Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Sat, 27 Apr 2024 13:40:12 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Trẻ bị thủy đậu nên kiêng ăn gì? https://meyeucon.org/44143/tre-bi-thuy-dau-nen-kieng-an-gi/ https://meyeucon.org/44143/tre-bi-thuy-dau-nen-kieng-an-gi/#respond Fri, 23 Feb 2018 14:17:33 +0000 https://meyeucon.org/?p=44143 Trong khoảng thời gian ủ bệnh kéo dài từ 10 – 12 ngày, người bị bệnh thủy đậu cần tránh ăn:

1

Thịt gà có tính ôn (ấm) mà bệnh thủy đậu phát sinh do phong nhiệt độc. Nếu ăn vào, bổ sung nhiệt thì bệnh có thể tiến triển xấu thêm.

Thịt chó có tính nóng mà thủy đậu thì nguyên nhân gây bệnh là do phong nhiệt. Nếu ăn thịt chó, người bệnh thủy đậu có nguy cơ bội nhiễm và biến chứng.

Hải sản chứa nhiều histamine (chất gây dị ứng, ngứa) dễ làm vết thương ngứa hơn, nhất là người tiền sử có cơ địa dị ứng. Vì vậy người bị thủy đậu cần kiêng món này

Các chế phẩm từ sữa như sữa, phô mai, kem và bơ nếu ăn vào sẽ làm cho làn da bị nhờn, gây ngứa nhiều hơn.

Thức ăn ngọt, béo, mặn sẽ chỉ khiến bệnh tình thêm nặng. Nhất là thực phẩm chứa nhiều muối, sẽ làm trầm trọng thêm các mụn nước, gây ngứa nhiều hơn và để lại những vết sẹo lớn.

Đồ chiên, rán, xào sẽ gây nóng cơ thể.

Cam, chanh là hai trong số các loại thực phẩm sẽ gây ra phản ứng có tính a xít, tạo ra nhiều mụn nước khiến bạn càng ngứa nhiều.

Thực phẩm nhiều gia vị gây nóng rát ở vùng ngực và gây viêm, làm cho bạn càng cảm thấy khó chịu trong giai đoạn này.

Cà phê và sô cô la có tính a xít sẽ làm sưng tấy các tổn thương ở da, gây ngứa nhiều.

Đồ nếp như xôi, bánh chưng… có thể làm sưng tấy và mưng mủ nốt thủy đậu.

Nhục quế là thực phẩm kỵ nhất vì nhục quế có tính đại nhiệt, thuần dương, tác dụng ôn nhiệt trợ hỏa, quá khô táo, làm tổn hại âm chất, rất nguy hiểm cho bệnh nhân thủy đậu.

Đậu phộng, hạt trái cây và nho khô… chứa một hàm lượng lớn arginine có thể thúc đẩy virus phát triển và khiến bệnh trở lên trầm trọng hơn.

Người bị bệnh thủy đậu nên ăn gì?

Người bị bệnh thủy đậu cần bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể, có thể là nước lọc, nhưng tốt nhất là các loại nước ép từ trái cây tươi. Nước trái cây còn giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Rau tươi và trái cây tươi giàu vitamin A và C, bio-flavonoid. Các vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời bổ sung thực phẩm giàu kẽm, magiê, canxi để kích thích hệ miễn dịch. Một số loại rau tốt cho bệnh nhân thủy đậu: cải bắp, cà rốt, rau bina, dưa chuột, bông cải, giá sống, cà chua.

Những người bị mụn nước ở miệng thì chỉ nên ăn thức ăn mềm, nhạt, dễ nuốt dễ tiêu hóa như cháo, khoai tây nghiền, nước canh, súp sẽ giúp bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch.

]]>
https://meyeucon.org/44143/tre-bi-thuy-dau-nen-kieng-an-gi/feed/ 0
Mẹo hay chữa nấc cụt cho trẻ https://meyeucon.org/43968/meo-hay-chua-nac-cut-cho-tre/ https://meyeucon.org/43968/meo-hay-chua-nac-cut-cho-tre/#respond Thu, 22 Feb 2018 12:21:13 +0000 https://meyeucon.org/?p=43968 Khi cơ hoành co thắt, dây âm thanh của bạn sẽ bị đóng lại rất nhanh gây ra âm thanh đặc biệt của nấc cụt. Trẻ dưới một tuổi rất thường nấc cụt và phần lớn nấc cụt ở trẻ sơ sinh đều vô hại và tự khỏi. Chỉ một số ít các cơn nấc cụt mạnh và kéo dài khiến trẻ mệt, nôn trớ và khóc quấy. Để giúp trẻ mau chóng cảm thấy thoải mái trở lại, mẹ nên bỏ túi vài mẹo nhỏ sau đây nhé:

  • Xoa lưng: Xoa bóp nhẹ nhàng sẽ giúp cơ hoành giãn ra, kéo dài vài phút, theo hướng thẳng đứng, từ dưới lên trên vai trong tư thế bé đang ngồi thẳng.1
  • Uống nước đúng cách: Nên cho trẻ uống 1 chút sữa hoặc 1 chút nước ấm 1 cách từ từ, chậm rãi để tránh cho trẻ khỏi bị sặc, sẽ chữa nấc cụt ngay.

2

  • Ăn đường: Khi đi tới cổ họng các hạt đường sẽ tác động vào thực quản làm cho thần kinh cơ hoành có thể hoạt động lại bình thường.
  • Mật ong: Cho trẻ uống hỗn hợp 1 thìa mật ong hoà tan trong nước ấm, nó có tác dụng làm dịu thanh quản, chữa nấc cụt.
  • Không để trẻ nuốt quá nhiều không khí: Như lúc bé ngậm ti mẹ, tránh tư thế để trẻ có thể đừng nuốt vào quá nhiều không khí thừa, sẽ mau no cũng như gây nấc cụt. Hay nên cầm bình sữa theo hướng 45 độ sẽ khiến không khí đọng ở lại đáy bình và bé không bị nuốt phải.
  • Nếu nấc cụt kéo dài thì đó là triệu chứng của bệnh dịch tiết trào ngược dạ dày- thực quản, hay phun nhổ liên tục khi ăn, có biểu hiện đau bụng, khó chịu, biếng ăn, khóc dữ dội khi ăn, nôn trớ quá mạnh… hãy đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để kịp thời có biện pháp xử lí phù hợp.

3
Đưa trẻ đi bác sĩ nếu hiện tượng nấc cụt của trẻ kéo dài

]]>
https://meyeucon.org/43968/meo-hay-chua-nac-cut-cho-tre/feed/ 0
Sai lầm “chết người” khi mẹ cho bé bú không đúng cách https://meyeucon.org/43857/sai-lam-chet-nguoi-khi-me-cho-be-bu-khong-dung-cach-2/ https://meyeucon.org/43857/sai-lam-chet-nguoi-khi-me-cho-be-bu-khong-dung-cach-2/#respond Thu, 22 Feb 2018 07:15:19 +0000 https://meyeucon.org/?p=43857 Sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo nhất của tự nhiên, cung cấp cho con sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Đó là lý do các bà mẹ trên toàn thế giới luôn được khuyến khích nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Tuy nhiên, nếu cho bú không đúng cách, trẻ không những chẳng thể nhận được nguồn dinh dưỡng quý giá này mà thậm chí, còn có thể tử vong trong một số trường hợp.

1

 

1. Mặc quần áo bẩn cho con bú

Khi các mẹ nội trợ cơm nước cả ngày hoặc vừa đi làm về con đã khóc đói đòi ăn, nhiều chị em không ngần ngại…vạch áo ôm con cho bú ngay. Hành động này đã khiến một loạt các vi khuẩn, vi trùng đe dọa sức khỏe trẻ sẽ tiếp xúc với da, mũi của bé. Trẻ đòi ti mẹ không phải cấp bách đến mức không thể chờ được vài phút. Vì vậy, trước khi cho con bú chị em tốt nhất nên thay đồ ở nhà sạch sẽ rồi mới bế con.

2. Cho bé bú sau khi tập thể dục xong

Trong quá trình vận động, cơ thể sẽ sản sinh ra axit lactic, sữa có chứa axit lactic sẽ bị chua và khiến bé chán ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, người mẹ khi đang trong thời kỳ cho con bú nên hạn chế vận động mạnh, và nghỉ ngơi sau khi tập thể dục rồi mới cho con ăn.

Nếu sau khi vừa vận động xong, mẹ nên nặn một ít sữa ra (khoảng từ 3 tới 5 ml ở cả 2 vú), chờ khoảng 30 phút rồi mới cho bú để lượng acid lactic giảm xuống.

3. Một nụ cười cũng có thể gây hoạ

3

Trẻ sơ sinh nở nụ cười sẽ khiến tất cả chúng ta cảm thấy thoải mái, tốt lành. Tuy nhiên nếu trong quá trình bú, tiếng cười của con có thể trở thành một “vũ khí” chết người. Khi trẻ cười to, thanh quản của bé mở, sữa có thể tràn vào gây sặc, nghẹt thở, thậm chí chết người. Vì vậy mẹ không nên trêu đùa con khi đang cho bé bú. Hãy lặng lẽ để con ăn và chỉ chơi đùa sau khi bé đã ợ hơi.

4. Cho con bú sữa mẹ uống kèm nước lọc

Lâu nay, các bà các mẹ sau khi cho con bú vẫn hay thường có thói quen cho trẻ sơ sinh uống nước lọc tráng miệng và sạch lưỡi. Vì quan niệm nước lọc lành, lại giúp bé đỡ táo bón nên một số chị em cho con uống “vô tội vạ” mà không hề biết rằng, trẻ sơ sinh uống nước lọc sẽ để lại rất nhiều hệ lụy.

Theo các bác sĩ Nhi khoa, nếu cho bé uống quá nhiều nước sẽ làm loãng nồng độ natri trong cơ thể. Số natri đó sẽ theo nước thoát ra bên ngoài cơ thể bé vì thận trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện từ đó dẫn đến thiếu hụt natri. Trẻ bị thiếu natri có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não. Do đó, biểu hiện đầu tiên của nhiễm độc nước ở trẻ sẽ là khó chịu, buồn ngủ và các dấu hiệu thay đổi tâm thần khác. Nếu cha mẹ cho rằng con đã bị ngộ độc nước, hay trẻ bị co giật, hãy gọi ngay cho bác sĩ.

Tốt nhất là không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước. Ở giai đoạn này, sữa mẹ và sữa bột là nguồn dưỡng chất cần thiết nhất cho trẻ.

5. Cho bú nằm dễ bị viêm tai giữa

1

Vì cổ họng của trẻ sơ sinh vẫn còn thẳng, ngắn nên khi cho con bú nằm, nếu trẻ bị sặc, sữa rất có thể sẽ chui vào trong ống tai, gây viêm tai giữa. Mặt khác, cho con bú nằm cũng dễ khiến bé bị nghẹt thở, nguy hiểm cho con.

6. Mỗi lần cho trẻ bú quá lâu

Sữa mẹ có hàm lượng chất béo thấp trong khi protein lại khá cao, nếu trẻ bú càng lâu thì hàm lượng protein giảm dần còn hàm lượng chất béo lại tăng lên, dễ khiến trẻ bị đau bụng, tiêu chảy, nôn trớ.

Thời gian bú mỗi bầu vú là khoảng 10 phút. Trong 10 phút đó, hai phút đầu tiên bé có thể bú được khoảng 50% tổng lượng sữa có trong bầu vú. Hai phút tiếp theo bé có thể bú được 80-90% tổng lượng sữa, còn sáu phút cuối hầu như bé không bú được bao nhiêu. Tuy nhiên sáu phút này cũng vô cùng cần thiết bởi việc bú mút sẽ kích thích tuyến sữa để làm tăng thêm lượng sữa tiết ra cho lần bú sau.

7. Cho trẻ bú trong lúc tâm trạng buồn bực hoặc tức giận

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng khi người mẹ tức giận, hệ thần kinh giao cảm bị kích thích sẽ phóng ra một lượng lớn noradrenalin và adrenalin (chất trung gian hóa học của hệ thần kinh giao cảm ) khiến mạch máu bị thu hẹp dẫn đến tim đập nhanh và huyết áp tăng cao. Các mẹ nên biết rằng sữa mẹ tiết ra trong khoảng thời gian đó không tốt cho trẻ bởi tác động của các hormone từ cơ thể mẹ tiết ra.

Nếu bé thường xuyên phải bú loại sữa này, các chức năng của một số cơ quan nội tạng quan trọng như tim, gan, thận, lá lách có thể bị ảnh hưởng, lâu dần sẽ khiến cho khả năng kháng bệnh của bé suy giảm, chức năng tiêu hóa kém. Bởi vậy trong thời gian cho con bú mẹ nên hạn chế tối đa sự nóng giận.

]]>
https://meyeucon.org/43857/sai-lam-chet-nguoi-khi-me-cho-be-bu-khong-dung-cach-2/feed/ 0
Chăm sóc bé 6-8 tháng tuổi. https://meyeucon.org/43407/cham-soc-be-6-8-thang-tuoi/ https://meyeucon.org/43407/cham-soc-be-6-8-thang-tuoi/#respond Thu, 08 Feb 2018 14:53:02 +0000 https://meyeucon.org/?p=43407 Làm mẹ không phải là một việc dễ dàng, nhưng được làm mẹ là một phần thưởng vô giá. Nuôi con là cả một chặng đường đầy gian nan nhưng lại chan chứa đầy ý nghĩa và tình yêu thương. Để giúp các mẹ có thêm những kiến thức về cơ bản về cách chăm sóc bé. Meyeucon.org xinh gửi những thông tin bổ ích về chế độ dinh dưỡng cũng như hướng dẫn cách chăm sóc bé trong độ tuổi ăn dặm.

1. Bé sẽ thế nào lúc 6 tháng tuổi

  • Kỹ năng vận động:

6 tháng, bé đã biết lật mình nhổm dậy, khi giữ đứng trên mặt phẳng bé có thể nhảy lên. Bé bắt đầu mọc răng vì thế khi cầm được vật gì là bé sẽ đưa ngay vào miệng.

  • Thực phẩm phù hợp cho bé:

Bé sẽ chuyển dần sang thức ăn đặc, nhưng ở giai đoạn này hệ tiêu hóa của bé còn rất non yếu và thiết một số men tiêu hóa, đặc biệt là men tiêu hóa tinh bột. Vì vậy bé cần loại thức ăn dặm đầu tiên nhẹ nhàng, an toàn và được bổ sung thêm những thành phần hỗ trợ tiêu hóa.

  • Những món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Cháo cà rốt bí đỏ

1

Nguyên liệu: 20gr gạo, 200ml nước20gr cà rốt, 20gr bí đỏ

Cách làm:

– Gạo vo sơ, để ráo. Cà rốt, bí đỏ gọt vỏ, cắt nhỏ, hấp chín.

– Cho gạo và nước vào nồi nấu khoảng 20 phút lửa vừa cho gạo nở tơi. Khuấy đều, thêm bí đỏ, cà rốt hấp vào nấu cùng khoảng 10 cho đến khi cháo chín nhừ.

– Rây cháo cà rốt, bí đỏ thật nhuyễn rồi cho bé dùng.

Cháo bông cải + cá lóc dằm

1

Nguyên liệu: 20gr gạo, 2 lá rau chân vịt, 40gr bông cải, 180ml nước, 30gr cá lóc

Cách làm

– Gạo vo sơ, để ráo. Bông cải tách bông nhỏ, rửa sạch, hấp chín, xay nhuyễn. Rau chân vịt rửa sạch, chỉ lấy phần lá. Luộc cho tới khi chín mềm rồi nghiền nhỏ. Cá lóc bỏ da, hấp chín, gỡ lấy thịt bỏ xương, bằm thật nhỏ.

– Cho gạo, nước vào nồi nấu khoảng 20 phút lửa vừa cho gạo nở tơi. Khuấy đều, thêm bông cải, rau chân vịt đã nghiền nhỏ và cá lóc băm vào cháo đã nấu nhừ, khuấy đều, nấu thêm khoảng 5 phút cho cháo sôi lại là được.

– Lấy cháo ra rây nhuyễn rồi cho bé dùng.

2. Khi bé 7 tháng tuổi

  • Kỹ năng vận động:

Lúc này, bé rất hiếu động, bé có thể tự nâng mình cao hơn bằng tay và đầu gối, muốn thử mọi vật khác nhau bằng cách nếm, lắc hay ném chúng…

  • Thực phẩm phù hợp cho bé:

Vị giác của bé đang trong giai đoạn phát triển vì vậy bé cần được khám phá thêm nhiều hương vị đa dạng để bé quen dần với các thức ăn của người lớn sau này.

  • Những món ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Khoai tây nghiền với gan gà

2

Nguyên liệu:

– Khoai tây
– Gan gà
– Rau bina (cải bó xôi)
– Nước luộc gà
– Nước tương
– Bột gạo

Cách làm:

Bước 1: Khoai tây rửa sạch, luộc chín, bóc vỏ, nghiền nhuyễn
Bước 2: Gan gà ngâm nước khoảng 10 phút, rồi luộc trong nước sôi khoảng 1 phút.
Bước 3: Rau bina rửa sạch, luộc chín, sắt nhuyễn
Bước 4: Lấy nước luộc gà vừa đủ, cho gan gà và ít nước tương vào, đun sôi trở lại, cho thêm ít bột gạo để tạo độ sánh. Cuối cùng cho khoai tây và rau bina vào.
Bước 5: Tắt bếp, thêm ít dầu ăn.

Cá ngừ trộn

 

1

Nguyên liệu: 

– Đậu hũ non
– Cà chua
– Cá ngừ hộp

Cách làm:

Bước 1: Cá ngừ: bỏ bớt nước, đánh tơi
Bước 2: Đậu hũ non: luộc sơ, nghiền nhuyễn
Bước 3: Cà chua: trụng nước sôi, bóc vỏ, bỏ hạt, nghiền hoặc băm nhỏ
Bước 4: Trộn đều tất cả các nguyên liệu

3. Bé được 8 tháng tuổi

  • Kỹ năng vận động:

Bé đã biết bò, biết cầm những vật nhỏ bằng ngón trỏ và ngón cái.

  • Thực phẩm phù hợp cho bé:

Nhu cầu năng lượng cho vận động của bé trong giai đoạn này đã nhiều hơn, nhưng bé vẫn chịu nhiều giới hạn của lượng thực phẩm ăn vào do kích thước nhỏ bé của dạ dày. Vì vậy, thực phẩm của bé cần phải cung cấp được nhiều năng lượng trong một khẩu phần ăn nhỏ. Và bé cũng cần được làm quen với hương vị thịt để hỗ trợ quá trình phát triển của cơ thể.

  • Những món ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi

 Cháo thịt heo, bí đao

Nguyên liệu

Cháo/bột gạo\”: 4 muỗng canh
Bí đao (bỏ vỏ, hạt, băm nhuyễn): 1 muỗng canh
Thịt heo (nạc, xay nhuyễn): 1 muỗng canh
Dầu ăn: 1 muỗng canh
Nước mắm: 1 ít
Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo)

Cách làm

Hòa thịt với nước cho tan đều.
Đun sôi hỗn hợp, cho bí đao vào, thêm nước mắm. Đun đến khi bí mềm, bắc xuống và để bớt nóng.
Trộn bột/cháo vào, thêm dầu ăn, khuấy đều và cho bé thưởng thức

Cháo thịt heo, nấm rơm

Nguyên liệu

Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh
Nấm rơm (băm nhuyễn): 1 muỗng canh
Thịt heo (nạc, băm nhuyễn): 1 muỗng canh
Dầu ăn: 1 muỗng canh
Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo)

Cách làm

Cho thịt heo vào nấu với nước/hoặc cháo.
Cho nấm rơm vào nấu chín, bắc xuống, để bớt nóng.
Trộn bột vào, thêm dầu ăn, khuấy đều và cho bé thưởng thức

Meyeucon.org mong rằng bé yêu của bạn luôn được nuôi dưỡng đúng cách để phát triển một cách toàn diện về cả thể chất và trí tuệ

]]>
https://meyeucon.org/43407/cham-soc-be-6-8-thang-tuoi/feed/ 0
Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi https://meyeucon.org/10768/cham-soc-tre-so-sinh-1-thang-tuoi/ https://meyeucon.org/10768/cham-soc-tre-so-sinh-1-thang-tuoi/#comments Wed, 19 Nov 2014 06:30:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=10768 Khi mới chào đời, tất cả các bé yêu đều cần hơi ấm và tình thương của cha mẹ để có thể sinh tồn và phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải ông bố bà mẹ nào cũng biết cách chăm sóc con trẻ, nhất là trẻ sơ sinh. Vậy làm thế nào để có thể chăm sóc tốt cho con yêu của mình? Mời các mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để có thêm kinh nghiệm nhé!

Cho bé bú như thế nào?

Ở giai đoạn này, nếu bé được nuôi bằng sữa ngoài thì mẹ cần cho bé yêu bú ít nhất 6 lần trong vòng 24 tiếng. Còn nếu bé được nuôi bằng sữa mẹ thì số lần bú có thể lên đến 12 lần. Các mẹ hãy nhớ rằng tuyệt đối không nên kiểm soát số lần bé bú mà hãy để bé tự quyết định thời gian và số lần bú. Một số điều mẹ nên biết khi cho bé bú sữa:

  • Để sớm có sữa non thì mẹ hãy cho bé bú ngay sau khi sinh khoảng nữa tiếng
  • Trước khi cho bé bú mẹ hãy thay tã lót hoặc vệ sinh sạch sẽ cho bé
  • Xoa nhẹ lưng cho bé thấy dễ chịu khi bú
  • Cho bé bú tới lâu tới chừng nào bé còn thích bú
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu trong giai đoạn này, nên mẹ hãy cố gắng bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Nếu bé không muốn bú nữa thì mẹ không nên ép.
  • Khi cho bé bú mẹ nên chú ý tránh trường hợp mệt quá mà ngủ quên dẫn đến nằm đè lên bé.
  • Nếu bé có vẻ khó chịu khi bú, hoặc không muốn bú thì mẹ hãy kiểm tra xem bé có nằm đúng tư thế và có ngậm bú đúng cách hay không.
  • Hãy cho bé bú ở tư thế có thể nhìn thấy rõ mặt mẹ và mẹ có thể cười và nói chuyện với bé.

be bu me

Cách giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé

  • Sau khi ra đời từ 24-48 tiếng, hàng ngày bé phải được tắm sạch, tuy nhiên mẹ hãy nhớ không được cho bé tắm lâu quá đâu nhé.
  • Mẹ cần thường xuyên thay tã lót cho bé.
  • Trước khi chăm sóc bé mẹ cần chú ý rửa tay sạch sẽ.

Chăm sóc rốn cho bé đúng cách

Rốn là một phần nhạy cảm của cơ thể trẻ sau khi sinh nên các mẹ cần chăm sóc tốt để đảm bảo các hốc rốn khô và dây rốn rụng tự nhiên.
Cần phải luôn giữ cho rốn của trẻ khô và sạch sẽ nhất có thể.
Mẹ cần lưu ý khi tắm cho bé, tuyệt đối không ngâm cuống rốn của bé trong khi tắm.
Cần phải làm sạch vùng bụng và vùng rốn của bé ít nhất một lần/ ngày.

Mẹ không sử dụng được nước thơm, dầu gội để tắm hoặc rắc bột lên trên hoặc xung quanh rốn của bé. Tránh cho bé tiếp xúc chất độc hại như khói thuốc lá, bụi bẩn…

Một lưu ý nữa là khoảng 1-3 tuần sau khi sinh, dây rốn của bé sẽ khô và rụng tự nhiên. Tuy nhiên, nếu có tái chảy máu hoặc nhiễm trùng, hay có bất cứ bất thường nào mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa nhé.

Giữ an toàn cho bé

  • Các mẹ hãy tập cho mình thói quen đóng cửa cũi trước khi muốn đi làm chuyện khác .
  • Đặt bé nằm ở vị trí cố định như trên giường, bàn, hoặc trong cũi. Tuy nhiên, với những bé hiếu động thì mẹ cần chú ý quan sát.
  • Giai đoạn này, tốt nhất mẹ không nên cho bé đi chơi xa nhiều.
  • Hàng ngày, mẹ nên tắm cho bé vào buổi sáng, tránh để bé bị lạnh hoặc bị nắng gắt chiếu vào người, bởi vì lúc này da của bé vẫn con rất mỏng.
  • Quan sát các biểu hiện khác thường của bé, trường hợp đặc biệt hãy gọi ngay cho bác sĩ để được tư vấn.

Chơi đùa và giao tiếp với bé yêu

  • Bố mẹ và người thân hãy cùng nhau nói chuyện và chơi đùa với bé.
  • Hãy chơi nhạc và tập cho bé làm quen với âm thanh.
  • Cho bé ra ngoài đi dạo để bé thích nghi mới môi trường xung quanh.
  • Quanh nôi của bé yêu mẹ hãy trang trí bằng những vật quay nho nhỏ hay là những đồ chơi có màu sáng.
  • Thể hiện tình yêu của mình với bé bằng cách âu yếm, hôn bé hoặc vuốt ve quanh mặt bé.
]]>
https://meyeucon.org/10768/cham-soc-tre-so-sinh-1-thang-tuoi/feed/ 53
Sữa mẹ – Món quà vô giá cho cuộc sống! https://meyeucon.org/35056/sua-mon-qua-vo-gia-cho-cuoc-song/ https://meyeucon.org/35056/sua-mon-qua-vo-gia-cho-cuoc-song/#respond Wed, 06 Aug 2014 08:05:22 +0000 https://meyeucon.org/?p=35056 Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Dự án Alive & Thrive (A&T), tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ 2014. Với chủ đề “Sữa mẹ – Món quà vô giá cho cuộc sống!”, Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ năm nay tập trung vào việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sữa mẹ và kêu gọi cộng đồng chung tay cùng Ngành Y tế đẩy mạnh các hoạt động nhằm bảo vệ, khuyến khích và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ.

UntitledThứ trưởng Bộ Y tế, PGS. TS. Nguyễn Viết Tiến chia sẻ: “Đúng như chủ đề của Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ năm 2014, Sữa mẹ là món quà vô giá cho cuộc sống. Nuôi con bằng sữa mẹ có thể cứu sống được 1,3 triệu trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới mỗi năm. Để tăng cường thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, điều quan trọng nhất là chúng ta phải tạo ra một môi trường hỗ trợ và bảo vệ cho bà mẹ và trẻ em để đảm bảo trẻ em được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu đời. Chúng ta cần tiếp tục cam kết thực hiện việc bảo vệ, thúc đẩy và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ bằng cách giúp cho các bà mẹ, gia đình, cộng đồng hiểu được những ích lợi của nuôi con bằng sữa mẹ cũng như những rủi ro của việc nuôi dưỡng thiếu tự nhiên”.

Thế giới đang chuẩn bị tiến tới thời hạn tổng kết các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ vào năm 2015. Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ năm nay là cơ hội để chúng ta khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ, khuyến khích và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ trong chương trình nghị sự sau năm 2015 và vận động sự tham gia của nhiều nhóm đối tượng vào vấn đề này. “Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ năm nay là dịp để mọi người thấy được mối liên quan mật thiết giữa việc nuôi con bằng sữa mẹ với việc đạt được cũng như là duy trì những thành tựu trong suốt 14 năm thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ”, Ông Roger Mathisen, Trưởng Chương trình Dinh dưỡng của UNICEF Việt Nam phát biểu. “Thông qua việc bảo vệ, khuyến khích và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ, tôi tin rằng tất cả chúng ta đều có thể đóng góp tích cực vào việc thực hiện thành công các Mục tiêu Thiên niên kỷ”.

Bộ Luật Lao động sửa đổi và Luật Quảng cáo có hiệu lực từ năm 2013 đã tạo ra một khung pháp lý vững chắc để hỗ trợ, bảo vệ và thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ ở Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức trong thời gian tới, đó là số trẻ dưới 6 tháng tuổi được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ chỉ đạt 19,6% trong khi số trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi lại chiếm tới gần 1/3(Nguồn: Điều tra Viện Dinh dưỡng Quốc gia 2010). Tỷ lệ trẻ ăn sữa bột thay thế sữa mẹ và ăn bổ sung trước 6 tháng đang có xu hướng ngày càng tăng. Chỉ tính riêng năm 2013, các nhà sản xuất, kinh doanh sữa đã chi hơn 35 triệu USD cho việc quảng cáo sản phẩm sữa cho trẻ dưới 5 tuổi và trở thành một trong 5 ngành quảng cáo nhiều nhất ở Việt Nam(Nguồn: Kantar Media).

“Mỗi người và tất cả chúng ta đều đóng một vai trò vô cùng quan trọng góp phần xây dựng một môi trường hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ. Gánh nặng không nên chỉ đặt lên vai phụ nữ, những người đang lưu giữ món quà vô giá này của cuộc sống. Những người mẹ cần các nhà hoạch định chính sách đưa ra một khung pháp lý bảo vệ việc nuôi con bằng sữa mẹ và thực thi nó một cách hiệu quả, họ cần các nhân viên y tế cung cấp thông tin chính xác và hỗ trợ kịp thời, họ cần sự thấu hiểu và tương trợ của người chủ sử dụng lao động và đồng nghiệp tại nơi làm việc, và họ cần tình yêu, sự chăm sóc,động viên và khuyến khích của gia đình và bạn bè để có thể hoàn thành tối ưu việc nuôi con bằng sữa mẹ” – Bà Nemat Hajeebhoy, Giám đốc Quốc gia, Dự án Alive & Thrive tại Việt Nam, phát biểu.

Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện Kế hoạch Hành động Quốc gia về Nuôi dưỡng Trẻ nhỏ giai đoạn 2012 – 2015. Kế hoạch tập trung vào việc chăm sóc trẻ trong “1000 ngày đầu đời” để đảm bảo phát triển tối đa tiềm năng của trẻ; kế hoạch cũng nhấn mạnh cách tiếp cận đa ngành liên quan tới các cơ quan của chính phủ, các tổ chức quốc tế và các nhà hoạch định chính sách, tập trung vào 6 giải pháp quan trọng để đạt được mục đích và các mục tiêu đã đề ra. Những mục tiêu này bao gồm tăng tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và tỷ lệ tiếp tục cho trẻ bú tới khi trẻ được 24 tháng tuổi; qua đó cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của bà mẹ – trẻ em; góp phần thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về sức khỏe bà mẹ – trẻ em của Việt Nam đến năm 2015.

Quyền Trưởng Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ông Jeffery Kobza, phát biểu “Bằng chứng khoa học chỉ ra rằng dinh dưỡng tối ưu là một điều quan trọng để đảm bảo khi lớn lên trẻ sẽ học tập được nhiều hơn, làm việc hiệu quả hơn và đạt được chiều cao tối đa khi trẻ trưởng thành. Khi trẻ được cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ, nghĩa là cộng đồng cũng thoát khỏi đói nghèo”.

Từ ngày 1đến ngày 7 tháng 8 năm 2014, Bộ Y tế sẽ phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Dự án Alive & Thrive (A&T), thực hiện hàng loạt các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ nhằm nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về nuôi con bằng sữa mẹ như: Chỉ đạo các địa phương, các cơ sở y tế tăng cường hoạt động truyền thông, tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ, dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; chú trọng các hoạt động tư vấn và truyền thông trực tiếp tại các bệnh viện tỉnh/huyện, trạm y tế xã; triển lãm ảnh; trình chiếu các bộ phim ngắn cổ động cho việc nuôi con bằng sữa mẹ;chiếu phóng sự truyền hình về các mô hình can thiệp hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ; triển khai các hoạt động truyền thông tích cực trên các trang mạng xã hội và các trang web đại chúng tại các tỉnh/thành phố.

Để biết thêm thông tin, xin liên hệ:

  • Ông Trịnh Ngọc Quang, Phó Giám đốc, Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương – Bộ Y Tế (ĐT: 84-4-38328994, Email: tnquang8@gmail.com)
  • Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Chuyên gia truyền thông, Phòng Truyền thôngLiên hiệp quốc (ĐT: 84-4-39425705 – máy lẻ: 401; Email: ntthuong@unicef.org)
  • Bà Vũ Thị Thu Hà, Chuyên gia Truyền thông và Vận động Chính sách, Dự án Alive & Thrive (ĐT: 84(0)93 663 0589; Email: vha@fhi360.org).
]]>
https://meyeucon.org/35056/sua-mon-qua-vo-gia-cho-cuoc-song/feed/ 0
Phát minh hữu ích: túi giữ nhiệt cho trẻ sinh non https://meyeucon.org/35041/phat-minh-huu-ich-tui-giu-nhiet-cho-tre-sinh-non/ https://meyeucon.org/35041/phat-minh-huu-ich-tui-giu-nhiet-cho-tre-sinh-non/#respond Wed, 23 Jul 2014 16:00:54 +0000 https://meyeucon.org/?p=35041 Đôi khi những phát minh y học đơn giản lại có thể góp phần bảo vệ hàng ngàn sinh mạng. Ở đây, chúng tôi muốn nhắc tới một phát minh của Jane Chen và Rajan Patel, đó chính là túi ủ ấm dành cho trẻ sơ sinh thiếu tháng.

Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 20 triệu trẻ sơ sinh thiếu tháng được sinh ra. Chúng phải đấu tranh để giành giật sự sống và sự chăm sóc y tế là rất cần thiết. Những cơ thể bé bỏng này khó có thể duy trì được nhiệt độ cơ thể với sự yếu ớt và làn da mỏng manh của mình. Trong số đó, có khoảng 14% trẻ sơ sinh được coi là nhẹ cân, những đứa trẻ này chiếm tới 60-80% số ca tử vong ở trẻ sơ sinh.

Túi ủ trẻ sinh non
Túi ủ trẻ sinh non

Giải pháp là phải giữ ấm cho trẻ sinh non trong một lồng ấp ở bệnh viện với chi phí rất cao và sẽ vô cùng khó khăn cho các bậc phụ huynh ở những nước đang phát triển, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Ở đó, người ta phải tìm mọi biện pháp để duy trì nhiệt độ cơ thể cho những đứa trẻ sơ sinh. Họ có thể dùng những chai nước nóng để gần trẻ hoặc đặt chúng dưới bóng đèn, những giải pháp đó là không những không hiệu quả mà còn không an toàn. Kết quả là, có đến 4 triệu trẻ sinh non bị tử vong mỗi năm. Có 2/3 các ca tử vong xảy ra trong mười quốc gia khác nhau nhưng có đến 1/3 tổng số ca này xảy ra ở Ấn Độ!

Những trẻ sống sót thường phải chịu đựng những vấn đề nghiêm trọng, lâu dài về sức khỏe (bệnh tiểu đường, bệnh tim, rối loạn chức năng tâm thần…) bởi vì chúng phải ‘chiến đấu’ chống lại quá trình suy giảm thân nhiệt thay vì phát triển.

Để giải quyết vấn đề này Jane và Rajan, sinh viên tốt nghiệp của Đại học Stanford, đã tạo ra một sản phẩm đơn giản, có tính cơ động cao, có thể tái sử dụng, không cần điện và giá thành hạ. Sản phẩm này là túi ủ ấm, nó rất an toàn và dễ sử dụng. Nó không có bộ phận chuyển động và có thể được khử trùng rất dễ dàng. Nó trông giống như một túi ngủ nhỏ nhưng có thiết kế rất thông minh.

Nó có một túi chứa một loại vật liệu có thể tỏa nhiệt để duy trì nhiệt độ 37 độ C (98oF) – nhiệt độ lý tưởng cho sự sống của trẻ sơ sinh. Túi này có thể được lấy ra khỏi tấm mền cách nhiệt và khôi phục lại khả năng tỏa nhiệt bằng cách đặt nó trong nước nóng khoảng 15 phút.

Vật liệu biến đổi pha này có thể duy trì một nhiệt độ ổn định trong vòng 4 giờ bằng cách hấp thụ nhiệt nếu bé quá nóng hoặc tỏa nhiệt nếu em bé quá lạnh.

]]>
https://meyeucon.org/35041/phat-minh-huu-ich-tui-giu-nhiet-cho-tre-sinh-non/feed/ 0
Khi bé sơ sinh bị đau bụng, đầy hơi https://meyeucon.org/34258/khi-sinh-bi-dau-bung-day-hoi/ https://meyeucon.org/34258/khi-sinh-bi-dau-bung-day-hoi/#respond Tue, 15 Apr 2014 09:00:18 +0000 https://meyeucon.org/?p=34258 Đau bụng và đầy hơi là một triệu chứng thường gặp ở trẻ giai đoạn 6 tháng đầu đời nhưng lại khiến cho nhiều bậc cha mẹ mới có con lần đầu luôn cảm thấy lo lắng. Mẹ cần phân biệt giữa đầy hơi nôn trớ sinh lý và đầy hơi nôn trớ bệnh lý để có cách xử lý kịp thời. Trong bài viết này chỉ xét hiện tượng bé đầy hơi nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân gây đầy hơi ở trẻ sơ sinh

Hơi ứ ở ruột thường gây ra do: Bé nuốt không khí vào bụng. Hiện tư ợng phân rã thông thường của thức ăn không tiêu hoá hết. Hệ thống tiêu hóa của trẻ còn yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. Bé sơ sinh cũng gặp khó khăn trong việc tống hơi thừa khỏi bụng hơn so với bé lớn.

bu

Triệu chứng thường gặp

Bé ợ hơi, trướng bụng, “xì hơi”, đau bụng, nôn trớ và quấy khóc. Đa số các bà mẹ lần đầu nuôi con khi gặp hiện tượng này đều lúng túng và lo lắng. Tuy nhiên theo nhóm chuyên gia về dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh tại Born Free – Mỹ đây là hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ nhỏ và có nhiều phương pháp tự nhiên mà mẹ có thể tìm hiểu và áp dụng để làm dịu những cơn đau bụng của bé. Lời khuyên của các chuyên gia từ Born Free là cha mẹ hãy luôn tìm cách cân bằng và làm dịu chính mình để chăm sóc bé được tốt hơn.

Một số phương pháp đơn giản giúp giảm đầy hơi nôn trớ cho bé

Cho bé bú đúng tư thế:

Khi cho con bú, hãy luôn giữ cho đầu bé ở cao hơn so với dạ dày. Bằng cách này, sữa sẽ trôi xuống đáy dạ dày, còn khí thừa sẽ nằm ở trên và dễ dàng để ợ ra hơn. Bình sữa của bé cũng nên nâng cho hơi dốc (sao cho mực sữa luôn nằm trên lỗ núm ti) để bé không hút khí vào bụng trong khi bú.

Vuốt lưng cho bé:

Mẹ nên làm điều này thường xuyên. Trước tiên, mẹ nên ngồi thẳng trên một chiếc ghế dễ chịu. Đặt bé yêu ngồi vào trong lòng và để lưng, đầu của bé đặt lên cánh tay. Tay mẹ nên dựa vào thành ghế để có lực đỡ bé. Mẹ dùng bàn tay giữ đầu, cổ của bé đồng thời khuỷu tay đỡ lưng. Có thể cho bé bú bình theo cách này sẽ giúp bé giảm được hơi trong dạ dày cũng như khỏi bị nôn trớ. Khi bé ăn xong, nên vuốt nhẹ dọc theo lưng cho bé để bé đưa hơi từ dạ dày ra ngoài.

Thay bình sữa cho bé:

Nếu mẹ đang cho bé bú bình sữa thông thường, hãy chuyển sang dùng loại bình sữa có thiết kế hệ thống van thông khí độc lập với bình sữa để có thể điều tiết luồng khí từ bên ngoài vào trong bình và giúp kiểm soát lượng sữa giúp chống sặc cũng như ngăn bé nuốt hơi.

]]>
https://meyeucon.org/34258/khi-sinh-bi-dau-bung-day-hoi/feed/ 0
Những vật dụng tối thiểu để sẵn sàng cho ngày bé chào đời https://meyeucon.org/34159/nhung-vat-dung-toi-thieu-de-san-sang-cho-ngay-chao-doi/ https://meyeucon.org/34159/nhung-vat-dung-toi-thieu-de-san-sang-cho-ngay-chao-doi/#respond Mon, 14 Apr 2014 09:00:07 +0000 https://meyeucon.org/?p=34159 Trước khi sinh bé khoảng từ 1 đến 2 tháng, bạn nên chuẩn bị sẵn những vật dụng tối thiểu để sẵn sàng cho ngày bé chào đời.

Phòng của bé

Nếu có điều kiện, bạn nên trang trí phòng riêng cho bé thật khoa học và thẩm mỹ. Nếu không, bạn có thể chuẩn bị một chiếc cũi dành cho bé, đặt trong phòng cha mẹ. Bạn nên thường xuyên vệ sinh phòng bé sạch sẽ để tránh những mầm bệnh nguy hiểm.

– Cửa sổ: Bạn nên đảm bảo phòng bé tối thiểu có một ô cửa sổ nhỏ để giữ cho không khí trong phòng luôn được lưu thông. Bạn có thể sử dụng rèm cửa màu nhạt, chất liệu tốt cho bé.

– Nền tường: Nên chọn mầu tường màu dịu để không làm nhức mỏi mắt bé. Bạn không nhất thiết phải treo quá nhiều tranh hoặc đặt nhiều đồ chơi trong phòng. Vì bé còn nhỏ nên điều kiện vệ sinh và nhiệt độ trong phòng là những yếu tố cần thiết nhất.

– Cũi: Bạn nên chọn loại cũi chắc chắn, có thành cao và có thể dùng màn che phủ.

– Đệm: Không nên cho bé nằm đệm mềm vì dễ gây hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

m

– Ga trải giường và chăn: Bạn nên chọn loại mểm mỏng, sờ thấy nhẹ tay. Tránh những loại có hoa văn, họa tiết rườm rà.

– Gối: Khi chọn gối cho bé bạn nên tránh những loại quá mềm hoặc quá cứng.

Trang phục cho bé

Bạn nên chọn những loại tã lót và quần áo cho bé bằng chất liệu tự nhiên, mềm, thoáng, có khả năng hút ẩm cao, màu sắc nhạt. Vì bé lớn nhanh nên bạn chỉ cần mua một lượng quần áo vừa đủ.

– Áo: Khoảng 5-7 chiếc bằng chất liệu cotton, rộng rãi.

– Áo len: Nếu mùa đông, không nên mua cho bé áo len bằng chất liệu hóa học vì chúng có thể cọ xát vào da bé gây dị ứng.

– Áo khoác: Tương tự, bạn chọn mua 2-3 chiếc là đủ cho bé trong những ngày lạnh. Bạn nên mua áo khoác cho bé với size lớn hơn bình thường một chút để bé vẫn có thể mặc được vào mùa lạnh năm sau.

– Quần: Khoảng 7-10 chiếc bằng cotton vì quần là đồ dùng các bé cần nhiều nhất.

– Tã lót: Từ 30-40 chiếc. Nhiều bà mẹ có ý muốn cho bé sử dụng hoàn toàn tã giấy để đảm bảo tính vệ sinh và tiện dụng, tuy nhiên, tã vải cũng rất cần thiết cho bé. Vì bé đi tè rất nhiều lần trong ngày, vì vậy, bạn nên kết hợp giữa việc dùng tã giấy (bỉm) với tã vải để tăng hiệu quả kinh tế và giúp bé luôn dễ chịu.

– Giầy bằng chất liệu vải, len, nhung: Bạn nên chuẩn bị tối thiểu hai đôi.

– Tất chân, tất tay: Bạn có thể mua cho bé khoảng 2 đôi tất tay và từ 3 đến 5 đôi tất chân.

– Mũ: Bạn có thể mua 2-3 chiếc để bé luôn ấm áp. Nên chọn loại mũ rộng rãi, chùm và giữ ấm được cho tai bé.

– Giỏ đựng đồ cho bé: Khoảng 1-2 chiếc.

Các đồ dùng để tắm và pha sữa cho bé

– Khăn tắm: Khoảng 2 chiếc bằng to bằng chất liệu cotton.

– Chậu nhỏ: 2-3 chiếc để bé rửa mặt, rửa chân. Một chiếc chậu to hơn để bé tắm.

– Sữa tắm: 1-2 hộp nhỏ.

– Khăn mặt: 1-2 chiếc bằng chất liệu cotton mềm.

– Bình sữa: Bạn nên mua từ 2 đến 4 chiếc bình có núm vú chất lượng tốt kèm theo bàn chải để vệ sinh bình hàng ngày. Bình sữa cũng có thể dùng làm bình uống nước cho bé.

– Nồi dùng để tiệt trùng các dụng cụ thức ăn cho bé.

– Thìa nhỏ từ 1-2 chiếc để cho bé uống thuốc hoặc uống nước.

Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị 1 chiếc nhiệt kế nhỏ, 1 lọ phấn rôm, bông để vệ sinh tai (hoặc mắt) cho bé, thuốc nhỏ mắt dành cho bé sơ sinh, dụng cụ bấm móng…

Lưu ý: Bạn nên danh sách vật dụng cần mua cho bé thật rõ ràng và chỉ mua đúng theo số lượng yêu cầu. Nếu bước vào cửa hàng dành cho bé, bạn dễ bị choáng ngợp bởi những sản phẩm cho bé với vô vàn mẫu mã, kiểu dáng. Vì vậy, bạn chỉ nên mua sắm những đồ dùng cần thiết cho bé để tránh lãng phí.

Tốt nhất, bạn có thể tham khảo ý kiến mẹ, chị gái hoặc những cô bạn gái có kinh nghiệm chăm sóc bé. Ngoài ra, bạn cũng nên tận dụng những bộ quần áo cũ còn tốt dành cho bé chứ không nhất thiết phải mua toàn đồ mới. Nếu khéo tay, bạn có thể đan (móc) khăn, tất, áo cho bé. Công việc này có tác dụng gắn kết tình cảm giữa bạn với bé đồng thời, bạn cũng tiết kiệm được một khoản chi phí nhỏ.

Bạn nên chú ý đến những sản phẩm đa chức năng để chắc chắn rằng, bé có thể sử dụng trong một khoảng thời gian dài mà vẫn phù hợp, ví dụ: Bình sữa nhiều kích cỡ, cũi đa năng, xe đẩy đa năng…

]]>
https://meyeucon.org/34159/nhung-vat-dung-toi-thieu-de-san-sang-cho-ngay-chao-doi/feed/ 0
Những sai lầm mẹ thường mắc phải khi chăm sóc trẻ sơ sinh https://meyeucon.org/34105/nhung-sai-lam-thuong-mac-phai-khi-cham-soc-tre-sinh/ https://meyeucon.org/34105/nhung-sai-lam-thuong-mac-phai-khi-cham-soc-tre-sinh/#respond Sun, 13 Apr 2014 02:00:30 +0000 https://meyeucon.org/?p=34105 Không bao giờ chạm vào thóp của trẻ sơ sinh vì nó có thể gây hại cho não hay tắm cho trẻ sơ sinh mỗi ngày là những quan niệm sai lầm của nhiều bà mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Không bao giờ chạm vào thóp của trẻ sơ sinh vì nó có thể gây hại cho não

Thóp giúp hộp sọ trở nên mềm mại trong quá trình sinh con và nó cũng thích hợp cho sự phát triển của xương sọ khi em bé phát triển dần dần. Thóp được chia thành thóp trước và thóp sau. Thóp sau biến mất khi em bé lên 3 tháng tuổi, còn thóp trước biến mất khi em bé hơn 1 tuổi.

Theo cách truyền thống khi chăm sóc trẻ sơ sinh, các bà mẹ nên tránh tiếp xúc với cơ quan này của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên trong thực tế, các bác sĩ cho rằng các bà mẹ không nên lo lắng quá nhiều bởi vì não trẻ sơ sinh tạm thời được lấp đầy chặt chẽ bởi xương và được cấu tạo gồm 3 lớp.

be2

Bên cạnh đó, khoảng cách giữa các lớp này còn có các chất lỏng có vai trò làm giảm độ rung. Da – vỏ não bảo vệ não trẻ khỏi những chấn thương ngoại vi. Do đó, nếu em bé có mái tóc dày, các bà mẹ có thể chải tóc hoặc tắm rửa nhẹ nhàng cho em bé mà không sợ gây tổn hại cho mảng này

Trẻ sơ sinh cần được tắm mỗi ngày

Theo quan điểm về chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi sinh, nhiều người cho rằng nếu trẻ được tắm mỗi ngày thì sẽ giúp trẻ ngủ ngon và phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu cha mẹ tắm cho trẻ sơ sinh quá nhiều, có nghĩa là bạn đang vô tình làm cho độ ẩm nhất định của làn da em bé bị mất đi. Đây có thể là nguyên nhân khiến làn da của bé bị khô và không còn dưỡng chất tự nhiên ở trong da.

Hơn nữa, khi bạn cho em bé tắm trong bồn tắm với bong bóng xà phòng từ sữa tắm có thể làm cho bé gái bị mắc bệnh viêm tiết niệu.

Do đó, các bà mẹ nên vệ sinh cho trẻ ở các vùng dễ bẩn như vùng quanh tã, nách,…chỉ nên tắm cho trẻ sơ sinh khoảng 2-3 lần/tuần.

]]>
https://meyeucon.org/34105/nhung-sai-lam-thuong-mac-phai-khi-cham-soc-tre-sinh/feed/ 0