Còn khoảng một tháng nữa, bé sẽ bước vào sinh nhật đầu tiên. Bé dần tự lập hơn nhưng bé vẫn luôn cần có mẹ bên cạnh hỗ trợ, chăm sóc bé. Khi bé học được cách đứng, cúi xuống, ngồi xổm thì sự độc lập ở bé càng bộc lộ rõ nét hơn. Bé có thể “dẫn đường” trong khi vẫn đang được mẹ xốc nách ngay đằng sau. Bé thậm chí còn biết giơ tay lên hỗ trợ mẹ khi mẹ mặc quần áo cho bé.
Vào giờ ăn, bé có thể cầm cốc nhựa uống một cách độc lập. Một khi bé bắt đầu cầm cốc, bạn cần đề phòng bé sẽ làm đổ đồ uống trong cốc hoặc ném cốc sang một bên ngay sau khi uống xong.
Cùng bé đi mua sách trong nhà sách là ý tưởng đầu tiên giúp bé quan tâm tới sách. Bạn có thể cùng con đi chọn những cuốn sách yêu thích. Bé có thể rất chăm chú trong thời gian ngắn khi nghe mẹ đọc sách hoặc giở sách nhưng tất nhiên bé chưa thể giở từng trang một. Nên ôm con vào lòng khi đọc sách bởi như thế, bạn mới dễ dàng chỉ cho bé thấy những hình ảnh gì có trong sách. Bé đặc biệt thích sách có ảnh màu rực rỡ và những trang sách nhẹ để nâng.
Bé hiểu được những chỉ dẫn đơn giản và biết là bị mẹ cấm khi mẹ nói “không” nhưng bé vẫn “đội mũ phớt”. Để lời nói “không” có trọng lượng, bạn chỉ nên dùng nó khi bé đang tiến sát chỗ nguy hiểm. Nếu bé làm gì đó mà mẹ không muốn, nên chuyển hướng chú ý của bé sang thứ khác thay vì nói “không”. Một khi bé phải nghe mẹ nói “không” quá liên tục thì lời nói “không” ít còn ý nghĩa cảnh báo bé.
Nếu bạn thấy con kéo đuôi chú miu trong nhà, bạn nên hướng bé cách chơi với mèo phù hợp. Thử giữ nhẹ bàn tay của bé và nhìn vào mắt con, nói: “Con làm thế là bạn mèo đau đấy”. Sau đó, hướng dẫn bé vuốt ve lưng mèo một cách nhẹ nhàng.
Mong muốn khám phá của bé nhiều khi còn mạnh mẽ hơn những lời cảnh báo của mẹ. Do đó, bạn nên bảo vệ và dạy bé cách làm sao để vui chơi an toàn.
Cha mẹ nên quan tâm tới bé khi bé nói chuyện bằng cách lắng nghe con, đáp lại nững tiếng bập bẹ của bé. Đây là cách tương tác rất quan trọng để dạy bé về cách giao tiếp hai chiều.
Ở tuổi này, bé có thể bắt chước âm thanh cũng như cử chỉ của mẹ. Bé có thể làm theo hướng dẫn đơn giản, đặc biệt nếu nó đi kèm với cử chỉ, chẳng hạn khi mẹ yêu cầu: “Lấy cho mẹ quả bóng đằng kia” kèm theo chỉ tay vào quả bóng ở góc nhà hoặc khi mẹ đề nghị bé: “Con nhặt thìa lên”. Nên giúp bé hiểu yêu cầu của mẹ bằng cách giao từng việc một, thật chi tiết. Đừng lo nếu bạn thấy con chưa hiểu gì vì chỉ 1-2 tháng nữa thôi, bé sẽ biết mẹ đang nhờ gì mình.
]]>Trả lời: Chào bạn, có thể con bạn đang bị rối loạn tiêu hóa. Bạn nên xay nhuyễn thịt và rau trước khi cho trẻ ăn, việc này sẽ giúp hệ tiêu hóa trẻ hấp thu tốt hơn. Ban có thể dùng thêm các loại men tiêu hóa (Enzym) để hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ. Lactomin Plus không có tác dụng trong trường hợp này. Dùng sữa chua có tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa vì có các vi khuẩn lên men đường ruột có lợi cho hệ tiêu hóa.
Chúc bạn thành công,
]]>Trả lời: Bạn có thể tham khảo thông tin về chiều cao cân nặng tại –> Bảng chiều cao và cân nặng của trẻ dưới 5 tuổi
Thực đơn hàng ngày cho trẻ phải đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng: chất đạm, chất bột đường, chất béo, chất khóang và vitamin. Cụ thể như sau:
Cách chuẩn bị bột: 4 – 5 thìa bột, 1 lòng đỏ trứng hoặc 3 thìa thịt (cá, tôm), 2 thìa rau, 1 – 2 thìa dầu hoặc mỡ, (1 tuần có thể ăn 3 – 4 lòng đỏ trứng).
Cách chuẩn bị bữa ăn (cháo hoặc cơm nát):
(Mỗi tuần, có thể ăn 3 – 4 quả trứng – ăn cả quả).
Chúc bé nhiều sức khỏe và chóng lớn.
]]>Em cho bé ăn ngày 3 bữa bột có đầy đủ các thành phần như hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng, mỗi bữa 1 bát ăn cơm. Ngoài ra cháu ăn thêm sữa bột similac Neosure, sữa chua và hoa quả (em ưu tiên quả bưởi, cam, quýt và chuối) nhưng bé vẫn chỉ khắc phục được phần nào tức là ngày nào cũng tự đi ngoài được nhưng phân rất rắn.
Giờ em thấy bé thích uống sữa tươi hơn, em muốn hỏi bác sĩ là em cho bé uống sữa tươi 2 bữa/ngày thay cho sữa công thức được không. Ngoài ra bú mẹ và uống thêm trước khi đi ngủ 60ml sữa Googhealth có được không?
Rất mong bác sĩ trả lời nhanh giúp em. Chân thành cảm ơn bác sĩ.
Trả lời: Hiện con em đang trong tình trạng đe doạ suy dinh dưỡng, mà nguyên nhân có lẽ do cháu bị táo bón nên hấp thu kém. Chế độ ăn theo em mô tả như vậy là đủ.
Để cải thiện tình trạng táo bón, ngoài việc ăn các loại rau, quả em cần cho bé uống nước nhiều hơn, với tuổi của cháu ngoài việc uống 500ml sữa/ngày bé cần uống thêm 300- 400ml nước nữa. Sữa tươi ở tuổi của cháu cũng có thể uống được, tuy nhiên vì cháu lên cân chậm em có thể trộn thêm sữa bột công thức vào các bữa cháo của cháu, mỗi bữa 2 – 3 thìa, còn lại uống sữa tươi 300- 400ml /ngày là đủ.
]]>Trả lời: Nếu cứ mỗi lần uống sữa bò là cháu bị tiêu chảy, còn uống sữa đậu nành lại không bị thì rất có thể là cháu bị bất dung nạp lactose trong sữa bò. Chị nên tiếp tục cho cháu uống sữa đậu nành cho đến khi cháu được 2 tuổi rồi hãy bắt đầu thử lại sữa bò.
]]>Trả lời: 11 tháng mà thóp rất rộng là điều không bình thường. 1 là do canxi thiếu, thứ 2 là do một số cháu bị bệnh bẩm sinh não làm cho thóp không liền được. Cần phải đưa cháu đến các khoa nhi của các bệnh viện để khám và tư vấn. Chúc cháu nhà bạn khỏe mạnh, chóng lớn.
]]>Trả lời: Nếu cháu đã được bệnh viện chẩn đoán chính xác là tiêu chảy kéo dài và khi nhập viện bác sĩ đã khuyên đổi sang uống sữa Similac Isomil 2 Eye-Q thì có nghĩa là bác sĩ đã nghĩ nhiều đến khả năng bệnh tiêu chảy của cháu là do bất dung nạp lactose. Similac Isomil 2 Eye-Q là một loại sữa được tinh chế từ đậu nành không có chứa lactose như các loại sữa bò khác, rất tốt cho bệnh nhân tiêu chảy do thiếu men lactase. Nếu con chị lại bị tiêu chảy nữa thì chị có thể tự dùng loại sữa này được.
]]>Trả lời: Trẻ biết đi sớm hay muộn hoàn toàn phụ thuộc vào bản năng, sức khoẻ và độ cứng cáp của trẻ. Việc ép trẻ đứng, đi sớm sẽ gây những tác hại cho sức khoẻ của trẻ sau này.
Tổn thương dễ nhận thấy nhất là ở vùng chân hoặc có dáng đi bất thường. Phổ biến là dáng vòng kiềng, chân đi hình chữ X (đầu gối tì vào nhau, hai bàn chân xòe ra ngoài), chữ O (đầu gối khuỳnh ra ngoài) và chữ K (một chân thẳng, một chân cong), bàn chân bẹt… Đây là hậu quả của việc lạm dụng xe tập đi khi trẻ mới 6 – 7 tháng tuổi, hay do bố mẹ ép con đi sớm khi thấy bé bắt đầu vịn giường đứng lên. Do hệ xương, gân, cơ, dây chằng chưa phát triển đủ để đáp ứng với việc đi lại, hệ vận động của trẻ sẽ bị ảnh hưởng xấu, dễ biến dạng xương chân. Đó là chưa kể, việc lạm dụng cho trẻ sử dụng xe tập đi quá sớm, quá nhiều có thể sẽ làm chậm khả năng biết đứng, biết đi của trẻ bởi trẻ đã quen di chuyển mà không cần cố gắng, lười tập đi bằng đôi chân thực sự của mình.
Trường hợp trẻ bị bất thường về dáng đi như chân cong, bàn chân xoay trong, khó khăn khi ngồi khoanh chân, đi hay bị vấp ngã… cần cho trẻ đi khám sớm, tốt nhất trước khi trẻ được 30 tháng tuổi để được điều trị kịp thời.
ThS. Lê Hưng
]]>