Sức khỏe & Y tế https://meyeucon.org/suckhoe Just another net.meyeucon.org site Wed, 30 Nov 2016 16:16:39 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Những điều bạn cần biết để phát hiện sớm ung thu vú https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/29/nhung-dieu-ban-can-biet-de-phat-hien-som-ung-thu-vu/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/29/nhung-dieu-ban-can-biet-de-phat-hien-som-ung-thu-vu/#respond Tue, 29 Jan 2013 01:30:56 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9506 Ung thu vú là căn bệnh đang ngày càng phổ biến ở các nước đang phát triển, chiếm 10% trong tổng số các loại ung thư ở phụ nữ trên toàn thế giới, là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Ung thư vú cũng có tỷ lệ di truyền nhất định, thường gặp ở độ tuổi 40 đến 60 tuổi, những phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh hoặc mới mãn kinh tỷ lệ phát bệnh cao hơn. Nam giới cũng có thể mắc bệnh với tỷ lệ rất thấp nhưng khi được chẩn đoán thì tỷ lệ tử vong ở nam giới cao hơn nhiều so với phụ nữ.

Khám vú

Nếu không phát hiện sớm ung thư vú và điều trị kịp thời, các tế bào ung thư có thể di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể và dẫn tới tử vong, vì vậy việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh là rất quan trọng, sau đây là các dấu hiệu điển hình sớm của ung thư vú có thể giúp ích cho bạn:
Ung thư vú giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện vì hầu như không có triệu chứng, về sau có thể xuất hiện các triệu chứng như:

– Ngứa và khó chịu ở vùng ngực, núm vú là dấu hiệu xuất hiện trước tiên nhưng thường bị bỏ qua, có thể một bên hoặc cả hai bên.

– Đau vùng ngực: Bệnh nhân mắc ung thư vú có thể phải chịu đựng cơn đau nhói ngực đột nhiên xảy đến rồi lại đột ngột chấm dứt, cũng có thể chỉ trải qua cảm giác như bị điện giật nhẹ, lan từ vùng ngực trái tới vùng ngực phải.

– Có khối u nhỏ xuất hiện ở vú: ấn vào không gây đau và thường xuất hiện phía góc trên núm vú, ban đầu khối u nhỏ sau to dần. Bạn có thể phát hiện khối u sớm khoảng 4-5 mm bằng cách tự khám vú một tháng một lần sau khi sạch kinh, đứng trước gương và đưa tay ép sát vú vào thành sườn để tìm các khối u bất thường.

– Người bệnh cảm thấy sưng, đau và nổi cục phía dưới cánh tay: là do hạch bạch huyết ở nách là nơi lây lan ung thư vú đầu tiên.

– Những thay đổi có thể nhìn thấy được: kích thước và hình dạng vú thay đổi, có thể sưng to hơn hay bị biến dạng, núm vú lõm vào bên trong, da vú đóng vảy hoặc nhăn và sần.

– Có nước hoặc dịch chảy ra từ núm vú bị loét, một vài trường hợp có xuất hiện tụ máu hoặc dịch dưới tuyến vú.

Trên đây là những dấu hiệu sớm giúp bạn có thể nhận biết bệnh ung thư vú, nếu bạn có một trong những dấu hiệu trên thì nên đi khám bác sĩ để có thể điều trị bệnh sớm hơn, tốt nhất nên đi khám sức khỏe định kì để có thể phát hiện sớm được bệnh.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/29/nhung-dieu-ban-can-biet-de-phat-hien-som-ung-thu-vu/feed/ 0
Phòng ngừa và điều trị bệnh huyết trắng https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/05/phong-ngua-va-dieu-tri-benh-huyet-trang/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/05/phong-ngua-va-dieu-tri-benh-huyet-trang/#respond Wed, 05 Dec 2012 02:30:06 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9156 Cuộc sống hối hả và áp lực khiến nhiều chị em phụ nữ bị cuốn theo công việc bận rộn và dẫn đến mắc nhiều bệnh lý phụ khoa, trong đó có bệnh huyết trắng (khí hư). Theo số liệu thống kê từ Bộ y tế, gần 90% phụ nữ Việt Nam mắc bệnh phụ khoa, trung bình mỗi năm tăng 15-27%. Tuy nhiên, chị em đừng quá lo lắng vì bệnh có thể phòng tránh được và chữa khỏi nhanh nếu phát hiện sớm, đồng thời tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Bài viết sau đây hi vọng cung cấp cho chị em nhiều thông tin về cách phòng và điều trị bệnh.

1. Phòng ngừa bệnh huyết trắng

Để tránh hiện tượng ra khí hư có mùi hôi khó chịu, màu sắc thay đổi có thể là vàng hoặc xanh, gây cảm giác ngứa ngáy khiến chị em phụ nữ mất tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt, đặc biệt trong quan hệ vợ chồng và có thể mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn nghiêm trọng, bạn hãy tập cho mình những thói quen sau đây:

– Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh “vùng kín” đúng cách. Lau rửa nhẹ nhàng mỗi ngày 2 lần, từ trước ra sau để tránh mang vi khuẩn từ hậu môn vào âm đạo, không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo.

– Không nên mặc đồ lót quá chật, chọn chất liệu vải thoáng mát, không quá cứng để tránh gây tình trạng nóng ẩm nơi “vùng kín”, tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.

– Quần áo, đồ lót phải giặt thường xuyên và sạch sẽ, phơi ngoài nắng cho khô thoáng.

– Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng, không quan hệ tình dục bừa bãi, vệ sinh trước và sau khi giao hợp.

– Thay băng vệ sinh thường xuyên trong những ngày có kinh.

– Khi có dấu hiệu mắc bệnh cần đi khám phụ khoa để được điều trị sớm và tránh tái phát.

2. Điều trị bệnh huyết trắng

Khi có những biểu hiện bệnh lý bất thường, chị em nên đi khám sớm. Lúc này, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm, chẩn đoán chính xác và tùy thuộc vào nguyên nhân sẽ có hướng điều trị đặc hiệu kịp thời, và theo phác đồ phù hợp.

Lưu ý: Để điều trị dứt điểm người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc điều trị mà phải tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình điều trị, không cấm quan hệ vợ chồng nhưng nếu kiêng giao hợp vẫn tốt hơn, thời gian khỏi bệnh sẽ nhanh hơn.
Cần điều trị cho cả người chồng hoặc bạn tình để tránh lây bệnh qua quan hệ tình dục, kết hợp với các biện pháp phòng bệnh kể trên để có hiệu quả tốt nhất.

3. Một số kinh nghiệm chữa bệnh huyết trắng

Khi đã mắc bệnh huyết trắng, bạn nên:

– Không mặc đồ lót khi đi ngủ giúp âm đạo luôn mát mẻ và khô ráo.

– Cẩn thận khi dùng bột thơm vì nó là môi trường lý tưởng cho sự sinh sản của nấm mốc.

– Chọn đúng dầu bôi trơn khi làm tình, nên chuyển sang dùng nước, lòng trắng trứng, mineral oil, hoặc petroleum jelly để làm trơn âm đạo khi quan hệ tình dục.

– Khi bị huyết trắng chỉ nên dùng băng và giấy vệ sinh không có mùi thơm, tránh dùng loại “Tampon” để tránh sự cọ xát bên trong tử cung.

– Khi dùng giấy toilet, nên lau từ trước ra sau.

– Nên đi tiểu trước và sau khi làm tình để tống ra những vi khuẩn còn sót lại trong tử cung, có thể rửa tử cung bằng cách pha một thìa canh giấm ăn trong nửa lít nước để sát trùng.

– Đừng ăn nhiều đường vì đường là thực phẩm lý tưởng của loại vi khuẩn gây bệnh huyết trắng.

– Sát trùng đồ lót cẩn thận, có thể ngâm nước chlorine một ngày trước khi giặt, bỏ đồ lót vào đun sôi trong 5 phút hoặc dùng bàn ủi nóng đè mạnh trên chỗ đồ lót tiếp xúc với tử cung và chung quanh đó.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/05/phong-ngua-va-dieu-tri-benh-huyet-trang/feed/ 0
Bạn biết gì về huyết trắng? https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/03/ban-biet-gi-ve-huyet-trang/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/03/ban-biet-gi-ve-huyet-trang/#respond Mon, 03 Dec 2012 03:30:44 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9154 Bạn là người rất quan tâm đến sức khỏe của mình, nhưng liệu bạn đã hiểu hết về cơ thể nhỏ bé của mình chưa? Khi nào được coi là hiện tượng sức khỏe bình thường, khi nào là hiện tượng bệnh lý cần sự can thiệp của các bài thuốc đông y và phương pháp y học hiện đại? Đối với nữ giới, mối quan tâm đó càng được nhân lên khi bước vào lứa tuổi dậy thì và bắt đầu có sự xuất hiện của huyết trắng (dân gian thường gọi là khí hư). Đây là một tình trạng bình thường của cơ thể nhưng nhớ đừng chủ quan vì đôi lúc có những biểu hiện bất thường, đó là biểu hiện của bệnh lý đấy nhé!

1. Huyết trắng là gì?

Huyết trắng là dịch tiết từ đường sinh dục, có thể gặp trong các giai đoạn khác nhau của nữ giới(thiếu nữ, tuổi hoạt động tình dục, mãn kinh). Huyết trắng là dạng dịch trong, nhầy, không màu và được gọi là huyết trắng để phân biệt với máu. Thông thường, huyết trắng được tiết ra ổn định dựa vào sự bài tiết hormone estrogen và progesteron trong cơ thể người phụ nữ, trước ngày rụng trứng khoảng 1 ngày thì lượng huyết trắng ra nhiều nhất.

2. Vai trò của huyết trắng

Huyết trắng có vai trò quan trọng trong việc bôi trơn và giữ cho môi trường âm đạo có độ ẩm nhất định giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh và tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng di chuyển đến tử cung. Tuy nhiên khi nhiều mầm bệnh tấn công vượt quá khả năng bảo vệ của loại dịch này dẫn đến viêm nhiễm.

3. Phân biệt và nhận dạng huyết trắng

Huyết trắng được phân thành hai loại như sau:

– Huyết trắng sinh lý: có tính chất thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, thường có vào ngày rụng trứng hoặc kích thích tình dục. Đặc điểm của loại huyết trắng này là không có mùi hôi hoặc vị hơi tanh, có màu trắng trong, dai và có thể kéo thành sợi, không gây ngứa ngáy khó chịu. Huyết trắng sinh lý có nhiều hay ít là tuỳ ở lượng nội tiết tố estrogen của từng người. Nếu estrogen cao thì bạn có nhiều huyết trắng và ngược lại. Sau rụng trứng, lượng nội tiết tố estrogen tăng lên, ức chế việc tăng tiết chất nhầy ở cổ tử cung, khiến huyết trắng có màu trắng sữa, sánh đặc và dính hơn.

– Huyết trắng sinh lý thường chứa 108-1012 vi khuẩn/ml, trong đó có trực khuẩn Doderlein và các loại vi khuẩn khác, gồm cả loại không gây bệnh và gây bệnh. Vì lý do này, huyết trắng sinh lý không phải là bệnh tật gì cả nên hoàn toàn không cần điều trị, chỉ cần vệ sinh tắm rửa bằng nước sạch, thay đồ lót hàng ngày, giữ “vùng kín” sạch sẽ, khô thoáng.

– Huyết trắng bệnh lý: khi có sự mất cân bằng hệ vi sinh vật trong âm đạo và viêm nhiễm cơ quan sinh dục sẽ dẫn tới bệnh huyết trắng, gây nên các biểu hiện như ngứa, đau rát ở vùng âm hộ, âm đạo, tiểu gắt, giao hợp đau. Huyết trắng bệnh lý có màu vàng, xanh hoặc trắng đục, đóng thành váng và có mùi hôi khó chịu. Đây là yếu tố gây viêm âm đạo, cổ tử cung, tử cung, biểu hiện phức tạp và nguy hiểm.

4. Nguyên nhân gây bệnh huyết trắng

Có 3 nguyên nhân chính gây ra bệnh huyết trắng là vi khuẩn, nấm và trùng roi (Trichomonas vaginalis).

– Huyết trắng do vi khuẩn: Màu xám trắng, loãng, có mùi hôi như cá ươn, đặc biệt mùi hôi nhiều hơn sau khi giao hợp.

–  Huyết trắng do nấm(chủ yếu là Candida albicans): Màu trắng đục như váng sữa, dính thành từng mảng, có lúc có mùi hôi, kèm theo triệu chứng ngứa điển hình ở âm hộ. Nấm lây truyền qua đường tình dục, sử dụng thuốc kháng sinh lâu ngày, vệ sinh kém, người bị đái tháo đường hoặc thụt rửa âm đạo không đúng cách…

– Huyết trắng do nhiễm Trichomonas Vaginalis: Màu vàng-xanh, loãng, có bọt với số lượng nhiều, mùi hôi kèm theo triệu chứng ngứa rát âm hộ. Phụ nữ bị huyết trắng do lây truyền chủ yếu qua đường tình dục và có khả năng lây bệnh cho bạn tình.

Ở một số người, nguyên nhân gây nên bệnh huyết có thể do viêm lộ tuyến tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung….

5. Bệnh huyết trắng có nguy hiểm không?

Đây là bệnh đã chữa trị khỏi và không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ. Nếu nhẹ bệnh gây phiền toái và cảm giác khó chịu hoặc khó khăn trong sinh hoạt vợ chồng, ảnh hưởng đến hạnh phúc lứa đôi. Nếu bệnh kéo dài sẽ lây lan tái phát nhiều lần và dẫn đến nguy cơ vô sinh, ung thư cổ tử cung, thai phụ sinh khó, dễ sẩy thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/03/ban-biet-gi-ve-huyet-trang/feed/ 0
Triệu chứng và diễn tiến ở người nhiễm HIV https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/02/trieu-chung-va-dien-tien-o-nguoi-nhiem-hiv/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/02/trieu-chung-va-dien-tien-o-nguoi-nhiem-hiv/#respond Sun, 02 Dec 2012 01:30:16 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9134 Thời gian từ khi nhiễm HIV đến khi tiến triển thành AIDS dài ngắn khác nhau ở từng bệnh nhân. Thời gian nhiễm HIV không triệu chứng kéo dài, đa số người nhiễm HIV trông rất bình thường và họ chính là nguồn lây nhiễm lớn. Khi có một bệnh nhân AIDS thì thực tế đã có hàng trăm người nhiễm HIV không triệu chứng trong cộng đồng (hiện tượng tảng băng nổi). Trong chuyên đề này, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về diễn tiến và một vài triệu chứng đặc trưng của người nhiễm HIV/AIDS.

1. Diễn tiến

Theo nghiên cứu thì quá trình phát triển từ nhiễm HIV thành AIDS có thể trải qua một số giai đoạn và sự phân chia giai đoạn này có thể khác nhau, và có thể chia làm 3 giai đoạn chính.

Giai đoạn 1: Thời kỳ cửa sổ

Người nhiễm HIV hầu như không có biểu hiện gì, giai đoạn này thường kéo dài từ 2 tuần đến 3 tháng, đôi khi tới 6 tháng.
Ở thời kỳ cửa sổ cơ thể chưa kịp sinh ra kháng thể chống lại HIV hoặc lượng kháng thể này còn ít nên xét nghiệm không phát hiện được và kết quả trả lời vẫn có thể là âm tính. Vì thế mà đây là giai đoạn nguy hiểm, bởi không phát hiện được người nhiễm HIV qua các xét nghiệm máu thông thường, mặc dù họ thật sự đã bị nhiễm HIV và họ hoàn toàn có thể truyền bệnh cho người khác mà không hề biết.

Giai đoạn 2: Nhiễm HIV không có triệu chứng

Giai đoạn này có thể kéo dài trung bình là từ 8-10 năm và có thể lâu hơn.
Trong giai đoạn này, sức chống đỡ của cơ thể còn mạnh nên số lượng HIV trong máu còn thấp. Người mang HIV hầu như không có triệu chứng gì thể hiện ra bên ngoài và hoàn toàn khỏe mạnh như người không nhiễm HIV, nên họ vẫn sống, làm việc, học tập và sinh hoạt bình thường, tuy nhiên họ có thể làm lây truyền HIV sang người khác.

Giai đoạn 3: AIDS

Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV trong cơ thể, với một số biểu hiện triệu chứng bệnh ra bên ngoài. Giai đoạn này thường kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm nếu không được điều trị bằng thuốc kháng virus thì sẽ chết.
Cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa người nhiễm HIV và AIDS:
– Nhiễm HIV là có mang virus HIV trong cơ thể nhưng vẫn hoàn toàn khỏe mạnh và không có bất kỳ một triệu chứng bệnh nào liên quan đến HIV. Người nhiễm HIV chưa phải là bệnh nhân, họ vẫn sống, lao động và sinh hoạt bình thường.
– AIDS là giai đoạn cuối cùng của nhiễm HIV. Người nhiễm lúc này có các biểu hiện lâm sàng nặng của nhiều loại bệnh do suy giảm miễn dịch liên quan đến HIV, vì vậy cần được chăm sóc và điều trị thích hợp.

2. Triệu chứng

Quá trình từ nhiễm HIV thành AIDS dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức đề kháng của người nhiễm, lối sống và sinh hoạt của họ, sự chăm sóc của gia đình, người thân, mức độ kỳ thị phân biệt đối xử của xã hội… và triệu chứng của nhiễm HIV cũng phù thuộc vào các giai đoạn nhiễm bệnh với một số dấu hiệu gợi ý đặc trưng sau:

Bệnh nhẹ

  • Sụt cân dưới 10% trọng lượng cơ thể.
  • Vết đau hoặc nứt quanh môi.
  • Mẩn ngứa nổi trên da kéo dài.
  • Loét miệng tái phát nhiều lần.
  • Hay bị zona (giời leo).
  • Viêm xoang, viêm tai, viêm đường hô hấp trên tái phát nhiều lần.

Bệnh vừa

  • Sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể.
  • Nấm miệng hoặc bạch sản lưỡi dạng lông (gần giống như nấm đẹn ở miệng).
  • Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng không rõ nguyên nhân Sốt liên tục hoặc ngắt quãng kéo dài trên 1 tháng
  • Viêm âm đạo do nấm.
  • Lao phổi trong 1 năm trở lại đây.
  • Nhiễm trùng nặng như viêm phổi, viêm cơ.

Bệnh nặng

  • Hội chứng suy kiệt.
  • Viêm phổi, lao phổi, lao ngoài phổi (lao hạch, lao màng bụng)
  • Nhiễm hecpec ở da, niêm mạc, nội tạng
  • Tiêu chảy kéo dài.
  • Các bệnh biểu hiện ở người bị nhiễm HIV/AIDS chủ yếu là các bệnh cơ hội (nhiễm trùng cơ hội khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu do sự tấn công của víu HIV) nên người nhiễm HIV có thể mắc nhiều bệnh khác nhau với các triệu chứng khác nhau.
]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/02/trieu-chung-va-dien-tien-o-nguoi-nhiem-hiv/feed/ 0
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh giang mai, nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/27/dau-hieu-nhan-biet-som-benh-giang-mai-nguyen-nhan-trieu-chung-hau-qua/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/27/dau-hieu-nhan-biet-som-benh-giang-mai-nguyen-nhan-trieu-chung-hau-qua/#respond Tue, 27 Nov 2012 03:30:42 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9087 Bệnh giang mai cùng với lậu và HIV là 3 bệnh nguy hiểm lây qua đường tình dục. Để tránh bị mắc những bệnh này bạn nên trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về nó, có đời sống tình dục an toàn và lành mạnh. Bài viết sau sẽ cung cấp thêm thông tin cho các bạn về dấu hiệu nhận biết sớm, nguyên nhân, triệu chứng và những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Xoắn khuẩn giang mai

1. Dấu hiệu nhận biết sớm

Giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Nếu bạn có một trong những dấu hiệu sau ở cơ quan sinh dục của bạn thì bạn nên đến cơ sở y tế kiểm tra để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời:

– Nhận thấy có một (hay hơn một) vết loét không đau, đường kính 1-2 cm, ở dương vật hay ở trong hay quanh âm đạo và có thể không nhận thấy.

– Xuất hiện những ban đỏ ở lòng bàn tay và gan bàn chân, cả ở thân mình, cánh tay và cẳng chân, kèm theo khó chịu, đau họng, sốt nhẹ, đau cơ. Cũng có thể không có dấu hiệu gì.

2. Nguyên nhân gây bệnh

– Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục, do xoắn khuẩn nhạt (Treponema pallidum) gây nên. Nó được phát hiện ra bởi Schaudinn và Hoffmann năm 1905. Đây là 1 loại xoắn khuẩn hình lò xo có 6-10 vòng xoắn, đư­ờng kính ngang không quá 0,5µ, dài 6-15µ.

– Xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua chỗ da và niêm mạc bị xây xát thư­ờng là do tiếp xúc trực tiếp do giao hợp,đ­ường sinh dục,đư­ờng hậu môn grain đ­ường miệng. Từ đó xoắn khuẩn đi vào hạch và 1 vài giờ sau nó đi vào máu và lan truyền khắp cơ thể.

3. Triệu chứng

Xoắn khuẩn giang mai có nhiều trong các thương tổn (săng, mảng niêm mạc, hạch, …). Vì vậy rất dễ lây lan nếu quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh. Thời kỳ ủ bệnh của bệnh giang mai tương đối lâu từ 10 ngày đến 90 ngày, trung bình là 3 tuần. Bệnh lây mạnh nhất là thời kỳ thứ nhất và thứ hai khi các thương tổn da và niêm mạc chứa nhiều xoắn khuẩn giang mai. Bệnh giang mai phát triển qua 3 giai đoạn, và mỗi giai đoạn có những triệu chứng khác nhau:

Giai đoạn 1

Sau thời kỳ ủ bệnh từ 3-4 tuần, sẽ xuất hiện những săng (Chancre) giang mai với các biểu hiện:
– Đó chính là một vết chợt nông hình tròn hay bầu dục, không có gò nổi cao, màu đỏ thịt tươi và có nền cứng (vì vậy gọi là “săng cứng”).

– Săng thường xuất hiện ở niêm mạc sinh dục. Ở phụ nữ hay gặp ở môi lớn, môi bé, mép âm hộ. Ở nam giới hay gặp ở qui đầu, miệng sáo, bìu, … Ngoài ra săng cũng có thể xuất hiện ở môi, miệng, lưỡi, …

– Có hiện tượng hạch ở vùng bẹn sưng to, thành chùm, trong đó có “hạch chúa” là hạch to nhất.

Giai đoạn 2

Giai đoạn này bắt đầu từ khoảng 6-8 tuần từ khi có săng với các biểu hiện lâm sàng sau đây:

– Xuất hiện các dát đỏ hồng rải rác ở thân mình.

– Các mảng niêm mạc hay gặp nhất ở vùng hậu môn, sinh dục.

– Viêm hạch lan tỏa.

– Rụng tóc kiểu “rừng thưa”.

Giai mai đoạn 3

Giai đoạn này bắt đầu vào năm thứ 3 của bệnh với các biểu hiện lâm sàng sau đây:

– “Gôm” giang mai ở da, cơ, xương.

– Xuất hiện những thương tổn ở tim mạch (giang mai tim mạch), thương tổn thầnh kinh gây bại liệt (giang mai thần kinh).

Tuy nhiên, giữa các giai đoạn thứ nhất đến thứ hai, thứ hai đến thứ ba bệnh có thể không có biểu hiện lâm sàng. Đây là những trường hợp giang mai kín và được phát hiện chỉ nhờ xét nghiệm huyết thanh.

4. Hậu quả

– Giang mai là một bệnh nguy hiểm nếu không được chữa trị ở giai đoạn sớm thì ở giai đoạn muộn (sau 3 đến 15 năm) xuất hiện những tổn thương tiềm ẩn ở hệ thống các cơ quan (gôm giang mai), u ở xương, da hoặc gan, giang mai tim mạch ảnh hưởng đến động mạch chủ và gây ra bệnh ở van tim hoặc phình mạch, viêm màng não, mù, bệnh ở hệ thần kinh trung ương – liệt, tử vong.

Giang mai trong thời kỳ mang thai sẽ làm sẩy thai tự nhiên, đẻ non, thai chậm phát triển trong tử cung, thai chết lưu hoặc chết sau khi đẻ ra.

– Gây một số dị tật bẩm sinh ở trẻ hoặc làm tổn thương một số cơ quan của trẻ như: bất thường về răng, tổn thương da và ban đỏ, điếc, mù…

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/27/dau-hieu-nhan-biet-som-benh-giang-mai-nguyen-nhan-trieu-chung-hau-qua/feed/ 0
Phòng ngừa và điều trị bệnh giang mai https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/26/phong-ngua-va-dieu-tri-benh-giang-mai/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/26/phong-ngua-va-dieu-tri-benh-giang-mai/#respond Mon, 26 Nov 2012 02:30:01 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9091 Giang mai là một bệnh nguy hiểm lây qua đường tình dục. Nhưng bệnh lại hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị khỏi hoàn toàn. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách phòng tránh và điều trị bệnh này.

Quan hệ tình dục an toàn là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh lây qua đường tinh dục

1. Cách phòng bệnh

Giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Xoắn khuẩn giang mai có nhiều trong các thương tổn (săng, mảng niêm mạc, hạch, …), rất dễ lây lan nếu quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh. Hiện nay vẫn chưa có vac-xin chủng ngừa có hiệu quả cho công tác phòng chống.

– Vì vậy cách tốt nhất để phòng tránh bệnh giang mai là có đời sống tình dục lành mạnh, không quan hệ tình dục với nhiều người, chung thủy một vợ, một chồng.

– Sử dụng bao cao su đúng cách trong những lần quan hệ tình dục. Không dùng bao cao su đã bị rách, bao cao su chỉ dùng một lần không dùng lại lần thứ hai.

– Trong thời kỳ mẹ đang bị bệnh giang mai không nên có con vì sẽ gây nên một số biến chứng cho thai nhi như sẩy thai, thai chết lưu, và một số dị tật bẩm sinh khác. Lưu ý, khi mẹ bị bệnh có thể truyền cho con khi mang thai hoặc khi cho con bú. Nếu bạn đang trong thai kỳ mà chẳng may bị giang mai nhưng lại không chữa trị đến nơi đến chốn thì nguy cơ truyền lây nhiễm cho đứa trẻ trong bụng là khó tránh khỏi.

– Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục tránh lây nhiễm một số bệnh truyền qua đường sinh dục khác.

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.

2. Điều trị

Giang mai là một bệnh nguy hiểm nhưng có thuốc điều trị khỏi hẳn với hiệu quả cao, nhưng người bệnh điều trị cần phải phát hiện sớm và điều trị theo đúng phác đồ.

Lưu ý, người bệnh cần được đến khám, chuẩn đoán và phải làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tình trạng tự ý mua thuốc để điều trị có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Giai đoạn đầu

Lựa chọn được ưu tiên nhất cho việc điều trị các bệnh giang mai giai đoạn đầu là một liều duy nhất penicillin G tiêm bắp.

Ngoài ra, có thể dùng Doxycycline và tetracycline làm thay thế, tuy nhiên 2 loại thuốc này không thể sử dụng ở phụ nữ có thai.

Giai đoạn biến chứng

Do penicillin G ít xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương cho nên đối với những bệnh nhân giang mai thần kinh nên được tiêm penicillin liều cao vào tĩnh mạch tối thiểu là 10 ngày. Nếu bị dị ứng với penicilline thì có thể được sử dụng cetriaxone thay thế.

Điều trị tại thời điểm này sẽ hạn chế sự tiến triển hơn nữa của bệnh, nhưng không thể cải thiện các biến chứng do bệnh giang mai đã gây ra.

Bệnh giang mai ở phụ nữ có thai được điều trị như liều ở trên và ở tất cả các giai đoạn của thai nhi. Giang mai bẩm sinh, giang mai thần kinh cần được điều trị ở các cơ sở chuyên khoa.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/26/phong-ngua-va-dieu-tri-benh-giang-mai/feed/ 0
Phương pháp mới tiêu diệt khối u mà không cần mổ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/01/phuong-phap-moi-tieu-diet-khoi-u-ma-khong-can-mo/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/01/phuong-phap-moi-tieu-diet-khoi-u-ma-khong-can-mo/#respond Mon, 01 Oct 2012 07:30:31 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8708 Theo nghiên cứu, phương pháp điều trị này sử dụng sóng siêu âm tần số cao dưới hướng dẫn của hình ảnh cộng hưởng từ của tổ hợp thiết bị FUS-MRI,  có thể phá hủy trên 60% thể tích khối u, cho kết quả điều trị tốt so với các phương pháp khác cũng như sau 2 năm điều trị.

Ở Việt Nam và khu vực dùng chữa trị u xơ tử cung, u xương, u vú, u tuyến tiền liệt… thì đây là một thiết bị hiện đại đầu tiên. Thiết bị cộng hưởng từ này có thể xác định vị trí khối u, sau đó máy sẽ tự động lập trình sử dụng năng lượng siêu âm để tiêu diệt khối u mà không cần qua phải mổ xẻ. Bệnh nhân có thể làm việc ngay sau khi điều trị vì không đau đớn, không mệt mỏi.

Thiết bị cộng hưởng từ này có thể xác định vị trí khối u.

Phương pháp điều trị mới này sử dụng sóng siêu âm tần số cao dưới sự hướng dẫn của hình ảnh cộng hưởng từ của tổ hợp thiết bị FUS-MRI. Các chỉ định điều trị hiện nay là các bệnh như u xơ tử cung có triệu chứng, lạc nội mạc trong cơ tử cung, điều trị giảm đau trong ung thư di căn xương… Một số chỉ định điều trị đang được nghiên cứu trên lâm sàng như ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú, điều trị parkinson, chứng run vô căn và một số chỉ định khác.

Bằng cách đốt nóng, MRgFUS có tác động phá hủy khối u lành tính hoặc ác tính. Đầu phát sóng siêu âm có chức năng tập trung sóng siêu âm vào một điểm được xác định trước trong cơ thể – tránh tổn thương các mô bình thường khác trên đường đi của sóng (da, cơ, mỡ). Điểm được tập trung sóng siêu âm sẽ bị đốt nóng ở nhiệt độ cao (gần 85oC) trong vài giây. Từ đó sẽ gây hoại tử cấu trúc cần phá hủy với thể tích vùng phá hủy như bác sĩ điều trị mong muốn. Theo thời gian, các mô bị hủy sẽ được cơ thể sẽ hấp thu và khối u sẽ teo nhỏ lại.

Bệnh nhân vẫn tỉnh táo trong quá trình điều trị u xơ tử cung, chỉ cần dùng một liều an thần nhẹ giúp giảm lo lắng và hạn chế cử động. Phương pháp này được chỉ định áp dụng cho những bệnh nhân có u xơ tử cung gây triệu chứng, không kèm các bệnh lý khác và hình ảnh tầm soát trên thiết bị cho thấy, bệnh nhân đủ điều kiện để có thể tiến hành điều trị.

Tỷ lệ biến chứng của phương pháp điều trị này rất thấp, phỏng nhẹ ở vùng da là tác dụng phụ hiếm gặp. Người bệnh có thể về nhà (không cần phải theo dõi tại bệnh viện) sau khi điều trị và có thể sử dụng một số thuốc không kê toa giúp giảm đau nhức ở vùng chậu, chân hay vùng lưng. Sau 3 tháng điều trị nhiều bệnh nhân có thể có thai và sinh con bình thường.

Theo kết quả nghiên cứu, phương pháp mới này có thể phá hủy hơn 60% thể tích khối u, đặc biệt là kết quả điều trị tốt hơn so với các phương pháp khác cũng như sau 2 năm điều trị. Hiện tại, giá 1 lần điều trị trọn gói là 35 triệu đồng.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/10/01/phuong-phap-moi-tieu-diet-khoi-u-ma-khong-can-mo/feed/ 0
Ca phẫu thuật cấy ghép dạ con đầu tiên từ mẹ sang con gái được thực hiện https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/24/ca-phau-thuat-cay-ghep-da-con-dau-tien-tu-me-sang-con-gai/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/24/ca-phau-thuat-cay-ghep-da-con-dau-tien-tu-me-sang-con-gai/#respond Mon, 24 Sep 2012 01:30:42 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8640 Tại trường đại học Gothenburg của Thụy Điển, một nhóm các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật ghép dạ con từ  mẹ sang cho con gái. Trên thế giới đây là trường hợp cấy ghép dạ con đầu tiên giữa một bà mẹ và con gái.

Những bệnh nhân từ  32 đến 37 tuổi, được cấy ghép dạ con, nhưng tên của họ được giữ bí mật. Theo các bác sĩ cho biết, một bệnh nhân không có dạ con bẩm sinh, còn bệnh nhân còn lại thì đã bị cắt bỏ dạ con sau khi phẫu thuật ung thư cổ tử cung gần đây.

Ca cấy ghép dạ con đầu tiên trên thế giới giữa một bà mẹ và con gái.

Trước khi tiến hành phẫu thuật cấy ghép dạ con, cả hai bệnh nhân vẫn có khả năng rụng trứng và đã được tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm. Những phôi thai thụ tinh trong ống nghiệm đã được bảo quản lạnh và vào năm tới các bác sĩ đã dự định là sẽ cấy trở lại dạ con mới của 2 bệnh nhân, với hy vọng giúp họ có thể tự mang thai đứa con của mình.

Sau khi phẫu thuật hai bệnh nhân tỏ ra rất mệt mỏi, nhưng họ đang hồi phục khá tốt. Mặc dù vậy, các bác sĩ vẫn chưa coi cuộc phẫu thuật này là thành công cho tới khi những người phụ nữ có thể mang thai và sinh ra những đứa con khỏe mạnh.

Giáo sư Mats Brännström, người đứng đầu nhóm phẫu thuật, cho biết trên Daily Mail: “Các bệnh nhân đang hồi phục khá nhanh, họ đã có thể đi lại cho dù hơi mệt sau khi phẫu thuật. Các bà mẹ hiến tặng dạ con cũng đã đứng dậy và đi lại được. Họ có thể được xuất viện trong vài ngày tới”.

Các tế bào mô của mẹ đẻ và con gái rất giống nhau nên cơ thể của bệnh nhân ít nguy cơ đào thải dạ con từ người mẹ đẻ của họ. Tuy nhiên, trong vòng vài tháng tới, các bác sĩ sẽ dần dần cho các bệnh nhân uống thuốc chống đào thải và hy vọng dạ con được cấy ghép sẽ bắt đầu chức năng bình thường.

Các bác sĩ dự định sẽ tiến hành những ca cấy ghép tương tự  trong vòng những tháng tới cho 8 phụ nữ khác, trong đó có 7 phụ nữ nhận dạ con từ mẹ đẻ của họ và một người sẽ được nhận dạ con từ người chị gái hiến tặng.

Năm ngoái, ca cấy ghép dạ con đầu tiên trên thế giới đã được các bác sĩ người Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố họ đã tiến hành thành công. Cô Derya Sert, 22 tuổi, đã được nhận dạ con từ một phụ nữ bị tử vong do bị tai nạn giao thông. Vào tháng này, bệnh nhân sẽ được thụ tinh nhân tạo  và hy vọng sẽ sinh con với dạ con mới.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/24/ca-phau-thuat-cay-ghep-da-con-dau-tien-tu-me-sang-con-gai/feed/ 0
Trước khi mang thai có nên bổ sung sắt? https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/16/truoc-khi-mang-thai-co-nen-bo-sung-sat/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/16/truoc-khi-mang-thai-co-nen-bo-sung-sat/#respond Sun, 16 Sep 2012 07:30:06 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8503 Hiện nay, bổ sung sắt phối hợp với acid folic hằng tuần là phương pháp dự phòng thiếu sắt được WHO khuyến cáo sử dụng rộng rãi ở những phụ nữ chuẩn bị mang thai.

Nguy cơ cao bị thiếu sắt cao ở phụ nữ  độ tuổi sinh đẻ, nguyên nhân chính là do tình trạng mất máu kéo dài qua kinh nguyệt và một số nguyên nhân khác. Do sắt là một thành phần quan trọng của huyết sắc tố, nên sự thiếu hụt sắt kéo dài sẽ gây rối loạn quá trình sinh hồng cầu và dẫn đến thiếu máu. Trên thế giới hầu hết phụ nữ khi bước vào thời kỳ thai nghén không có đủ lượng sắt dự trữ trong cơ thể hoặc thậm chí là thiếu sắt thực sự.

Một số thực phẩm giàu chất sắt.

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, ở các nước đang phát triển, có tới 43% phụ nữ không mang thai trong độ tuổi 15 – 50 bị thiếu máu. Trong thời kỳ mang thai, tỷ lệ này tăng lên 56%. Trong đó có đến 80% các trường hợp thiếu máu thường có nguyên nhân là do thiếu sắt. Hậu quả của thiếu máu trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi và gây giảm trọng lượng của thai.

Vì vậy, để đảm bảo đủ nhu cầu sắt cần thiết trong thời kỳ mang thai, thì cơ thể người phụ nữ phải có lượng sắt dự trữ  ít nhất là 300mg trước khi có ý định thụ thai. Việc bổ sung sắt trước khi mang thai giúp cải thiện dự trữ sắt, giảm đáng kể nhu cầu bổ sung sắt trong thời kỳ mang thai và đem lại kết quả tốt hơn cho thai nghén.

Hiện nay, WHO khuyến cáo việc bổ sung sắt phối hợp với acid folic hằng tuần là phương pháp dự phòng thiếu sắt được sử dụng rộng rãi ở những phụ nữ chuẩn bị mang thai.

Ngoài ra, để bổ sung lượng sắt thiết yếu bạn nên tăng cường các thực phẩm giàu sắt. Các loại rau (rau ngót, rau muống), thịt nạc (thịt bò, thịt trâu) và cá biển là những thực phẩm rất giàu chất sắt, đặc biệt loại sắt từ thịt được hấp thu tốt hơn từ rau 2 – 3 lần, sự có mặt của thành phần sắt trong thịt cũng giúp tăng cường sự hấp thu của các loại sắt trong rau và ngược lại.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/16/truoc-khi-mang-thai-co-nen-bo-sung-sat/feed/ 0
Nguy cơ viêm nhiễm vùng kín do những thói quen của bạn https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/06/nguy-co-viem-nhiem-vung-kin-do-nhung-thoi-quen-cua-ban/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/06/nguy-co-viem-nhiem-vung-kin-do-nhung-thoi-quen-cua-ban/#respond Thu, 06 Sep 2012 01:30:57 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=8376 Viêm nhiễm sinh dục nữ là bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 – 49 tuổi), chiếm tỉ lệ 60%. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ, chức năng sinh sản mà còn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Viêm nhiễm phụ khoa chủ yếu là do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra, mà điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển đó là do một số thói quen xấu của bạn.

Dùng băng vệ sinh hàng ngày liên tục

Muốn vùng kín khô sạch thoáng mát nhiều bạn đã  quen với việc dùng băng vệ sinh hằng ngày. Tuy nhiên, đây là thói quen không tổt, do khi bạn dùng băng vệ sinh hằng ngày làm cho môi trường âm đạo không được khô, thoáng. Với môi trường nóng, ẩm ướt này sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Mặc đồ bó sát

Bạn không nên mặc quần áo quá chật, làm bằng những chất liệu không thấm mồ hôi. Bởi vì, quần áo quá chật, làm bằng những chất liệu không thấm hút mồ hôi làm điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dễ gây bệnh và xuất hiện mùi khó chịu ở vùng kín.

Vệ sinh quá” sạch”

Vệ sinh  vùng kín là việc làm hằng ngày của bạn. Tuy nhiên, vệ sinh quá nhiều hay lạm dụng nước rửa vệ sinh nhiều lần trong ngày, thói quen thụt rữa âm đạo.. là nguyên nhân gây ra viêm nhiễm vùng kín. Bởi vì, những việc làm đó có thể làm mất sự cân bằng PH tự nhiên của bộ phận sinh dục, tạo điều kiện thuận lợi  cho các vi khuẩn xấu phát triển gây ra tình trạng viêm nhiễm hoặc ngứa …

Bạn chỉ nên  vệ sinh thật kỹ vùng phía ngoài gồm âm hộ và môi bằng nước sạch hoặc dung dịch có tính tẩy rửa yếu.Còn  phần kín nằm sâu bên trong thật ra đã có cơ chế tự bảo vệ và luôn sạch.

Giặt đồ lót bằng máy

Có máy giặt thật tiện lợi, nhưng đây cũng là ổ vi khuẩn mà bạn không hề hay  biết, nhất là khi đến mấy tháng bạn chưa vệ sinh lồng giặt.

Với đồ lót của bạn và cả gia đình, tốt nhất bạn nên ngâm khoảng 30 phút rồi vò sạch bằng tay. Cũng không cần cho vào máy sấy khô, hãy phơi đồ lót nơi có ánh sáng mặt trời nhiều nhất cũng là cách diệt khuẩn hữu hiệu để phòng tránh bệnh phụ khoa.

Thức khuya

Đây là thói quen không tốt, nó làm cho bạn nổi mụn, có quầng thâm ở mắt… mà dẫn tới nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa và các bệnh khác ở hệ sinh dục. Theo các nhà khoa học, việc thức khuya thường xuyên, sẽ làm cho bạn bị rối loạn nội tiết tố, dễ dẫn đến các bệnh phụ khoa như viêm nhiễm phụ khoa, u xơ cổ tử cung, kinh nguyệt không đều và bệnh ở tuyến vú.

Dùng sữa tắm hoặc xà phòng vệ sinh vùng kín

Sữa tắm hoặc xà phòng  có nhiều chất tẩy rửa mạnh hơn các dung dịch vệ sinh thông thường. Nên ta không nên dùng chúng để vệ sinh vùng kín của bạn vỉ đây là vùng da nhạy cảm, dễ kích ứng hơn các vùng da khác. Ngoài ra, nó có thể gây  khô da, làm mất cân bằng môi trường PH tự nhiên và tạo môi trường thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển.

Bạn nên rửa vùng kín bằng dung dịch vệ sinh thông thường ngày 1 lần. Nếu có thể hãy rửa sạch vùng kín sau khi đi vệ sinh bằng nước sạch, và sau đó bạn hãy nhớ là lau cho thật khô nhé.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/09/06/nguy-co-viem-nhiem-vung-kin-do-nhung-thoi-quen-cua-ban/feed/ 0