Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Apr 2024 02:47:02 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Những loại thực phẩm nên tránh cho bé dưới 1 tuổi ăn https://meyeucon.org/26697/nhung-loai-thuc-pham-nen-tranh-cho-be-duoi-1-tuoi-an/ https://meyeucon.org/26697/nhung-loai-thuc-pham-nen-tranh-cho-be-duoi-1-tuoi-an/#comments Thu, 07 Mar 2013 03:00:19 +0000 https://meyeucon.org/?p=26697 Các chức năng của từng bộ phận trên cơ thể trẻ dưới 1 tuổi vẫn đang trong quá trình hình thành đầy đủ và hoàn thiện dần. Bởi vậy, để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho trẻ, các mẹ hãy cẩn thận trong việc chọn lọc những thực phẩm phù hợp với trẻ và nên tránh một số loại thực phẩm sau đây:

1. Muối

Vào thời điểm này, thận của trẻ chưa thích ứng được với lượng muối nhiều. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng quá 0,4g muối mỗi ngày. Một số loại thực phẩm có hàm lượng muối cao như: pho mát, xúc xích, thịt hun khói cũng nên hạn chế cho trẻ ăn.

2. Đường

Tốt nhất các mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng các loại bánh ngọt, bích quy, kẹo, kem,… vì trong những loại thực phẩm này thường chứa nhiều chất ngọt gây sâu răng khi răng trẻ vừa mới nhú mọc. Chính vì vậy, các mẹ chỉ nên thêm đường vào thức ăn của trẻ khi thực sự cần thiết thôi nhé.

Mật ong là loại thực phẩm nằm trong danh sách “cấm” đối với trẻ dưới 1 tuổi.

3. Mật ong

Mật ong không chỉ là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mà còn được dùng để chữa nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, với trẻ dưới 1 tuổi thì mật ong lại không phát huy được những tác dụng tuyệt vời ấy. Bởi vì, trong mật ong có chứa lượng đường rất lớn và chứa bào tử của Clostridium botulinum có thể gây ngộ độc, táo bón, hôn mê ở trẻ sơ sinh. Chính vì vậy, mật ong là loại thực phẩm nằm trong danh sách “cấm” đối với trẻ dưới 1 tuổi mà các mẹ cần phải lưu tâm nhé.

4. Dâu

Những trái dâu ngọt ngào, giàu vitamin là lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn của gia đình, tuy nhiên lại không phải của bé. Dâu không chỉ chứa nhiều axit ảnh hưởng lớn đến dạ dày và ruột của bé mà còn có thể gây kích ứng như nổi sảy.

5. Trứng

Trứng chứa nguồn protein, vitamin D và chất khoáng dồi dào, tuy nhiên trứng lại là món ăn rất dễ gây dị ứng cho trẻ. Không nên cho trẻ ăn trứng sống hoặc trứng chưa chín kỹ. Có thể cho trẻ ăn trứng nhưng các mẹ phải đảm bảo trứng được luộc chín kỹ cho đến khi cả lòng trắng và lòng đỏ rắn lại. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý, chỉ cho trẻ ăn lòng đỏ trứng thôi nhé, vì các protein trong lòng trắng trứng có thể làm bé bị dị ứng hoặc dị ứng phát triển trong tương lai.

6. Trái cây ép

Trong nước ép chứa nhiều đường và mất đi nhiều chất dinh dưỡng khác mà chỉ có trong trái cây nguyên vẹn. Bé dưới 1 tuổi nếu uống quá nhiều nước ép hoa quả sẽ không hấp thu được đủ sữa mẹ, sữa bột, thức ăn dặm giàu dinh dưỡng có thể dẫn tới suy dinh dưỡng. Thêm vào đó, một vài trẻ hấp thu quá nhiều khối lượng nước ép hoa quả sẽ có thể bị đau dạ dày hoặc tiêu chảy.

Bé sau 6 tháng tuổi có thể được thử dùng nước hoa quả trong bữa ăn của mình. Bắt đầu với một lượng nhỏ khoảng 1-2 ounce/ngày (1ounce = 28.35g). Khi bé lớn hơn một chút có thể cho bé uống 4 ounce/ngày. Nước hoa quả cần được ép từ thực phẩm tươi ngon, sạch. Không nên cho trẻ uống nước hoa quả công nghiệp hoặc quá ngọt như sô đa chẳng hạn.

7. Hải sản có vỏ

Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc… là thực phẩm rất dễ gây dị ứng, vì vậy, bác sỹ đặc biệt khuyên các mẹ chỉ nên cho bé ăn sau năm đầu đời. Trước khi cho bé ăn, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ cũng như tìm hiểu xem trong gia đình có ai bị dị ứng với hải sản không nhé.

8. Thực phẩm nhiều chất xơ

Trẻ nhỏ phát triển nhanh do đó rất cần được cung cấp nhiều calo và các chất dinh dưỡng từ một lượng nhỏ thực phẩm hàng ngày. Các loại đồ ăn giàu xơ như hoa quả và rau xanh thì tốt cho em bé. Tuy nhiên, bé cần tránh những loại đồ ăn có hàm lượng xơ quá cao như bánh mỳ đen, một số loại bánh mỳ giàu xơ. Những loại thực phẩm này khiến bé no bụng quá nhanh, khiến bé chán những món khác và làm giảm hấp thu một số chất dinh dưỡng quan trọng như canxi và sắt.

Không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn thực phẩm nhiều chất xơ.

9. Một số loại cá

Các mẹ cần tránh những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá maclin,… bởi thủy ngân có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ.

10. Pate

Nên tránh cho trẻ dưới 1 tuổi ăn pate bởi pate gồm có cả pate thực vật, chúng có thể chứa vi khuẩn listeria dẫn tới ngộ độc thực phẩm cho trẻ.

11. Sữa bò

Mặc dù nhiều loại sữa công thức có nguồn gốc từ sữa bò. Nhưng không nên dùng sữa bò là đồ uống cho bé dưới 1 tuổi. Không giống sữa công thức và sữa mẹ, sữa bò quá ít kalo và vitamin nên không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của bé.

Ngoài ra, trẻ dưới 1 tuổi không thể tiêu hóa được các enzyme và protein có trong sữa bò. Không chỉ có vậy, các chất trong sữa bò có thể gây hại đến thận của trẻ.

12. Một số loại phômai

Các mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng phômai mềm nhé, bởi trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria rất cao. Tuy nhiên, các mẹ có thể thay thế phômai mềm bằng phômai cứng và kem phômai, vừa an toàn với trẻ, lại vừa là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời.

13. Nho hay thực phẩm cứng

Các loại hạt, bỏng ngô, nho cả quả, rau củ sống, nho khô, bánh kẹo, hoa quả khô, các loại hạt nhỏ nhưng cứng thì nên tránh cho bé ăn bởi chúng là nguy cơ gây nghẹt thở hàng đầu ở bé. Các mẹ nên cắt thật nhỏ và nấu thức ăn cho bé tới khi chín mềm mới được cho bé ăn.

]]>
https://meyeucon.org/26697/nhung-loai-thuc-pham-nen-tranh-cho-be-duoi-1-tuoi-an/feed/ 1
Dạy bé tập ngồi như thế nào? https://meyeucon.org/20447/day-be-tap-ngoi-nhu-the-nao/ https://meyeucon.org/20447/day-be-tap-ngoi-nhu-the-nao/#respond Mon, 05 Dec 2011 23:49:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=20447 Sự phát triển của trẻ dưới 1 tuổi (nhũ nhi) không phải bé nào cũng giống nhau, có những bé biết lẫy khá sớm ngay từ khi 3 tháng tuổi, nhưng cũng có những bé lại muộn hơn. Khi cơ thể bé lớn, cơ cổ và vai của bé rắn chắc hơn cộng với việc bé có thể bắt đầu làm quen với sự thăng bằng thì bạn đừng quên dạy cho bé tập ngồi nhé. Sau đây là một số mẹo nhỏ để bạn giúp bé nhanh chóng làm quen với tư thế mới này hơn:

Từ tháng thứ 6 hoặc thứ 7 bé có thể bắt đầu tập ngồi

– Khi bạn giữ trẻ trong lòng bạn, bạn hãy để trẻ ngồi dậy và sử dụng cơ thể của bạn để cho bé tựa lưng.

– Cho trẻ ngồi trong góc phòng, đặt gối hoặc chăn bao quanh trẻ, nếu trẻ ngả người sang một bên, trẻ sẽ không bị tổn thương.

– Khi trẻ ngả người, không vội vàng nâng trẻ ngay lập tức. Hãy để trẻ cố gắng tự ngồi thẳng dậy. Điều này giúp củng cố các cơ bắp ở cạnh sườn cho trẻ. Sau nửa phút, nếu thấy trẻ chưa tự ngồi dậy thì bạn hãy giúp trẻ. Bạn không vội vàng, hấp tấp sẽ làm cho trẻ nản lòng và khóc nhưng cũng để ý không để trẻ vùi mặt vào chăn, gối làm cho trẻ không thở được.

– Có một số thiết bị tập ngồi cho trẻ, nó hỗ trợ bé rất tốt hơn thời gian bé tập ngồi. Nếu bạn mua nó và đặt nó lên sàn nhà hoặc giường rồi cho trẻ ngồi vào đó, nó sẽ hỗ trợ lưng dưới và giúp trẻ thẳng lưng, gáy và cổ.

– Bạn nên để một số đồ chơi yêu thích ở phía trước của em bé khi bé đang ngồi, bé sẽ được khuyến khích để nâng cánh tay của mình, nhặt nó lên và chơi với nó. Khi trẻ thực hiện điều này, trẻ đã học cách cân bằng bản thân mình.

– Sau khi trẻ có thể với lấy đồ chơi và sử dụng cả hai tay để chơi với nó, bạn tiếp tục đặt đồ chơi trong tầm tay, nhưng ở bên phải hoặc bên trái của em bé. Trẻ sẽ học cách xoay người ở một vị trí ngồi và duy trì sự cân bằng của mình.

– Bạn nên cố gắng cho bé tập ngồi từ 10 – 15 phút mỗi ngay. Luôn ở gần trẻ trong khi trẻ tập ngồi vừa để quan sát trẻ vừa tạo cho trẻ cảm giác thú vị khi tập ngồi. Bạn cũng cần chắc chắn rằng em bé đang ngồi trên một bề mặt phẳng và trong một vị trí an toàn với trẻ nếu trẻ di chuyển bất ngờ.

– Tiếp theo, nếu bạn muốn tập cho trẻ tự ngồi. Bạn có thể cho trẻ ngồi trên bụng của bạn, dùng tay và đùi bạn để nâng đỡ trẻ, cho tay trẻ bám chắc vào tay mẹ và từ từ hạ chân của bạn ra xa dần để trẻ tự nâng mình. Bạn có thể làm động tác này 2 lần mỗi ngày, mỗi lần lặp đi lặp lại khoảng 10 phút, cho đến khi bé ngồi vững.

– Bạn đừng lo lắng nếu bạn cho bé tập ngồi không được thường xuyên hoặc chậm hơn hoặc nếu em bé của bạn không muốn hợp tác với một số phương pháp nêu trên. Mỗi em bé lại có thời điểm phát triển khác nhau và sẽ theo lịch trình riêng độc đáo của mình. Dù có hoặc không có sự hỗ trợ của cha mẹ thì 90% trẻ sẽ tự ngồi khi trẻ được tám tháng tuổi.

]]>
https://meyeucon.org/20447/day-be-tap-ngoi-nhu-the-nao/feed/ 0