Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Ý kiến của bác sĩ về sinh mổ https://meyeucon.org/31751/y-kien-cua-bac-si-ve-sinh-mo/ https://meyeucon.org/31751/y-kien-cua-bac-si-ve-sinh-mo/#respond Tue, 24 Dec 2013 10:00:59 +0000 https://meyeucon.org/?p=31751 Sinh mổ không còn là khái niệm xa lạ với các mẹ ngày nay. Sinh mổ – ngay cả khi được bác sĩ chỉ định hay bà mẹ lựa chọn – đang có xu hướng tăng cao như một phương pháp đảm bảo an toàn và việc sanh nở có thể được chủ động kiểm soát. Tuy nhiên vẫn còn một số các nguy cơ tiềm ẩn mà các mẹ chưa lường hết. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi ngắn với Tiến Sĩ, Bác Sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà – Giảng viên bộ môn Sản – Đại Học Y Dược Tp.HCM.

Thưa Bác sĩ, có thể nói sinh mổ đang có xu hướng tăng cao, xin Bác sĩ cho biết tỷ lệ của phương pháp sinh này trên Thế Giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng?

TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hà: Theo quy định của WHO, tỷ lệ sinh mổ chỉ được chiếm 10% – 15% tổng số ca sinh. Thế nhưng theo số liệu những năm gần đây tỷ lệ mổ lấy thai tăng cao trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ sinh mổ ở Hà Nội là 31,3%, Hồ Chí Minh là 29,5%, Hải Phòng là 20,4%, Cần Thơ là 19,4%. Tính đến năm 2010, tỷ lệ sinh mổ trên Thế giới đang ở mức báo động, cụ thể là Mexico (44,8%), Hàn Quốc (35,2%), Thụy Sĩ (32,8%), Đức (31,4%), Châu Mỹ La Tinh (30%) đặc biệt ở Trung Quốc tỷ lệ mổ lấy thai rất cao (hơn 50%).

bac-si-noi-gi-ve-sinh-mo

Theo Bác sĩ những nguyên nhân nào làm cho tỷ lệ sinh mổ gia tăng nhanh chóng như vậy?

TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hà: Với những tiến bộ vượt bậc của y học ngày nay đặc biệt về phương pháp vô cảm rất tốt nên sinh mổ có xu hướng gia tăng vì được biết đến như một phương pháp sinh an toàn và nhanh chóng. Hầu hết các trường hợp sinh mổ là do chỉ định y khoa như ngôi bất thường (ngôi ngang, ngôi mông…) thai to, các bệnh lý liên quan tới thai kỳ như tiền sản giật, nhau tiền đạo, nhau bong non… Với phương pháp mổ lấy thai, các bác sĩ chấm dứt thai kỳ 1 cách nhanh chóng, hạn chế tối đa các sự cố ngoài ý muốn, giảm thiểu tỷ lệ tai biến cho cả sản phụ và thai nhi.

Theo quan điểm của các mẹ hiện đại,việc sinh mổ hay sinh thường cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Theo bác sĩ, nhận xét như vậy có chính xác không?

TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hà: Nghiên cứu cho thấy, sinh mổ sẽ có những ảnh hưởng không mong đợi đến sức khỏe của trẻ. Trẻ sinh mổ thường bị khò khè, dễ bị suy hô hấp và tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp sau này. Ngoài ra, khả năng bị mắc các bệnh như dị ứng, chàm sữa, hen suyễn của bé trẻ sinh mổ cũng cao hơn trẻ sinh thường do hệ miễn dịch chậm phát tiển hơn và mất nhiều thời gian hơn để hoàn thiện.

Bác sĩ có thể giải thích cụ thể nguyên nhân tại sao trẻ sinh mổ lại có những biểu hiện như vậy?

TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hà: Khi sinh thường, trẻ sẽ được chui qua ống sinh tự nhiên của mẹ (âm đạo) nên được nuốt các vi khuẩn có lợi tại đây. Các lợi khuẩn này có tác dụng kích thích hệ vi sinh đường ruột của trẻ, nơi chứa hơn 70% tế bào miễn dịch của toàn cơ thể, từ đó giúp hoàn thiện hệ miễn dịch. Trẻ sinh mổ không được trải qua điều kiện thuận lợi ban đầu này nên bị ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển của hệ miễn dịch. Hơn nữa, mẹ sinh mổ thường lên sữa chậm và phải sau từ 4 đến 5 giờ cách ly mới được cho bé bú, trong khi sữa non của mẹ rất giàu dinh dưỡng và chứa nhiều kháng thể cho trẻ giúp trẻ hoàn thiện hệ miễn dịch. Đây chính là hai nguyên nhân chính khiến trẻ sinh mổ chậm hoàn thiện hệ miễn dịch so với trẻ sinh thường. Trong khi một em bé sinh thường mất 10 ngày để hoàn thiện hệ miễn dịch thì bé sinh mổ phải mất đến 6 tháng cho một hệ miễn dịch hoàn thiện.

Hơn nữa, trẻ sinh mổ không đi qua đường sinh bình thường do vậy trẻ không được đẩy từ buồng tử cung xuống âm đạo nhờ các cơn co và trẻ không chui qua ống âm đạo nên lồng ngực của trẻ không bị ép chặt và đẩy hết nước ối tại đường hô hấp (phổi, khí phế quản) ra ngoài, điều này có thể gây ra tồn dịch trong phổi dẫn đến hội chứng “chậm hấp thu dịch phổi” dễ gây suy hô hấp cấp và tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp sau này. Thời gian theo dõi ở bệnh viên lâu hơn trẻ sinh thường cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sinh mổ, do hệ miễn dịch vẫn còn chưa hoàn thiện mà phải tiếp xúc với nhiều vi khuẩn và mầm bệnh ở môi trường bệnh viện.

Như vậy thì các mẹ nên làm gì để giúp trẻ sinh mổ phát triển khoẻ mạnh thưa bác sĩ?

TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hà: Theo khuyến cáo của tổ chức UNICEF, mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất chứa nhiều kháng thể, giúp trẻ hoàn thiện hệ miễn dịch. Trong trường hợp nào cũng nên nhanh chóng cho trẻ bú sữa mẹ càng sớm càng tốt, nhất là sữa non trong những ngày đầu sau sinh. Mẹ cũng chú ý giữ gìn vệ sinh khi chăm sóc trẻ vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện ở giai đoạn đầu đời, dễ bị ảnh hưởng bởi các vi khuẩn gây hại. Trong trường hợp được chỉ định sử dụng sữa công thức, mẹ nên chọn loại sữa có chứa công thức lcFOS & scGOS – một chất xơ hòa tan – là thức ăn cho hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Giúp trẻ giảm tỉ lệ nhiễm trùng và nguy cơ dị ứng.

Xin cảm ơn TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hà về những chia sẻ thật hữu ích cho các mẹ sinh mổ.

]]>
https://meyeucon.org/31751/y-kien-cua-bac-si-ve-sinh-mo/feed/ 0
Lá tía tô giúp mẹ sinh thường dễ dàng https://meyeucon.org/29641/la-tia-to-giup-me-sinh-thuong-de-dang/ https://meyeucon.org/29641/la-tia-to-giup-me-sinh-thuong-de-dang/#respond Thu, 29 Aug 2013 09:00:14 +0000 https://meyeucon.org/?p=29641 Hôm qua đọc tâm sự của các mẹ về nỗi lo lắng khi sắp lên bàn đẻ, em thực sự rất đồng cảm. Đó là tâm lý chung của tất cả chị em trong thời gian mang bầu thôi. Hồi em mang bầu bé Sâu, em cũng sợ hãi nhiều lắm. Lúc chưa có bầu thì lo vô sinh, lúc có bầu rồi thì lại lo không biết con có phát triển khỏe mạnh không, đến lúc gần sinh thì lại lo đi đẻ. Nói chung là trong công cuộc “săn” một đứa con, chắc không khi nào bớt lo.

Em có bầu sau một năm kế hoạch. Em còn nhớ rất rõ cảm giác lần đầu tiên biết mình có thai sung sướng thế nào. Vốn là hồi đó em thả đến 2 tháng mà con yêu không về, lo lắng lắm, hồi hộp lắm nhưng cũng may yêu không bắt mình đợi quá lâu. Tháng đó em chậm kinh nguyệt đến 5 ngày, em cũng không hy vọng gì nhiều vì chu kỳ kinh nguyệt của em không đều như các mẹ khác, việc chậm “đèn đỏ” là bình thường. Sáng đến cơ quan, chị đồng nghiệp ngồi cạnh nhìn em có vẻ mệt mỏi rồi phán rằng: “Mày có bầu rồi hả?”, em chột dạ. Thế là tối về mua liền 3 hộp thử thai. Không chờ đợi được lâu, vừa về đến nhà em đã vào luôn nhà vệ sinh để thử. Lóng nga lóng ngóng cầm que thử thai trên tay mà em run bắn, kết quả không như em mong đợi: 1 vạch.

Sáng hôm sau, em tiếp tục thử 2 que còn lại vì người ta thường bảo thử buổi sáng sớm là chính xác nhất. Lần này thì niềm vui đã đến, dù vạch thứ 2 khá mờ nhưng đủ để thông báo cho em biết, công cuộc “săn Rắn” của vợ chồng em đã thành công.

Nước tía tô được cho là có công dụng giúp cổ tử cung nhanh mở khi sinh thường.
Nước tía tô được cho là có công dụng giúp cổ tử cung nhanh mở khi sinh thường.

Trộm vía em thuộc tuýp người có sức khỏe tốt lại chẳng nghén ngẩm gì nên em ăn uống được và cân nặng cũng cứ tăng vù vù. Vậy nhưng điều đáng buồn là lần nào đi siêu âm, bác sĩ cũng kết luận con em bị nhỏ hơn so với chuẩn. Em lo lắng lắm vì sợ con yêu có vấn đề gì bất thường. Thế là càng cố gắng tẩm bổ. Cũng may đến tháng thứ 8 thì không bị bác sĩ chê nữa.

Thế nhưng cũng từ thời gian đó em lại phải đối mặt với nỗi lo mới. Hồi em mang bầu những tháng cuối cũng là lúc chị gái em sinh nhóc thứ 2. Lần đầu chị phải sinh mổ do thai ngôi ngược, lần này sau 5 năm chị quyết định đẻ thường nhưng ca sinh nở của chị được đánh giá là quá khó. Em bé không tụt xuống dưới, hông mẹ lại nhỏ nên các bác sĩ phải sử dụng đến phương pháp forcep để kéo bé ra. Chị đau đẻ 3 ngày mới được gặp mặt con. Ngày trước mẹ sinh em cũng khó khăn thế nên em càng lo lắng vì em nghe mọi người nói chuyện sinh nở con gái thường giống mẹ và chị gái.

Đem lo lắng này chia sẻ với các chị cùng cơ quan, thật may là có chị đã mách cho em một cách rất hay để giúp sinh thường dễ. Em thì cũng không tin tưởng những phương pháp dân gian lắm nhưng nghĩ cũng chẳng hại gì nên em ghi nhớ lại. Chị ấy dặn là đến lúc thấy cơn đau chuyển dạ thì lấy nước lá tía tô đun sôi để uống, sẽ giúp cổ tử cung mở nhanh và giúp bé dễ dàng chào đời.

Em nghỉ làm trước ngày dự sinh 2 tuần vì nghe người ta nói con đầu mà nhất là con trai sẽ dễ sinh sớm. Thế mà em chờ đợi mãi vẫn chẳng thấy dấu hiệu đau đẻ. Đến đúng ngày dự sinh thì nhưng cơn đau râm ran bắt đầu xuất hiện. Ghi nhớ lời chị đồng nghiệp em nhờ chồng lấy ngay mấy mớ tía tô đã để sẵn trong tủ ra rửa sạch đun sôi lấy nước uống. Em còn để cả vào chai mang theo đến bệnh viện. Chắc mới chỉ uống khoảng 1 lít thì những cơn đau của em trở lên kinh khủng, lên lên giường khám, bác sĩ bảo em đã mở 10 phân. Thật may là em không bị đẻ rơi con. Em rặn có 3 phát nữa là con yêu chào đời. Thật nhanh phải không các mẹ? Em thấy ca sinh nở của mình như thế là quá nhanh rồi đấy. Từ lúc đau đẻ đến khi con chào đời vừa tròn 3 tiếng. Chứ như nhiều mẹ ở trong viện đau đến 2-3 ngày, chỉ tưởng tượng thôi em đã sợ…

Sau sinh em vội nhắn tin cảm ơn chị đồng nghiệp. May mà có chiêu của chị đã giúp em dễ dàng đón Sâu như thế. Các mẹ bầu hãy ghi nhớ lấy chiêu này nhé, đẻ rất nhanh mà chẳng đau đớn nhiều. Em thấy rất hiệu quả.

]]>
https://meyeucon.org/29641/la-tia-to-giup-me-sinh-thuong-de-dang/feed/ 0
Giúp mẹ đẻ nhanh bằng cách uống nước hoa hướng dương https://meyeucon.org/29637/giup-me-de-nhanh-bang-cach-uong-nuoc-hoa-huong-duong/ https://meyeucon.org/29637/giup-me-de-nhanh-bang-cach-uong-nuoc-hoa-huong-duong/#respond Thu, 29 Aug 2013 07:00:23 +0000 https://meyeucon.org/?p=29637 Chị họ em sinh cháu 3,9 kg rất nhanh mà không mất mũi khâu nào các chị ạ. Thứ nhất là phải chăm chỉ đi bộ những tháng cuối để thai nhi tụt xuống và vào đúng vị trí sinh. Thứ 2 là khi thấy xuất hiện cơn đau chuyển dạ thì uống nước hoa hướng dương. Ngày đó nhà chị không có hoa hướng dương tươi nên toàn mua hoa phơi khô sẵn ở các hàng thuốc bắc. Chắc em cũng chỉ mua được ngoài hàng thuốc thôi chứ hoa hướng dương hiếm lắm. Nếu nhà mẹ nào trồng được hướng dương thì nhớ lấy hoa phơi khô, cất đi để dùng khi đau đẻ nhé.

Tình cờ đọc được bí kíp của mẹ Trần Thanh Hoa về vấn đề đẻ thường dễ, em thấy hay quá. Em nghĩ rằng những phương cách dân gian này dù chưa được khoa học chứng minh nhưng chúng không hề gây tổn hại gì cho mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy chị em mình vẫn có thể thoải mái áp dụng. Biết đâu những chiêu đáng quý này lại hợp với người nọ, người kia… giúp quá trình vượt cạn của chúng ta dễ dàng và nhẹ nhàng hơn. Chứ nói thật chắc mẹ nào cũng khiếp đau đẻ lắm lắm.

Em thì chưa trải qua ca sinh nở nhưng đang mang bầu tháng thứ 6 rồi. Vốn nhà con một nên em được chiều chuộng từ nhỏ, cũng vì vậy mà em nhát gan lắm. Mới giữa thai kỳ thôi mà em đã rất lo đến ngày “lên bàn đẻ” rồi đấy. Hồi mới mang bầu, em cũng dự định sẽ sinh mổ. Em thấy sinh mổ nhẹ nhàng, lúc nào thích đi sinh là sinh, lại chẳng phải vật vã đau đẻ, lại được nhanh nhìn thấy mặt con yêu. Thế nhưng “xã” em nhất định không đồng ý. Chồng bảo đẻ thường được thì sao không đẻ, người ta muốn đẻ thường chẳng được. Theo chồng em thì đẻ thường sẽ giúp em bé cứng cáp hơn nhiều khi chào đời, mẹ cũng nhanh bình phục, chỉ phải vượt qua cơn đau đẻ thôi còn sau khi sinh xong là coi như xong.

Nhờ uống nước hoa hướng dương mà chị em đẻ rất nhanh, lại không bị rạch.
Nhờ uống nước hoa hướng dương mà chị em đẻ rất nhanh,
lại không bị rạch.

Hai vợ chồng em đã rất nhiều lần “lên mặt” với nhau khi nói đến vấn đề này. Từ ngày mang bầu, anh xã em rất chiều vợ. Tính em lại hay làm nũng nhưng anh đều đáp ứng hết, duy chỉ có chuyện chọn đẻ thường hay đẻ mổ là anh không chiều theo ý em. Một lần đi khám thai, bọn em đã phải nhờ bác sĩ phân giải giúp. Theo lời khuyên của bác sĩ thì em nên đẻ thường, bác sĩ bảo đẻ thường được vẫn là tốt nhất. Vậy là em tặc lưỡi theo ý chồng.

Cũng từ ngày đó em bắt đầu lo đến lúc đau đẻ. Em hay lên các diễn đàn làm mẹ, thấy chị em kêu trời kêu đất kể chuyện đi đẻ, đau đẻ, em rất sợ. Sợ nhất là có những mẹ đau đến 2-3 ngày mà vẫn không đẻ được, lại phải “ăn dao” thì còn sức lực đâu nữa. Vì nhút nhát sợ đau nên hầu như gặp ai em cũng hỏi kinh nghiệm đi đẻ của họ để tích lũy cho bản thân.

Hôm trước, bà chị họ em vừa đẻ thằng cu đầu 3,9kg mà không hề phải khâu một mũi nào, em thấy “nể” quá. Vừa ở bệnh viện về em đã sang thăm luôn và không quên hỏi bí kíp của chị. Chị bảo có thể do hông chị to nên dễ đẻ thế nhưng chị cũng có một bí kíp đã được mẹ chồng chị mách cho là uống nước hoa hướng dương. Chị còn rất chăm đi bộ những tháng cuối thai kỳ. Chẳng biết nhờ “chiêu” gì nhưng đó là tất cả những gì chị đã làm và thành quả sinh con của chị thật ngoạn mục. 8 giờ sáng, chị bắt đầu thấy xuất hiện những cơn đau đẻ, cũng từ lúc đó chị không ngừng uống nước hoa hướng dương và đi lại. Vậy là đến 10 giờ 10 phút con yêu đã chào đời. Thật nhanh phải không các mẹ.

Thấy chị đẻ dễ thế nên em đã ghi nhớ những lời chị dặn để sau này đến lượt mình còn áp dụng. Thứ nhất là phải chăm chỉ đi bộ những tháng cuối để thai nhi tụt xuống và vào đúng vị trí sinh. Thứ 2 là khi thấy xuất hiện cơn đau chuyển dạ thì uống nước hoa hướng dương. Ngày đó nhà chị không có hoa hướng dương tươi nên toàn mua hoa phơi khô sẵn ở các hàng thuốc bắc. Chắc em cũng chỉ mua được ngoài hàng thuốc thôi chứ hoa hướng dương hiếm lắm. Nếu nhà mẹ nào trồng được hướng dương thì nhớ lấy hoa phơi khô, cất đi để dùng khi đau đẻ nhé.

Chỉ hai bí kíp nhỏ đấy thôi, thật đơn giản phải không các mẹ? Vì chị họ em đã làm “chuột bạch” rồi nên em cũng sẽ áp dụng cách của chị ấy khi có dấu hiệu đau đẻ. Hy vọng rằng em cũng đẻ thường được dễ dàng và sớm gặp mặt con yêu. Các mẹ bầu hãy ghi nhớ để áp dụng nhé!

]]>
https://meyeucon.org/29637/giup-me-de-nhanh-bang-cach-uong-nuoc-hoa-huong-duong/feed/ 0