháo đường tuýp 2. Béo phì toàn thân và béo bụng là yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường tuýp 2. Phụ nữ béo phì có nguy cơ tiểu đường cao gấp 2 – 3 lần so với những người bình thường.

– Chức năng nội tiết sinh dục rối loạn: giảm khả năng sinh sản. Ở những người béo phì, các mô mỡ sẽ làm rối loạn buồng trứng, hàng tháng trứng không lớn lên và chín, rụng được, chất lượng trứng kém, chu kỳ kinh thường kéo dài, rối loạn kinh nguyệt. Trong nhiều trường hợp người béo phì thái quá thì mỡ quá nhiều sẽ lấp kín buồng trứng và gây vô kinh. Gây rậm lông.

4. Biến chứng về xương khớp

Tại các khớp chịu lực cao (khớp gối, khớp háng, cột sống) dễ bị đau, thoái hóa khớp

– Tại các khớp chịu lực cao (khớp gối, khớp háng, cột sống) dễ bị đau, thoái hóa khớp.

– Tần suất hoại tử thiếu máu đầu xương đùi gia tăng. Ngoài ra thường gặp một số trường hợp thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống.

– Đặc biệt các biến chứng này tăng lên ở phụ nữ mãn kinh.

5. Các biến chứng khác

– Những người béo phì thì nguy cơ ung thư gia tăng. Ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư vú gặp ở nữ giới và ung thư đại tràng, ung thư tiền liệt tuyến gặp ở nam giới.

– Các biến chứng khác tăng nặng lên do béo phì như:

  • Gan mật: Sỏi mật, gan nhiễm mỡ
  • Tiêu hóa: nhu động ruột giảm gây đầy hơi, táo bón.
  • Thận: Tắc tĩnh mạch thận, protein niệu.
  • Sản khoa: Nhiễm độc thai nghén, khó sinh (làm cho tỷ lệ mổ lấy thai tăng)
  • Da: Rạn da, nấm kẽ, tăng sừng hóa gan bàn chân, bàn tay. Loét do áp lực (tư thế nằm hoặc ngồi).

– Ở những người béo phì bệnh lý (tăng trên 130% so với trọng lượng lý tưởng) có nguy cơ lớn hơn về giảm tuổi thọ, bất động và tăng nguy cơ phẫu thuật.

– Đối với trẻ em, các biến chứng của béo phì cũng rất nguy hiểm, sẽ được đề cập sau ở phần béo phì trẻ em.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/21/beo-phi-va-hau-qua/feed/ 0
Làm việc hơn 8 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim cao https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/18/lam-viec-hon-8-gio-moi-ngay-co-nguy-co-mac-benh-tim-cao/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/18/lam-viec-hon-8-gio-moi-ngay-co-nguy-co-mac-benh-tim-cao/#respond Tue, 18 Sep 2012 01:30:55 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8522 Theo thông tin mới nhất, một nghiên cứu lớn cho thấy rằng những người làm việc hơn 8 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 40-80%.

Cảnh báo này được các nhà khoa học đưa ra sau khi thực hiện phân tích 12 nghiên cứu từ năm 1958 tới nay, bao gồm tổng cộng 22.000 người trên toàn thế giới. Các nhà khoa học thuộc Viện Sức khỏe nghề nghiệp Phần Lan đã thực hiện phân tích này và thấy rằng những người làm việc hơn 8 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 40-80%.

Làm việc hơn 8 giờ mỗi ngày dễ mắc bệnh tim.

Tác động này được đưa ra khi những người tham gia được hỏi về khoảng thời gian làm việc của họ trong một ngày, tuy nhiên khi các tác giả kiểm soát chặt chẽ được giờ làm việc của mình thì nguy cơ mắc bệnh tim là gần 40%.

Tiến sĩ Marianna Virtanen là nhà nghiên cứu chính, cho rằng những tác động này có thể là do ‘tiếp xúc với căng thẳng trong thời gian dài’. Một số nguyên nhân khác có thể là do thói quen ăn uống không hợp lý hoặc không tập luyện do có ít thời gian thư  giản và nghỉ ngơi.

Những người lao động độ tuổi trung niên làm việc không quá 40 giờ  mỗi tuần có chức năng não tốt hơn những người làm việc từ 55 giờ trở lên mỗi tuần. Ở châu Âu, người Anh có số giờ làm việc cao nhất, và làm việc với thời gian trung bình là 42,7 giờ mỗi tuần, ở Đức là 42 giờ và ở Đan Mạch là 39,1 giờ.

Ở Anh, theo ước tính mỗi năm có khoảng hơn 5 triệu người lao động chưa được trả tiền làm thêm giờ dựa theo công việc của họ.

Năm 2009, nhóm nghiên cứu này cũng đã phát hiện ra rằng làm việc nhiều giờ có thể làm tăng nguy cơ bị sa sút trí tuệ về sau. Tác động này tương đương với tác động của việc hút thuốc.

Theo tiến sĩ Virtanen cho biết “Một vài cơ chế có thể ẩn dưới mối liên quan giữa làm việc nhiều giờ và bệnh tim”. Ngoài tác động chính là việc tiếp xúc với căng thẳng tâm lý trong thời gian dài, còn có một số các nguyên nhân khác có thể làm tăng nồng độ hóc-môn căng thẳng cortisol, thói quen ăn uống thiếu khoa học và ít hoạt động thể lực do không có đủ thời gian nghỉ ngơi.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/18/lam-viec-hon-8-gio-moi-ngay-co-nguy-co-mac-benh-tim-cao/feed/ 0
Một số bệnh liên quan đến bệnh mỡ máu cao https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/11/mot-so-benh-lien-quan-den-benh-mo-mau-cao/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/11/mot-so-benh-lien-quan-den-benh-mo-mau-cao/#respond Tue, 11 Sep 2012 03:30:02 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8439 Mỡ máu cao là cụm từ  thường dùng để chỉ rối loạn lipid máu. Trong máu lúc nào cũng có một hàm lượng mỡ nhất định, nhưng khi chúng vượt quá giới hạn bình thường, nó sẻ gây ra cho chúng ta một số bệnh nguy hiểm như tiểu đường type 2, viêm tuỵ, đột quỵ…

Chỉ số chất béo trung tính triglycerides được coi là bình thưởng nếu dưới 150mg mỗi decileter 150mg/dL)

  • Từ 150 tới 200mg/dL là mức biên giới (bordeline)
  • Từ 200mg/dL trở lên là mức cao (rủi ro bị vữa xơ động mạch tăng và do đó dễ bị bệnh động mạch vành và đột quỵ)
  • Trên 500mg/dL là mức quá cao ( có thể gây viêm tụy)

Khi chỉ số triglyxerides quá cao(trên 500mg/dL ) có thể dẫn đến một số dấu hiệu như: viêm tụy cấp, sưng và đau ở gan hoặc lá lách, tăng chất béo lắng đọng dưới da được gọi là xanthoma (ban vàng), đau ngực do giảm cung cấp máu cho tim, giảm cung cấp máu đến não gây ra tê liệt, chóng mặt, nhức đầu dữ dội, lú lẫn, mắt mờ,  thậm chí là mất trí nhớ. Vì vậy khi  chỉ số triglycerides cao có thể dẫn đến nguy cơ bị mắc các bệnh sau:

Tiểu đường type 2

Sự hình thành nhiều triglycerides hình thành nên một phần của  hội chứng trao đổi chất, bao gồm tăng mỡ bụng, HDL thấp (cholesterol tốt), cao huyết áp và đường huyết cao. Nếu bạn có chỉ số triglycerides cao cùng  với 2 trong bất kỳ  hội chứng trao đổi chất nào nói trên thì nó sẻ làm tăng nguy cơ bị  bệnh tiểu đường type 2 lên gấp 5 lần.

Viêm tụy

Tuyến tụy có chức năng sản xuất dịch tiêu hóa cần thiết hở trợ cho quá trình tiêu hoá và hấp thụ thức ăn ở ruột.Hàm lượng   triglycerides rất cao trong máu có thể gây sưng tuyến tụy, gây ra tình trạng  đau bụng bất ngờ  và dữ dội,  sốt,  nhịp tim nhanh, nôn mửa, thở nhanh. Tình trạng trở nên nguy hiểm nếu dịch tiêu hóa bị rò rỉ bên ngoài tuyến tụy. Rượu có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm tụy cấp, kết hộ với hàm lượng  triglyceride cao trong máu thì nó sẻ đẩy nguy cơ này lên cao hơn nữa. Do đó, đối với tình trạng này khi điều trị cần phối hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ cân nặng phù hợp và không được uống rượu.

Mỡ máu cao là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch

Sa sút trí tuệ

Chức năng não suy giảm có thể ảnh hưởng đến  tư duy,  trí nhớ, ngôn ngữ và hành vi. Tuồi của bạn càng cao thì nguy cơ đối mặt với bệnh mất trí nhớ càng cao, nhưng nếu hàm lượng triglycerides trong máu cao cũng làm cho bạn phải đối mặt với nguy cơ này. Nguyên nhân  là khi  mỡ máu cao có thể gây hại cho mạch máu bên trong não, góp phần tạo nên amyloid-  một protein độc hại.

Bệnh tim mạch

Chỉ số triglycerides cao cùng với 2 yếu tố của hội chứng chuyển hóa khác tăng nguy cơ bị bệnh tim lên 2 lần. Bởi vì  phần lớn  mỡ máu loại này nằm bên trong các mạch máu cung cấp ôxy cho cơ tim.

Đột quỵ

Đột quỵ là sự ngưng trệ đột ngột dòng máu cung cấp cho não. Phần lớn là do đột ngột tắc động mạch nuôi não (đột quỵ nhồi máu). Khi chỉ số Triglycerides cao nó sẻ làm ảnh hưởng đến các mạch máu cung cấp cho não. Một nghiên cứu gần đây cho thấy  một trong những nguyên nhân gây đột quỵ ở phự nữ lớn tuổi là do chỉ số triglycerides trong máu cao.

Đau và tê chân

Mỡ máu cao có thể gây ra đau và tê ở chân.

Chỉ số mỡ máu cao sẻ gây ra hiện tượng lắng đọng trong lòng động mạch, khi đến chân, chúng có thể gây  bệnh động mạch ngoại biên (PAD). PAD có thể gây ra những triệu chứng như: tê và đau ở chân, đặc biệt là khi đi bộ. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở  bàn chân hoặc chân.

Bệnh gan

Mỡ tích tụ trong gan là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh liên quan đến gan mãn tính như: xơ gan,  suy gan, ung thư gan… Trong số trường hợp bệnh gan nhiễm mỡ không do tác nhân là bia rượu gây ra (NAFLD), có  gần 10% lá gan đã được thay thế bằng mỡ, mà một trong những nguyên nhân phổ biến nhất đối với nhóm bệnh này là  béo phì , triglycerides cao, bệnh tiểu đường.

Để phòng tránh các bệnh nguy hiểm bạn cần có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý kết hợp với thăm khám sức khoẻ định kỳ tối thiểu 1 năm/ lần.  Nếu chỉ số triglycerides cao, hãy tuân thủ điều trị bao gồm chế độ ăn uống (tăng cường omega3, tránh transfat), kiểm soát đường huyết, giảm cân, tập thể dục; đồng thời bệnh nhân có thể dùng kết hợp thuốc  fibrate, niacin, statin  hoặc dầu cá để đưa chỉ số này vào vòng kiểm soát.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/11/mot-so-benh-lien-quan-den-benh-mo-mau-cao/feed/ 0
Những thực phẩm giúp bạn có trái tim khoẻ mạnh https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/11/nhung-thuc-pham-giup-ban-co-trai-tim-khoe-manh/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/11/nhung-thuc-pham-giup-ban-co-trai-tim-khoe-manh/#respond Tue, 11 Sep 2012 01:30:22 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8411 Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẻ giúp bạn phòng ngừa được rất nhiều bệnh tật đồng thời trái tim của của bạn được khoẻ mạnh chống nguy cơ bị đột quỵ, mạch vành, cao huyết áp… Hãy đọc bài viết dưới đây để bổ sung những thực phẩm cần thiết vào bữa ăn hằng ngày của bạn nhé!

Các loại đậu

Các loại hạt họ đâu như:  đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, đậu nành hay đậu ván… đều chứa rất nhiều canxi, axit béo omega-3 và những chất xơ hòa tan.

Ngoài ra, đậu nành có chứa nhiều chất axit amin loại gluta – mine và argine là những axit amin giúp duy trì và củng cố hệ miễn nhiễm cho cơ thể,  làm giảm mỡ máu, giảm huyết áp đối với bệnh nhân cao huyết áp, tăng sức dẻo dai của các mạch máu trong cơ thể.

Quả mọng


Những loại quả mọng như: quả việt quất, dâu tây, cây mâm xôi, hay bất cứ quả mọng nước nào đều giàu inflammatories, chất  làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và  các bệnh ung thư.

Ăn nhiều rau củ và hoa quả

Chất có lợi cho sức khoẻ flavonoid có nhiều trong rau củ và trái cây. Chất này hoạt động như các chất chống ôxi hóa và có thể giảm nguy cơ viêm nhiễm, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Ngoài ra, trong các loại  hoa quả như: chuối, nho, cam… là nguồn bổ sung vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể.

Các loại rau có màu xanh sậm như cải bina, cải lá, cải xoăn, bông cải… chứa một lượng cao vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa mà nó có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh lý tim mạch. Nó cũng cung cấp lượng acid béo omega-3. Rau xanh cũng giàu acid folic, là một chất giúp giảm homocysteine (một acid amin), ngăn ngừa đột quỵ, giảm huyết áp.

Dầu ô liu

Cung cấp một lượng lớn chất béo không bão hòa đơn thể, có tác dụng làm  hạ thấp cholesterol LDL có hại và giảm nguy cơ phát triển bệnh tim. Bạn nên dùng  dầu ô liu nguyên chất  dùng thay thế bơ hay các loại dầu khác khi nấu nướng sẻ rất có lợi cho sức khoẻ tim mạch của bạn.

Cá hồi, cá trích và cá thu là những loại cá giàu omega-3 và acid béo chứa  rất ít triglyceride (một loại chất béo bao gồm glycerol và ba loại acid béo – thường được tìm thấy trong động vật và thực vật). Bạn nên bổ sung những loại cá này vào trong khẩu phần ăn hằng ngày của bạn bởi đây là những loại thực phẩm giúp bạn có trái tim khoẻ mạnh. Bởi vì, những chất này giúp  bạn điều hòa huyết áp trong cơ thể và cải thiện lượng cholesterol có hại trong máu.

Ngũ cốc

Để tránh nguy cơ bị đột quỵ, tốt nhất bạn nên dùng ngũ cốc nguyên hạt, bởi vì chất xơ có chứa trong ngũ cốc có thể chống lại hàm lượng insulin cao, cholesterol và lượng đường trong máu. Giúp các mạch máu hoạt động tốt hơn giúp cơ thể chống lại các bệnh viêm nhiễm và  tránh nguy cơ đột quỵ.

Trà xanh

 

Các nhà khoa học ở đại học Boston (Mỹ), đã làm một nghiên cứu trên 50 bệnh nhân tim mạch, trong đó mỗi người được yêu cầu uống 4 tách trà mỗi ngày cùng nước lọc, các nhà khoa học đã kết luận: “Trà có thể cải thiện một cách đáng kể hoạt động của mạch máu trong cơ thể”.

Theo một số kết quả nghiên cứu gần đây đã chứng minh thức uống này có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ và ung thư. Ngoài ra, chất flavonoid có trong trà giúp bạn hạ thấp nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Yến mạch

Nếu bữa ăn sáng được phục vụ bằng bột yến mạch, bạn có thể có lượng cholesterol khỏe mạnh. Hai phần yến mạch có thể giảm lượng LDL cholesterol (một loại cholesterol liên quan đến nguy cơ ung thư và bệnh tiểu đường) tới 5,3% chỉ trong 6 tuần. Hợp chất beta-glucan trong yến mạch giúp hấp thụ những cholesterol xấu.

Quả bơ

Trong quả bơ chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn thể (monounsaturated fat) có tác dụng loại bỏ các cholesterol “xấu”, tăng hàm lượng cholesterol “tốt”. Bạn hãy thêm một ít thịt quả bơ vào salad rau chân vịt hay  món bánh sandwich sẽ làm tăng thêm hàm lượng chất béo cho khẩu phần ăn vừa có tác dụng bảo vệ trái tim của bạn.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/11/nhung-thuc-pham-giup-ban-co-trai-tim-khoe-manh/feed/ 0