Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Sat, 27 Apr 2024 13:40:12 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Trẻ 3 tháng tuổi biếng ăn, làm cách nào? https://meyeucon.org/10917/tre-3-thang-tuoi-bieng-an-lam-cach-nao/ https://meyeucon.org/10917/tre-3-thang-tuoi-bieng-an-lam-cach-nao/#comments Sun, 25 Jun 2023 08:43:38 +0000 https://meyeucon.org/?p=10917 Hỏi: Con tôi 3 tháng tuổi, bú hoàn toàn bằng sữa mẹ cho tới vài ngày gần đây tôi mới cho bú thêm ngoài. Tuy nhiên cháu bú mẹ rất ít, chỉ khoảng 2-3 phút là nhả ra, bú ngoài cũng chỉ 30-40ml là thôi không chịu bú nữa. Xin bác sĩ tư vấn giúp xem có cách nào để cháu bú được nhiều hơn? Xin cám ơn bác sĩ.

Trả lời: Chào bạn. Trước hết bạn cần theo dõi kỹ cân nặng của bé, đây là điều rất quan trọng bởi nếu bé không lên cân thì thường là có vấn đề. Khi cháu không lên cân (hay lên ít) và bỏ bú, bạn cần xem lại một số việc cơ bản sau:

Nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng tuổi biếng ăn

Bạn có cho trẻ bú đúng cách?

Thường thì các bà mẹ sinh con đầu lòng không có kinh nghiệm cho trẻ bú, có khi cho trẻ bú quá thưa hoặc quá nhiều khiến trẻ không thích. Cũng có khi trẻ không thích núm vú của mẹ. Cách cho bú không đúng dẫn tới lượng sữa cung cấp cho trẻ không phù hợp (thiếu hoặc thừa) gây nên biếng ăn. Nếu trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thì cho bé bú theo nhu cầu.

Nếu trẻ bú ngoài thì bạn cần xem lại mình cho trẻ bú có đúng lượng sữa được pha không? Đặc, loãng, nhiều, ít đều ảnh hưởng tới trẻ. Cũng có khi trẻ không thích loại sữa đó (có loại ngọt hơn, có loại béo hơn…), vì vậy nếu trẻ có biểu hiện không thích uống sữa ngoài thì cần kiểm tra thông qua bú sữa mẹ hoặc đổi sữa cho cháu. Nếu trẻ thường bú sữa ngoài thì nên cách khoảng 3 tiếng cho bú 1 lần.

Ngoài các vấn đề về sữa và cách cho bú cũng có những nguy cơ bệnh khiến cho bé biếng ăn. Bạn cần kết hợp việc theo dõi cân nặng và khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.

Nếu mẹ đủ sữa thì giai đoạn này nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ bởi bé chưa có nhu cầu nhiều hơn.

Do bị biếng ăn sinh lý

Đây là tình trạng trẻ có dấu hiệu chán ăn khi bước vào giai đoạn chuyển tiếp trong quá trình phát triển cơ thể, như mọc răng, tập lẫy, lật, bò… Lúc này trẻ có thể tập làm quen với các kỹ năng mới mà quên đi việc ăn uống.

Trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa

Những triệu chứng như khó tiêu, đầy hơi, nôn trớ, tiêu chảy… làm trẻ khó chịu và mất cảm giác thèm ăn.

Trẻ bị nấm lưỡi

Nấm lưỡi là một loại nhiễm trùng nấm Candida gây ra các vết trắng trên lưỡi và miệng của trẻ, làm trẻ đau rát và khó bú từ đó dẫn tới bỏ ăn, chán ăn.

Chất lượng sữa mẹ thay đổi

Nếu mẹ ăn uống không cân bằng hoặc sử dụng các loại thực phẩm có mùi vị khác thường, sữa mẹ sẽ bị ảnh hưởng và làm trẻ không chịu bú.

Trẻ thiếu chất

Trẻ thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, canxi, vitamin D… gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, khó chịu, biếng ăn.

☛ Đọc thêm: Trẻ biếng ăn kéo dài có nguy hiểm?

Khắc phục biếng ăn ở trẻ 3 tháng tuổi

Tùy theo nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ mà có các biện pháp khắc phục phù hợp, cụ thể:

Cho trẻ bú đúng cách

Bố mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức theo nhu cầu và thời gian phù hợp, không nên ép bé bú quá nhiều hoặc quá ít. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chọn núm vú bình sữa phù hợp với bé, để bé bú dễ dàng và hiệu quả.

Cải thiện chế độ dinh dưỡng của mẹ

Nếu bé bú sữa mẹ, chất lượng sữa mẹ sẽ ảnh hưởng đến khẩu vị của bé. Do đó, mẹ nên ăn uống cân bằng và đa dạng, tránh các loại thực phẩm có mùi vị khác thường hoặc gây dị ứng cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh sử dụng các loại mỹ phẩm có mùi lạ khi cho bé bú .

Sử dụng sữa công thức phù hợp

Nếu bé bú sữa công thức, bố mẹ nên chọn loại sữa phù hợp với độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của bé. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên pha sữa đúng tỷ lệ và nhiệt độ, để tránh làm bé khó tiêu hoặc ngán sữa.

Giúp bé thoải mái nhất khi bú

Bố mẹ nên tạo cho bé một không gian yên tĩnh và thoải mái khi bú, không nên làm bé giật mình hoặc quấy rầy bởi tiếng ồn hay ánh sáng. Bố mẹ cũng nên ôm ấp và vuốt ve bé khi cho bé bú, để tăng cảm giác gần gũi, an toàn cho bé.

Tránh sử dụng thuốc khi không cần thiết

Một số loại thuốc có thể gây ra biến đổi vị giác hoặc làm giảm cảm giác đói của trẻ. Do đó, bố mẹ nên hạn chế sử dụng thuốc cho bé khi không cần thiết, nếu có sử dụng thì nên theo chỉ định của bác sĩ.

☛ Đọc thêm: Mẹ nên làm gì khi trẻ 3 tháng tuổi biếng ăn?

Kết luận

Sau khi xem xét các vấn đề và khắc phục, bạn cần theo dõi xem tình trạng của bé có tiến triển hay không. Nếu bé vẫn biếng ăn, lười ăn bạn có thể đưa bé đi thăm khám bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra nguyên nhân khác, đồng thời có biện pháp khắc phục kịp thời. Chúc bạn thành công!

]]>
https://meyeucon.org/10917/tre-3-thang-tuoi-bieng-an-lam-cach-nao/feed/ 55
Trẻ sơ sinh lười bú mẹ, làm cách nào? https://meyeucon.org/19914/tre-so-sinh-luoi-bu-me-lam-cach-nao/ https://meyeucon.org/19914/tre-so-sinh-luoi-bu-me-lam-cach-nao/#comments Wed, 09 Nov 2011 13:13:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=19914 Hỏi: Em chào bác sĩ. Bé nhà em đã được 3 tháng rồi, cân nặng lúc sinh là 3,5kg. Trong 2 tháng đầu đời bé ăn ngủ tốt, tháng đầu tăng 1,3kg, tháng sau tăng thêm 1kg. Nhưng trong thời gian 1 tháng gần đây cháu rất lười bú, hay khóc thét vào lúc chập tối. Bé chỉ bú sữa mẹ với một lượng rất ít và khoảng cách giữa các cữ bú rất thưa, ban ngày khoảng 4 tiếng bé mới bú một lần, ban đêm bé không chịu bú cữ nào cả và ngủ suốt đêm, bé cũng không chịu bú dặm sữa ngoài. Bé đi tiểu ít và đi tiêu 2 ngày một lần. Bé rất nhanh nhẹn, cháu biết lật khi tròn 3 tháng tuổi. Em có nhờ BS Nhi tới khám thì được biết sức khỏe bé bình thường, không có viêm nhiễm gì. Nhưng em vẫn lo lắm vì bé lười bú quá, em mong Bác sĩ tư vấn giúp em cách khắc phục tình trạng bú sữa của bé. Em xin cảm ơn.

Trả lời: Chào bạn. Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh, vì vậy đúng là khi trẻ sơ sinh lười bú mẹ sẽ khiến cả nhà lo lắng, chưa kể nếu bé lười bú thì khiến bầu sữa mẹ căng tức và gián tiếp ảnh hưởng tới việc tiết sữa sau này.

Về sự phát triển của bé thì tôi thấy phát triển tốt. Chắc bạn thay tã hoặc có ép bú mẹ nên bé phản ứng không? Bạn nói bé bú ít nhưng chỉ nói về khoảng cách 2 bữa bú, vậy thời gian cho 1 bữa bú thì sao? Bé ăn xong có thoả mãn không? Bạn có còn vắt ra nhiều sữa sau khi bé bú xong không? Nếu còn vắt được thì bạn nên đổ thìa cho bé. Vắt hết sữa cũ sẽ kích thích tiết sữa nhiều hơn. Bạn cũng cần xem lại là đã cho bé bú đúng cách chưa, bạn có thể tham khảo về » Cho con bú đúng cách

Nếu chuẩn bị đi làm thì mới tập cho bé bú bình, nếu bé kiên quyết không bú bình thì đổ thìa. Đổ thìa là phương pháp BS dinh dưỡng khuyến cáo nên thực hành vì giảm nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hoá.

]]>
https://meyeucon.org/19914/tre-so-sinh-luoi-bu-me-lam-cach-nao/feed/ 14
Bé bị ra mồ hôi nhiều, xử trí thế nào? https://meyeucon.org/15618/be-bi-ra-mo-hoi-nhieu-xu-tri-the-nao/ https://meyeucon.org/15618/be-bi-ra-mo-hoi-nhieu-xu-tri-the-nao/#comments Thu, 13 Jan 2011 22:18:03 +0000 https://meyeucon.org/?p=15618 Hỏi: Chào bác sĩ, bé nhà em được 3 tháng tuổi. gần đây ban đêm cháu nằm ngủ lưng và đầu ra rất nhiều mồ hôi. Đêm nào em cũng dậy thay áo cho bé , nhưng đến sáng vẫn nhiều mồ hôi ướt đẫm, xin bác sĩ tư vấn giúp em làm sao để hết ra mồ hôi ạ, vì em sợ nếu ra mồ hôi lưng quá nhiều sẽ dẫn đến viêm phổi … xin cám ơn bác sĩ…

Trả lời: Chào bạn, trước hết bạn nên cung cấp là cháu bé có lên cân tốt, bú tốt hay không? Nếu bé đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm có thể là bé bị thiếu Canxi. Bạn nên phơi nắng sáng cho bé, ngoài ra đêm bạn nên cho bé mặc đồ thoáng mát, nhưng vẫn giữ đủ ấm và lau lưng cho bé thường xuyên để tránh viêm nhiễm đường hô hấp cho bé khi bị nhiễm lạnh.

Chúc bé bạn khỏe

]]>
https://meyeucon.org/15618/be-bi-ra-mo-hoi-nhieu-xu-tri-the-nao/feed/ 12
Trẻ 3 tháng tuổi đi phân có nhầy và nhiều nước, xin tư vấn https://meyeucon.org/15584/tre-3-thang-tuoi-di-phan-co-nhay-va-nhieu-nuoc-xin-tu-van/ https://meyeucon.org/15584/tre-3-thang-tuoi-di-phan-co-nhay-va-nhieu-nuoc-xin-tu-van/#comments Wed, 12 Jan 2011 23:27:05 +0000 https://meyeucon.org/?p=15584 Hỏi: Cháu tôi mới 3 tháng 20 ngày tuổi, bú sữa mẹ hoàn toàn. Từ khi mới sinh ra đến nay, mỗi ngày cháu đi ngoài khoảng 6-8 lần, hoa cà hoa cải bình thường. Nhưng khoảng 10 ngày trở lại đây, cháu bắt đầu đi phân có nhầy, nhiều nước, đi ngoài từ 4-6 lần/ngày và đi són khoảng 4-6 lần/ngày. Gia đình đã cho đi khám ở viện Nhi và soi phân (kết quả bình thường) và uống thuốc kê của bác sĩ nhưng không đỡ. Rất mong bác sĩ tư vấn giúp. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời: Chào bạn, xin hỏi bạn về tình trạng đi phân có nhầy nhiều nước từ 10 ngày bé có kèm sốt, bỏ bú, ói mửa, mệt, đặc biệt có sụt cân hay không? Nếu có các triệu chứng trên bạn nên đưa bé trở lại bệnh viện để được khám và tư vấn điều trị. Nếu không có những triệu chứng trên, thì bạn có thể cho bé uống thêm nhiều nước và theo dõi, chăm sóc tại nhà.

Chúc bé bạn mau khỏe.

Thân chào

]]>
https://meyeucon.org/15584/tre-3-thang-tuoi-di-phan-co-nhay-va-nhieu-nuoc-xin-tu-van/feed/ 10
Trẻ 3 tháng tuổi khó thở, có phải bị hen suyễn? https://meyeucon.org/15527/tre-3-thang-tuoi-kho-tho-co-phai-bi-hen-suyen/ https://meyeucon.org/15527/tre-3-thang-tuoi-kho-tho-co-phai-bi-hen-suyen/#respond Mon, 10 Jan 2011 23:16:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=15527 Hỏi: Bác sĩ ơi! Con tôi 3 tháng tuổi, khi thời tiết thay đổi, bé hay khó thở. Tôi cho bé uống thuốc nhưng tình trạng này cứ lặp lại thường xuyên. Như vậy, có phải cháu bị bệnh hen suyễn không? Tôi phải làm gì? Xin bác sĩ tư vấn giúp, cảm ơn bác sĩ

Trả lời: Chào bạn, khi thời tiết thay đổi, trẻ 3 tháng khó thở, bạn cần phải lưu ý xem trẻ có bị nghẹt mũi hay không. Ngoài ra, nếu trẻ khó thở thường xuyên bạn cần mang cháu đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa nhi để bác sĩ xác định nguyên nhân.

Theo tôi, cháu có thể bị viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi. Suyễn ở trẻ nhũ nhi thường chẩn đoán rất khó, cần phải thực hiện thêm một số xét nghiệm. Những triệu chứng bạn cung cấp là quá ít nên chúng tôi không thể cho chẩn đoán chính xác được, bạn nên đưa bé đi khám sớm nhé.

Chúc bé mau khỏe

]]>
https://meyeucon.org/15527/tre-3-thang-tuoi-kho-tho-co-phai-bi-hen-suyen/feed/ 0
Bé không chịu bú mẹ, làm thế nào? https://meyeucon.org/14470/be-khong-chiu-bu-me-lam-the-nao/ https://meyeucon.org/14470/be-khong-chiu-bu-me-lam-the-nao/#comments Wed, 08 Dec 2010 13:30:34 +0000 https://meyeucon.org/?p=14470 Hỏi: Con em đã được gần 3 tháng nhưng không chịu bú mẹ nên em toàn phải vắt sữa ra bình cho bé. Mấy hôm nay bé không chịu bú bình nữa, ti mẹ cũng không, em toàn phải cho lúc bé ngủ rồi cho ăn thì bé ăn được 90-120ml. Mà bé nhà em phải 3-4 ngày mới đi vệ sinh một lần, bé sinh ra được 3.2kg mà giờ 2 tháng 24 ngày mới được có 6kg. BS tư vấn giúp em làm thế nào để cải thiện tình hình cân nặng của bé. Cảm ơn BS.

Trả lời: Bé không chịu bú mẹ có rất nhiều nguyên nhân như: miệng bé vấn đề (bị đau, bị nấm miệng…) hoặc sữa mẹ có mùi lạ làm cho bé không thích bú. Một nguyên nhân nữa là bé vừa sinh ra vừa bú mẹ vừa bú bình, đến một giai đoạn nào đó, bé sẽ không thích bú nữa. Vì vậy bạn hãy chịu khó cho con uống sữa bằng muỗng với điều kiện phải pha sữa thật chuẩn, không được pha đặc vì nếu pha đặc thì sữa sẽ rất ngọt, không tiêu hóa ở đường ruột của bé, làm cho bé bị đầy bụng, khó tiêu, đôi khi ọc ra sữa vón cục. Như vậy là cách pha sữa chưa đúng mà cần sửa đổi, pha sữa thật đúng. Vì bé bú sữa quá ít nên không đủ chất để tạo phân, nên phải tích lũy vài ngày như thế. Bạn nên cho bé uống sữa liên tục, uống sữa thế nước, như vậy bé sẽ nhận được lượng sữa nhiều hơn và bé đi cầu đều mỗi ngày và tăng cân tốt.

]]>
https://meyeucon.org/14470/be-khong-chiu-bu-me-lam-the-nao/feed/ 10
3 tháng đầu đời của bé yêu – Tháng thứ 3 https://meyeucon.org/14414/3-thang-dau-doi-cua-be-yeu-thang-thu-3/ https://meyeucon.org/14414/3-thang-dau-doi-cua-be-yeu-thang-thu-3/#comments Mon, 06 Dec 2010 13:45:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=14414 Hãy nhìn toàn bộ chặng đường mà một đứa trẻ trải qua trong những tháng đầu đời. Bắt đầu từ cuộc sống của một sinh linh trong nước với nguồn thức ăn và oxy được truyền trực tiếp vào cơ thể, giờ đây bé phải thích nghi với cuộc sống bên ngoài với việc học ăn học thở bằng cơ thể mình. Bé cũng phải tập gắn kết với mẹ và bố – những người bé cần nhất, không chỉ để tồn tại mà còn để học hỏi và lớn lên.

Chưa hết, nhiều hệ cơ quan quan trọng trong cơ thể vẫn chưa được vận hành đầy đủ tại thời điểm bé được sinh ra, như não bộ, hệ thần kinh và mắt vẫn đang tiếp tục hoàn thiện. Trên thực tế, những thay đổi thú vị của bé trong 12 tuần đầu đời là cả một tiến trình không thể tin nổi; những gì bạn quan sát được chỉ là bề nổi mà thôi. Hãy xem điều gì xảy ra với bé cả bên ngoài và bên trong cơ thể bé từ lúc sinh ra đến khi được 3 tháng tuổi.

Cơ thể

Trong tháng này, các cơ vai và cổ của bé tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa, và khả năng kiểm soát đầu của bé nhờ đó cũng tiếp tục được nâng lên. Ở tuổi này, bé đã có thể đọc được các biểu lộ nét mặt.

Bé cũng có một bước vọt lớn khác về trí óc ở tuổi này – lúc này bé có thể đoán biết được những gì sẽ xảy ra tiếp theo trong một tình huống nào đó. Khi được 3 tháng tuổi, bé có thể giữ thẳng đầu khi nằm ngửa, trong khi trước đó, đầu bé thường nghiêng qua một trong hai phía. Có hai sự kiện giúp đặt nền tảng cho tháng thứ ba: học cách sử dụng cả hai tay cùng lúc. Bạn sẽ sớm thấy bé bắt đầu với tay về phía các đồ vật; mới đầu những cú với chụp này còn khá vụng về (hãy cẩn thận với đôi kính của bạn nhé!) nhưng chúng sẽ nhanh chóng trở nên cẩn thận và có sự phối hợp hơn.

Ở tuổi này, bé cũng được học lật mình và bò trườn bằng cách vận động cơ tứ chi (chẳng hạn, bằng cách đạp mạnh chân trong khi nằm sấp hoặc ngửa).

Giác quan

Được 3 tháng tuổi, bé đã có thể nhìn vào các chi tiết tốt hơn; bé cũng bắt đầu phát triển thị giác không gian ba chiều, và có thể dõi theo bạn quanh phòng với tầm nhìn của mình. Cảm biến màu sắc của bé ở tuổi này cũng đã được hoàn thiện và gần đạt bằng người lớn.

Não bộ

Bé lúc này rất hoạt bát và ưa giao tiếp, bé thích tạo ra các tiếng động và thực hành khả năng nói chuyện bằng cách ê a rồi đợi bạn trả lời.

Đây cũng là tuổi mà các bé bắt đầu ghi nhớ khuôn mặt giống với cách của người lớn hơn: thay vì ghi nhớ mỗi chi tiết của một gương mặt mới, chúng tìm kiếm sự khác biệt giữa nó với khuôn mẫu chung của những gương mặt mà chúng đã thấy trước đó. Độ tuổi này, bé bắt đầu nhận biết được người thân (không chỉ Mẹ mà thôi) và bắt đầu học cách đọc nét mặt.

Bé sẽ có một bước tiến lớn về trí tuệ ở tuổi này, bằng cách học dự đoán những gì sẽ xảy ra tiếp theo trong những tình huống quen thuộc. Chẳng hạn, em bé 3 tháng đang đói của bạn sẽ thôi nhặng xị khi bạn bế ngửa bé vào lòng, vì bé biết rằng mẹ đang sắp sửa cho bé bú.

Bố mẹ bắt đầu nhận thấy những thay đổi của bé – bé đã sẵn sàng để lớn thật nhanh trong những năm tháng tiếp theo của cuộc đời.

]]>
https://meyeucon.org/14414/3-thang-dau-doi-cua-be-yeu-thang-thu-3/feed/ 1
Bé 3 tháng tuổi bị táo bón, xin tư vấn https://meyeucon.org/10921/be-3-thang-tuoi-bi-tao-bon-xin-tu-van/ https://meyeucon.org/10921/be-3-thang-tuoi-bi-tao-bon-xin-tu-van/#comments Thu, 05 Aug 2010 09:08:02 +0000 https://meyeucon.org/?p=10921 Hỏi: Cháu nhà tôi được 3 tháng tuổi, 3-5 ngày cháu mới đi đại tiện 1 lần. Phân của cháu mềm và rất vàng. Bác sĩ cho tôi hỏi cháu nhà tôi có bị táo bón không? Nếu bị táo bón thì có cách nào cải thiện tình hình không ạ? Hiện tại tôi đang cho bé bú mẹ hoàn toàn.

Trả lời: Theo như chị mô tả thì cháu nhà chị đã bị táo bón. Ở giai đoạn 3 tháng tuổi bé thường đi từ 3-4 lần/ngày nếu bú sữa mẹ hoàn toàn.

Vì chị cho cháu bú sữa mẹ, nên loại trừ nguyên nhân gây táo bón do sữa ngoài. Vậy chị cần xem xét một số yếu tố sau:

Chế độ dinh dưỡng của mẹ

Vì mẹ ăn gì thì thức ăn đó sẽ trực tiếp vào sữa cho con, do vậy chị nên ăn những loại thức ăn nhuận tràng như rau xanh, quả chín và có chọn lọc một số loại như: khoai lang, mồng tơi, đu đủ chín, chuối tiêu… Khi mẹ ăn thì cần theo dõi diễn biến táo bón ở con, nếu có dấu hiệu tốt thì mẹ tiếp tục duy trì chế độ ăn nhiều rau quả.

Cho trẻ uống thêm nước

Bạn có thể cho bé uống thêm 50-100ml nước lọc mỗi ngày, nếu không tiến triển thì có thể dùng nước ép trái cây như đu đủ, táo… với liều lượng tương tự.

Mát xa cho trẻ:

Lưu ý là mát xa vào giữa 2 bữa ăn, lúc trẻ không đói hoặc không no. Làm nhẹ nhàng, khéo léo.

1. Xoay vòng nhỏ quanh rốn: Đặt hai ngón tay trỏ và giữa của bàn tay bạn cạnh rốn bé ấn nhẹ nhàng xoay vòng và tiếp tục ấn nhưng nhẹ hơn, trượt ngón tay xung quanh rốn nhẹ nhàng và lặp lại. Xoay theo chiều kim đồng hồ, xoay dần ra ngoài cho đến hông phải. Động tác này giúp thành phần trong ruột non di chuyển theo chiều dài ruột.

2. Xoay vòng lớn xung quanh bụng: Bắt đầu bên trong hông phải, di chuyển ngón tay và mặt lòng bàn tay bạn đến bờ sườn phải, sau đó đến cùng điểm ở bờ sườn trái. Vuốt xuống ngay bên trong hông trái, sau đó đến phần bụng dưới. Lặp đi lặp lại vài lần. Động tác này giúp đẩy các chất trong ruột già đi.

3. Đạp xe bằng hai chân: Giữ cổ chân bé và một đầu gối gập lại, đẩy đùi ép vào bụng. Tiếp theo kéo chân bé thẳng ra lại và lại gấp bụng như trước. Lặp lại chuyển động xe đạp này nhịp nhàng vài lần. Động tác này làm tăng nhu động ruột.

4. Cong gối tuần tự: Giữ mắt cá bé và cong cả hai gối cùng lúc, đẩy chúng về phía bụng. Giữ hai chân bé ở tư thế này trong vài giây, sau đó kéo xuống nhẹ nhàng đến khi chúng thẳng ra. Lặp lại chầm chậm vài lần. Động tác này sẽ giúp thoát hơi trong ruột ra.

Ngoài ra trẻ có thể có những nguyên nhân như: phình đại tràng, đại trực tràng dài, hẹp ruột… có thể gây táo bón. Cần đưa trẻ đi khám để loại trừ những nguyên nhân này.

Nếu trẻ có bú sữa ngoài thì sao?

Thường khi trẻ bú sữa ngoài thì số lần đi sẽ ít hơn và phân có những đặc điểm khác với bú mẹ (tùy từng loại sữa). Quan trọng nhất là mẹ phải kiểm tra kỹ liều lượng sữa xem pha có đúng không? Loại sữa cho bé bú có nhiều đạm quá không? Sữa đó có gây nóng bên trong không? v.v..

Có thể cho bé uống thêm men vi sinh nếu cần. Tuy nhiên phải theo sự chỉ định của bác sĩ.

]]>
https://meyeucon.org/10921/be-3-thang-tuoi-bi-tao-bon-xin-tu-van/feed/ 13
Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi https://meyeucon.org/10681/su-phat-trien-cua-tre-3-thang-tuoi/ https://meyeucon.org/10681/su-phat-trien-cua-tre-3-thang-tuoi/#comments Tue, 03 Aug 2010 07:07:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=10681 Bé bắt đầu thích thú với đôi bàn tay và những ngón tay của mình và ngắm nhìn chúng thật nhiều. Bé bắt đầu để tay vươn tới những vật thể hấp dẫn.


Con bạn biết làm gì ở tuổi này?

  • Giao tiếp với thế giới bên ngoài nhiều hơn qua những tiếng thầm thì, gù gù và biểu thị qua nét mặt. Khóc ít hơn.
  • Đáp ứng với nhiều loại kích thích khác nhau. Thích những vật thể có nhiều màu sắc và kiểu dáng. Thích chơi với những đồ chơi như cái lục lạc, trái banh mềm, đồ chơi để bé ôm ấp,…
  • Cố vươn tới một vài đồ vật, túm lấy và nắm giữ chúng trong vài giây.
  • Nhìn theo những vật di chuyển chậm, đặc biệt là những vật di chuyển ngang từ bên này sang bên kia. Quay đầu để giữ cho vật nằm trong tầm mắt.
  • Nghiêng người khi được nằm sấp và cố nâng đầu lên

Những thay đổi quan trọng:

  • Bé đang cố gắng kiểm soát nhiều hơn đầu và thân. Những chuyển động ít loạng choạng hơn.
  • Hệ thần kinh của bé đang trưởng thành rất nhanh. Bé có thể phối hợp giữa nhìn, nắm giữ và bú, điều này có nghĩa là bé cố đưa hết mọi thứ vào miệng bé.
  • Bé bắt đầu thích thú với đôi bàn tay và những ngón tay của mình và ngắm nhìn chúng thật nhiều. Bé bắt đầu để tay vươn tới những vật thể hấp dẫn.
  • Khả năng về thị giác của bé đã phát triển gần như hoàn chỉnh. Bé có thể nhìn từng chi tiết của các vật thể.
  • Giờ giấc ăn, ngủ và tỉnh táo vui chơi của bé ngày càng đều đặn hơn.

Chơi để phát triển:

  • Khi nói chuyện với bé, bạn hãy nhìn trực tiếp vào mắt bé. Khuôn mặt bạn khi nhìn thẳng sẽ có ý nghĩa với bé nhiều hơn là nhìn nghiêng.
  • Cho bé xem nhiều vật thể khác nhau. Để gần bé những vật thể có màu sáng và hấp dẫn để nhìn, nghe hay sờ nhưng phải lớn để bé không bỏ chúng vào miệng. Khuyến khích bé vươn tới vật thể đó hay chạm tới chúng.
  • Đưa cho bé 1 cái lục lạc nhỏ và chỉ cho bé cách lắc nó như thế nào để gây ra âm thanh.
  • Khi có thể, bạn bế bé lên 1 cách an toàn trong lòng để bé có thể tiếp xúc, nhìn thấy quang cảnh xung quanh.
  • Mỗi khi bạn hài lòng hay thích thú với những gì bé làm hãy khen bé và gọi tên bé.
  • Đu đưa bé và hát cho bé nghe. Hãy cho bé thật nhiều quan tâm và yêu thương.

Nuôi dưỡng bé:

  • Hãy nuôi bé bằng sữa mẹ hoặc sữa bột thích hợp để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Không được cho bé uống sữa bò.
  • Nếu bạn nuôi bé bằng sữa bình, nên ẵm bé trong lúc cho bé bú. Đừng bao giờ dựng ngược chai sữa lên.
  • Trừ phi bác sĩ yêu cầu, bạn không nên cho bé ăn dặm vào tuổi này.

Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ:

  • Bạn hãy học cách vắt lấy sữa bình thường hay dùng 1 cái bơm hút.
  • Trong những trường hợp không cho bé bú đưôc hãy cho bé bú sữa mẹ đã được lấy ra, sữa này chỉ được để trong tủ lạnh 24 giờ mà thôi.
  • Bạn cần ăn, ngủ đầy đủ và uống đủ nước.
  • Vẫn tiếp tục dùng những loại vitamine và sữa dành cho bà mẹ có thai và nuôi con bú bạn dùng trước đây.

Chăm sóc bé:

  • Để những vật kích thước nhỏ cách xa bé. Đừng cho bé giữ những vật bé có thể nuốt và bị ngạt.
  • Nếu bé ngủ trong nôi, hãy cho bé 1 cái nôi rộng. Bé cần nhiều khoảng trống cho những hoạt động của mình. Hãy để ý rằng khoảng cách giữa 2 chấn song nôi không rộng hơn 6cm và cao ít nhất 70cm tính từ tấm nệm trở lên.
  • Khi bế bé ra ngoài, hãy mặc đồ cho bé theo như bạn cảm thấy thích hợp, đừng quấn bé trong 3 tấm chăn khi bạn chỉ mặc 1 áo.
  • Ngay cả khi bạn không đi ra ngoài nhiều, bạn cũng cần tìm kiếm trước 1 ngưởi giữ trẻ cho thời gian bạn đi làm sắp tới. Bạn cũng nên mời họ đến gặp bé trước để tạo mối quan hệ.

Theo Cẩm nang CSB

]]>
https://meyeucon.org/10681/su-phat-trien-cua-tre-3-thang-tuoi/feed/ 65
Khả năng nghe, nhìn, “nói” của bé rất nhạy ở tháng thứ 3 https://meyeucon.org/10676/kha-nang-nghe-nhin-noi-cua-be-rat-nhay-o-thang-thu-3/ https://meyeucon.org/10676/kha-nang-nghe-nhin-noi-cua-be-rat-nhay-o-thang-thu-3/#respond Tue, 03 Aug 2010 06:55:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=10676 “Con thích con vịt nhựa papa làm cho nó kêu chít chít! Nhưng con chưa biết cách nào để làm nó kêu… Con đã cắn thử vào người nó, nó rất cứng và dai. Cái lắc tay mama đeo cho con có những âm thanh nghe hay nhỉ!!”

Phát triển các giác quan và khả năng vận động

1. Phát âm: Bé thỏ thẻ, ríu rít những tiếng sơ khởi. Bé phát ra âm thanh khi được nói chuyện hoặc thích thú. Bé bây giờ, đang tạo ra những âm thanh mới khi học cách điều khiển đôi môi, lưỡi và cổ họng. Bé như một con chim cu, lắng nghe âm thanh của chính mình rồi lặp lại. Bé cũng tạo ra những âm thanh từ cổ họng bằng nước bọt và một số những âm thanh dễ thương khác nữa.

2. Thị giác phát triển: Bé có thể nhìn một vật di động theo mọi hướng. Bé chú ý gương mặt của mọi người. Bé hay nhìn chung quanh, đôi mắt đổ dồn về phía đồ chơi treo trên đầu hay quay đầu về phía có tiếng động.

3. Vận động: Khi đặt nằm sấp, bé chống được hai tay và giữ được đầu và vai thẳng. Bé có thể nhấc đầu và ngực lên. Cường cơ lưng còn yếu, nếu đặt bé ngồi lưng vẫn còn cong.
Thời gian thức và chơi của bé tăng dần.

4. Sự khéo léo phối hợp các động tác

Bé biết nhìn chăm chú vào vật đang nắm trong tay và đưa lên miệng. Có thể cầm lấy đồ vật mà người khác đưa như chai sữa và đưa lên miệng bú. Lúc này, bé có thể nhìn theo cử động của đôi tay, tập vỗ tay. Bé có thể cầm đồ lúc lắc trong tay vài giây, nhưng không thể vừa cầm vừa nhìn cùng lúc.

Bé bắt đầu có dấu hiệu muốn lật phần bụng khi nằm ngửa. Bé sẽ nâng hông lên và cố gắng đẩy người lật xuống thảm hoặc sàn nhà. Bố mẹ có thể nhận ra được điều đó. Vì chỉ rời phòng một ít phút, khi quay lại bố mẹ đã thấy bé di chuyển được một khoảng cách phi thường.

]]>
https://meyeucon.org/10676/kha-nang-nghe-nhin-noi-cua-be-rat-nhay-o-thang-thu-3/feed/ 0