Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Sat, 27 Apr 2024 13:40:12 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Khó khắc phục biếng ăn do tâm lý https://meyeucon.org/13337/kho-khac-phuc-bieng-an-do-tam-ly/ https://meyeucon.org/13337/kho-khac-phuc-bieng-an-do-tam-ly/#respond Sun, 25 Jun 2023 21:44:51 +0000 https://meyeucon.org/?p=13337 Mỗi lần cho con uống sữa, chị Thủy (Phương Mai, Hà Nội) đều phải bế ngang, ghì chặt con. Sữa đổ vào, bé khóc ầng ậc nhưng rồi vẫn nuốt… “Lúc đầu sốt ruột lắm nhưng nếu cho ăn bình thường, thì cả tiếng đồng hồ cũng không hết được 100ml sữa”, chị Thủy nói.

Và chính vì quá biếng ăn, nên đến giờ, đã được 1 năm 20 ngày tuổi, bé Thảo Vy cũng chỉ nặng 7,2kg, kém các bạn cùng trang lứa tới 2kg.

Nặng nề nhất là biếng ăn tâm lý

Tại bệnh viện và các phòng khám, ngoài các bệnh do nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tiêu hóa, trẻ biếng ăn đến khám là một vấn đề nổi cộm.

“Ngoài nguyên nhân do tình trạng nhiễm trùng (viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, tiêu chảy… dẫn đến ức chế các enzym tiêu hóa), thiếu vi chất (các yếu tố tham gia hình thành các men tiêu hóa trong quá trình chuyển hóa, hấp thu thức ăn), do thức ăn không hợp khẩu vị, do tình trạng nhiễm giun sán… thì việc ép trẻ ăn là một nguyên nhân nổi cộm dẫn đến biếng ăn”, BS chuyên khoa II Nhi Trần Thị Nga, Nguyên trưởng khoa dinh dưỡng, BV Nhi TƯ, cho biết.

Cùng quan điểm này, BS Lê Thị Hải, Viện dinh dưỡng quốc gia cho rằng, yếu tố tâm lý là một trong những yếu tố ảnh hưởng nặng nề đến tình trạng biếng ăn của trẻ và rất khó khắc phục.

Ở những bé lười ăn, ăn ít, cha mẹ thường nghĩ là phải ép ăn, ép đến mức “nhồi nhét”. Ví như có bệnh nhi đến khám, mẹ “khai” ngày cho con uống 3 cốc sữa công thức đặc, 3 bát bột nhưng bữa nào cũng như là 1 cuộc chiến với khóc lóc, quát tháo rồi giữ chặt trẻ đổ đồ ăn, lặp đi lặp lại điệp khúc khóc – nuốt – khóc…

Theo bác sĩ Hải, chính vì không khí bữa ăn quá căng thẳng, bị o ép quá thô bạo khiến trẻ cứ thấy bưng ra cái gì là đã khóc, bịt miệng… Người ta ước tỉnh chỉ khoảng 5% trẻ sinh ra đã lười bú nhưng đến 2 – 3 tuổi thì tỉ lệ này lên đến 30 – 40%. Điều này chứng tỏ nguyên nhân biếng ăn phần nhiều do môi trường sống gây ra (không khí bữa ăn, ăn các món ăn không phù hợp tuổi).

Nếu biếng ăn là do các nguyên nhân thể trạng thì việc điều trị không quá khó nhưng nếu là nguyên nhân tâm lý, bé sợ ăn vì bị ép buộc thô bạo… thì rất khó khắc phục, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của người mẹ.

☛ Đọc thêm: Biếng ăn tâm lý ở trẻ và những điều cần biết!

Không thuốc nào tốt bằng làm đúng cách và kiên nhẫn

Theo BS Nga, với những trẻ được xác định lười ăn do nguyên nhân tâm lý (thậm chí cả với những trẻ bệnh lý và được điều trị) thì một môi trường ganh đua cho trẻ sẽ kích thích trẻ ăn rất tốt.

“Thay vì gò ép trẻ ăn thì nên cho trẻ ngồi ăn cùng gia đình và cho trẻ bát, thìa để kích thích bé. Khi đó, dù có thể bé hơi phá nhưng ăn uống dễ dàng hơn. Hoặc có thể cho trẻ ăn cùng bạn và kích thích trẻ ăn bằng cách cổ vũ bạn này, khen bạn kia ăn giỏi như sư tử, há mồm to hơn cá sấu… Tất cả những chi tiết rất nhỏ nhặt ấy, thực sự lại là một sự kích thích các tuyến tiêu hóa hoạt động, tăng bài tiết men tiêu hóa giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, trẻ nhai, nuốt nhanh hơn”, BS Nga nói.

Thêm một điểm mà các bậc phụ huynh cần rất lưu ý, không quá nôn nóng trong chữa biếng ăn cho trẻ. BS Nga tâm sự, có bà mẹ đưa con đến chữa biếng ăn và thật thà “khai báo” đã đi đủ mọi nơi, đủ bác sĩ có tiếng… nhưng vẫn không ăn thua.

Thực ra, việc chữa biếng ăn đòi hỏi sự kiên nhẫn, tuyệt đối không nên tạo ngay ra một sự thay đổi quá lớn và không nên uống quá nhiều loại thuốc một lúc nhằm thay đổi triệu chứng lâm sàng. Liều thuốc luôn được kê để bổ sung, khắc phục từ từ nhưng nhiều mẹ quá sốt ruột, ngoài các loại thuốc điều trị của bác sĩ vẫn mua các loại được quảng cáo là kích thích ăn ngon để cho con uống, điều này là không cần thiết và sai lầm. Trẻ đã sợ ăn, lại bị ép trong ngày uống vài ba lần thuốc, men kích thích ăn uống thì bé lại càng sợ hơn. Với biếng ăn tâm lý, người mẹ càng phải kiên nhẫn hơn nữa.

Cuối cùng, đừng quên chế biến đồ ăn hợp khẩu vị, độ tuổi với việc lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng nếu muốn giúp trẻ bắt kịp tăng trưởng.

Phát hiện sớm biểu hiện biếng ăn

– Số lượng thức ăn trẻ ăn vào trong ngày ít hơn nhu cầu theo độ tuổi;

– Trẻ hay táo bón và lượng phân ít hơn bình thường;

– Sự phát triển cân nặng của trẻ chậm hơn bình thường hoặc không tăng cân, thậm chí giảm cân.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ nhỏ. Để biết thêm nhiều kiến thức về cách chăm sóc con cũng như nhưng mẹo hay giúp con hết biếng ăn, tăng cân đều, các mẹ có thể tham khảo.

]]>
https://meyeucon.org/13337/kho-khac-phuc-bieng-an-do-tam-ly/feed/ 0
Trẻ 3 tháng tuổi biếng ăn, làm cách nào? https://meyeucon.org/10917/tre-3-thang-tuoi-bieng-an-lam-cach-nao/ https://meyeucon.org/10917/tre-3-thang-tuoi-bieng-an-lam-cach-nao/#comments Sun, 25 Jun 2023 08:43:38 +0000 https://meyeucon.org/?p=10917 Hỏi: Con tôi 3 tháng tuổi, bú hoàn toàn bằng sữa mẹ cho tới vài ngày gần đây tôi mới cho bú thêm ngoài. Tuy nhiên cháu bú mẹ rất ít, chỉ khoảng 2-3 phút là nhả ra, bú ngoài cũng chỉ 30-40ml là thôi không chịu bú nữa. Xin bác sĩ tư vấn giúp xem có cách nào để cháu bú được nhiều hơn? Xin cám ơn bác sĩ.

Trả lời: Chào bạn. Trước hết bạn cần theo dõi kỹ cân nặng của bé, đây là điều rất quan trọng bởi nếu bé không lên cân thì thường là có vấn đề. Khi cháu không lên cân (hay lên ít) và bỏ bú, bạn cần xem lại một số việc cơ bản sau:

Nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng tuổi biếng ăn

Bạn có cho trẻ bú đúng cách?

Thường thì các bà mẹ sinh con đầu lòng không có kinh nghiệm cho trẻ bú, có khi cho trẻ bú quá thưa hoặc quá nhiều khiến trẻ không thích. Cũng có khi trẻ không thích núm vú của mẹ. Cách cho bú không đúng dẫn tới lượng sữa cung cấp cho trẻ không phù hợp (thiếu hoặc thừa) gây nên biếng ăn. Nếu trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thì cho bé bú theo nhu cầu.

Nếu trẻ bú ngoài thì bạn cần xem lại mình cho trẻ bú có đúng lượng sữa được pha không? Đặc, loãng, nhiều, ít đều ảnh hưởng tới trẻ. Cũng có khi trẻ không thích loại sữa đó (có loại ngọt hơn, có loại béo hơn…), vì vậy nếu trẻ có biểu hiện không thích uống sữa ngoài thì cần kiểm tra thông qua bú sữa mẹ hoặc đổi sữa cho cháu. Nếu trẻ thường bú sữa ngoài thì nên cách khoảng 3 tiếng cho bú 1 lần.

Ngoài các vấn đề về sữa và cách cho bú cũng có những nguy cơ bệnh khiến cho bé biếng ăn. Bạn cần kết hợp việc theo dõi cân nặng và khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.

Nếu mẹ đủ sữa thì giai đoạn này nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ bởi bé chưa có nhu cầu nhiều hơn.

Do bị biếng ăn sinh lý

Đây là tình trạng trẻ có dấu hiệu chán ăn khi bước vào giai đoạn chuyển tiếp trong quá trình phát triển cơ thể, như mọc răng, tập lẫy, lật, bò… Lúc này trẻ có thể tập làm quen với các kỹ năng mới mà quên đi việc ăn uống.

Trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa

Những triệu chứng như khó tiêu, đầy hơi, nôn trớ, tiêu chảy… làm trẻ khó chịu và mất cảm giác thèm ăn.

Trẻ bị nấm lưỡi

Nấm lưỡi là một loại nhiễm trùng nấm Candida gây ra các vết trắng trên lưỡi và miệng của trẻ, làm trẻ đau rát và khó bú từ đó dẫn tới bỏ ăn, chán ăn.

Chất lượng sữa mẹ thay đổi

Nếu mẹ ăn uống không cân bằng hoặc sử dụng các loại thực phẩm có mùi vị khác thường, sữa mẹ sẽ bị ảnh hưởng và làm trẻ không chịu bú.

Trẻ thiếu chất

Trẻ thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, canxi, vitamin D… gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, khó chịu, biếng ăn.

☛ Đọc thêm: Trẻ biếng ăn kéo dài có nguy hiểm?

Khắc phục biếng ăn ở trẻ 3 tháng tuổi

Tùy theo nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ mà có các biện pháp khắc phục phù hợp, cụ thể:

Cho trẻ bú đúng cách

Bố mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức theo nhu cầu và thời gian phù hợp, không nên ép bé bú quá nhiều hoặc quá ít. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chọn núm vú bình sữa phù hợp với bé, để bé bú dễ dàng và hiệu quả.

Cải thiện chế độ dinh dưỡng của mẹ

Nếu bé bú sữa mẹ, chất lượng sữa mẹ sẽ ảnh hưởng đến khẩu vị của bé. Do đó, mẹ nên ăn uống cân bằng và đa dạng, tránh các loại thực phẩm có mùi vị khác thường hoặc gây dị ứng cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh sử dụng các loại mỹ phẩm có mùi lạ khi cho bé bú .

Sử dụng sữa công thức phù hợp

Nếu bé bú sữa công thức, bố mẹ nên chọn loại sữa phù hợp với độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của bé. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên pha sữa đúng tỷ lệ và nhiệt độ, để tránh làm bé khó tiêu hoặc ngán sữa.

Giúp bé thoải mái nhất khi bú

Bố mẹ nên tạo cho bé một không gian yên tĩnh và thoải mái khi bú, không nên làm bé giật mình hoặc quấy rầy bởi tiếng ồn hay ánh sáng. Bố mẹ cũng nên ôm ấp và vuốt ve bé khi cho bé bú, để tăng cảm giác gần gũi, an toàn cho bé.

Tránh sử dụng thuốc khi không cần thiết

Một số loại thuốc có thể gây ra biến đổi vị giác hoặc làm giảm cảm giác đói của trẻ. Do đó, bố mẹ nên hạn chế sử dụng thuốc cho bé khi không cần thiết, nếu có sử dụng thì nên theo chỉ định của bác sĩ.

☛ Đọc thêm: Mẹ nên làm gì khi trẻ 3 tháng tuổi biếng ăn?

Kết luận

Sau khi xem xét các vấn đề và khắc phục, bạn cần theo dõi xem tình trạng của bé có tiến triển hay không. Nếu bé vẫn biếng ăn, lười ăn bạn có thể đưa bé đi thăm khám bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra nguyên nhân khác, đồng thời có biện pháp khắc phục kịp thời. Chúc bạn thành công!

]]>
https://meyeucon.org/10917/tre-3-thang-tuoi-bieng-an-lam-cach-nao/feed/ 55
Trẻ biếng ăn có phải do thời gian ăn cháo quá dài? https://meyeucon.org/8801/tre-bieng-an-co-phai-do-thoi-gian-an-chao-qua-dai/ https://meyeucon.org/8801/tre-bieng-an-co-phai-do-thoi-gian-an-chao-qua-dai/#respond Wed, 21 Jun 2023 06:02:08 +0000 https://meyeucon.org/?p=8801 Hỏi: Một số người cho rằng, nhiều trẻ em biếng ăn là do phải trải qua quãng thời gian ăn cháo quá dài, từ 1 tuổi đến 2-3 tuổi, theo bác sĩ, nhận định này có đúng không?

Trả lời:

Nhận định này rất hợp lý, bởi thức ăn phải phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Trẻ nhỏ chưa đủ răng phải chọn thức ăn loãng, trẻ lớn đủ răng thì chỉ thích thức ăn cứng để nhai như người lớn. Nếu cho ăn cháo kéo dài, thường xuyên thì trẻ chán ăn, thậm chí có thể tạo ra tâm lý sợ thức ăn loãng.

Ngoài ra, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn cũng như một vài giải pháp khắc phục tình trạng này nhé:

Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Trẻ có thể bị biếng ăn do một số nguyên nhân như:

Gặp vấn đề về sức khỏe: Trẻ mắc một số bệnh lý như nhiễm trùng đường tiêu hóa, bệnh đường ruột, vi khuẩn, virus, vấn đề về răng miệng cũng khiến trẻ trở nên biếng ăn.

Trẻ biếng ăn sinh lý do sự thay đổi thể chất như mọc răng, tập lẫy, tập đi. Đây là một dạng biếng ăn rất phổ biến và thường chỉ kéo dài trong khoảng 1-2 tuần.

Môi trường ăn uống không thuận lợi: Không gian ăn uống không thoải mái, trẻ luôn cảm thấy căng thẳng, áp lực, hoặc mất quyền tự chủ trong việc chọn thức ăn cũng là nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ.

Thay đổi trong cuộc sống: Các thay đổi lớn trong cuộc sống của trẻ như chuyển nhà, chuyển trường, gia đình có thêm thành viên mới, sự thay đổi trong lịch trình hàng ngày có thể làm trẻ biếng ăn do sự không ổn định và căng thẳng tâm lý.

Trẻ mắc chứng rối loạn ăn uống: Một số trẻ có thể gặp phải chứng rối loạn ăn uống như biếng ăn, lo âu ăn hoặc trở nên chán ăn, gây ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng.

Thức ăn không đa dạng: Trẻ biếng ăn do món ăn không được chế biến hấp dẫn hoặc lặp lại một vài món ăn hay nguyên liệu nấu ăn với tần suất quá dày. Điều này khiến trẻ chán ngán và không còn hứng thú với thức ăn.

Cách khắc phục biếng ăn ở trẻ

Tùy theo nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn mà các mẹ có những cách khắc phục phù hợp. Dưới đây là một số cách tham khảo:

– Nếu nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ là do bệnh lý thì nên cho trẻ đi khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Cùng với đó chỉ nên cho trẻ ăn những món nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa, không cay nóng và và uống nhiều nước để giải độc, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.

– Nếu trẻ biếng ăn sinh lý do sự thay đổi thể chất, nên cho trẻ ăn theo nhu cầu của trẻ, không ép buộc hay dụ dỗ quá nhiều. Ngoài ra, nên cho trẻ uống sữa hoặc các loại nước ép để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.

– Nếu nguyên nhân do tâm lý, thì cần tạo cho trẻ một bầu không khí vui vẻ, thoải mái khi ăn. Ngoài ra, mẹ nên khen ngợi và khuyến khích trẻ khi trẻ ăn tốt hoặc thử những món mới.

– Nếu trẻ biếng ăn do món ăn không được chế biến hấp dẫn hoặc lặp lại một vài món ăn hay nguyên liệu nấu ăn với tần suất quá dày, nên đa dạng hóa các loại thực phẩm và cách chế biến. Ngoài ra, nên trang trí thức ăn một cách bắt mắt và hấp dẫn để kích thích vị giác của trẻ.

– Cấn thiết lập lịch trình ăn uống đều đặn hàng ngày cho trẻ. Điều này giúp cơ thể trẻ hiểu rằng đã đến thời gian ăn và giúp tạo ra thói quen ăn đều đặn.

– Nên tìm hiểu những món ăn mà trẻ thích và cố gắng tích hợp chúng vào thực đơn hàng ngày. Điều này giúp tạo sự hứng thú và khích lệ trẻ ăn nhiều hơn.

Kết luận

Dù là người lớn hay trẻ nhỏ, ăn một loại thức ăn trong một thời gian quá dài đều sẽ gây nên sự nhàm chán. Việc cho trẻ ăn cháo kéo dài gây nên tình trạng biếng ăn là điều dễ hiểu. Để khắc phục tình trạng này, các bậc phụ huynh cần thay đổi các món ăn thường xuyên, cho trẻ tiếp xúc với đa dạng loại thực phẩm, từ lỏng đến mềm rồi đến rắn tùy vào từng độ tuổi. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức trong hành trình nuôi con khỏe mạnh.

]]>
https://meyeucon.org/8801/tre-bieng-an-co-phai-do-thoi-gian-an-chao-qua-dai/feed/ 0
Không nên tạo thói quen vừa ăn vừa xem TV cho trẻ https://meyeucon.org/9041/khong-nen-tao-thoi-quen-vua-an-vua-xem-tv-cho-tre/ https://meyeucon.org/9041/khong-nen-tao-thoi-quen-vua-an-vua-xem-tv-cho-tre/#respond Mon, 23 Jan 2023 06:39:31 +0000 https://meyeucon.org/?p=9041 Hỏi: Thưa bác sỹ, bé nhà cháu chỉ ăn khi bật đĩa bé Xuân Mai 3 tuối, bé vừa ăn vừa xem. Đây là thói quen của bé, nếu không bật đĩa Xuân Mai hát thì bé ăn không tập trung, mất rất nhiều thời gian. Cháu làm như vậy có đúng không? Bé gái được 16 tháng, 11kg, cao 80cm.

Trả lời: Bạn thân mến, cháu vừa ăn vừa xem ti vi là không đúng. Có rất nhiều cha mẹ có thói quen cho con ăn bằng cách xem các chương trình trên tivi hay điện thoại… Thực tế, đây là thói quen rất có hại đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Những tác hại phải kể tới như:

Tăng nguy cơ béo phì: Thói quen vừa ăn vừa xem khiến bé có xu hướng ăn vặt khi xem tivi ngoài các bữa chính. Việc ăn trong lúc xem tivi khiến trẻ không nhận được khi nào cảm thấy no vì trẻ bị thu hút bởi các chương trình truyền hình khiến tín hiệu báo no trong não bị vô hiệu hóa, trẻ ăn nhiều hơn so với nhu cầu thực tế và hệ quả dẫn tới béo phì.

Mất cảm giác ngon miệng: Trẻ sẽ còn để ý tới việc thưởng thức vị ngon của các món ăn. Thói quen xem tivi khi ăn khiến bé phân tán tư tưởng, vị giác lẫn cảm giác ngon miệng giảm dần, lâu ngày dẫn tới biếng ăn.

Rối loạn tiêu hóa: Vừa ăn vừa xem tivi khiến khả năng tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng. Dạ dày không sản xuất đủ dịch vị và men tiêu hóa thức ăn được kỹ càng, lâu dần hệ tiêu hóa bị rối loạn khiến trẻ thiếu dưỡng chất và các vấn đề sức khỏe khác.

Gây ra nhiều bệnh lý:

Đau dạ dày là vấn đề thường gặp nhất. Thói quen xem tivi khi ăn uống khiến việc tiêu hóa thức ăn gặp cản trở, thức ăn chưa tiêu hóa hết tồn đọng lại và trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, gây ra các bệnh lý ở dạ dày.

Ngoài ra, trẻ xem quá nhiều chương trình truyền hình sẽ không hứng thú tham gia vào các hoạt động thể chất dẫn tới béo phì và các bệnh lý về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường. Xem tivi khi ăn uống là thói quen xấu gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, suy yếu hoạt động của não, tăng động ở trẻ em, tăng nguy cơ gặp các vấn đề về thị lực.

Do đó, chị nên tập dần cho cháu có thói quen tập trung vào bữa ăn, giúp cho hệ tiêu hóa tiết ra đầy đủ các men tiêu hóa, giúp dễ tiêu, trẻ sẽ ngon miệng hơn trong khi ăn.

Cháu được 16 tháng, nặng 11kg và cao 80cm là đã đạt “vượt tiêu chuẩn” rồi, chị có thể xem thêm Bảng tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng của trẻ dưới 5 tuổi để biết cháu có đủ cân không nhé. Chị có thể tham khảo thêm các thông tin về chăm sóc sức khỏe của trẻ tại website Meyeucon.org để hành trình nuôi dạy bé trở nên dễ dàng hơn.

]]>
https://meyeucon.org/9041/khong-nen-tao-thoi-quen-vua-an-vua-xem-tv-cho-tre/feed/ 0
Cùng mẹ vào bếp với những món súp thơm ngon ngất ngây cho bé yêu https://meyeucon.org/43462/cung-me-vao-bep-voi-nhung-mon-sup-thom-ngon-ngat-ngay-cho-be-yeu-2/ https://meyeucon.org/43462/cung-me-vao-bep-voi-nhung-mon-sup-thom-ngon-ngat-ngay-cho-be-yeu-2/#respond Fri, 09 Feb 2018 02:17:42 +0000 https://meyeucon.org/?p=43462

Bé nhà bạn mấy hôm nay cứ nhìn thấy cháo là khóc và lắc đầu nguầy nguậy vì không muốn ăn, có thể là do bé đã chán cháo rồi. Vậy thì tại sao mẹ không thay đổi thực đơn cho bé bằng những món súp dưới đây, đảm bảo bé sẽ thích mê cho mà xem.

1. Súp bí đậu đỏ

4

Món súp này mang hương vị hấp dẫn vì có sự kết hợp thú vị của bí và đậu đỏ, là 2 nguyên liệu rất mát và bổ dưỡng, giúp bé ngủ ngon giấc và kích thích bé thèm ăn hơn.

Nguyên liệu

– 30 gram bí đỏ
– 20 gram đậu đỏ hạt lớn
– 20 gram thịt gà
– 1 muỗng canh bột gạo
– 1 muỗng dầu ăn
– 200 ml nước
– 1 muỗng sữa bột (loại sữa bé đang dùng)

Cách làm

Bước 1: Cắt nhỏ cà rốt. Luộc chín trứng cút, tán nhuyễn.

Bước 2: Cho cà rốt và đậu Hà Lan vào nước, nấu chín.

Bước 3: Khuấy tan bột gạo trong một ít nước lạnh rồi cho vào nồi súp. Nêm tí muối và cho dầu ăn.

Bước 4: Múc ra chén rồi cho trứng tán và ngò cắt nhuyễn vào.

2. Súp thịt bò cần tây:

1

Là món ăn lạ miệng mà bạn có thể dễ dàng chế biến để giúp trẻ có cơ hội khám phá những món ăn ngon.

Nguyên liệu

– 20 gram thịt bò
– 20 gram cần tây
– 1/4 trái cà chua
– 1/4 quả trứng gà
– 1 muỗng bột bắp
– 1 muỗng dầu ăn
– 200 ml nước

Cách làm

Bước 1: Băm nhỏ thịt bò, cắt nhỏ cần tây và trụng cho chín. Bỏ vỏ và hạt cà chua, cắt nhỏ.

Bước 2: Đun nóng dầu rồi cho thịt bò vào xào.

Bước 3: Cho thêm nước, cần tây và cà chua vào nấu sôi.

Bước 4: Thêm bột bắp đã hòa tan vào cho sánh rồi cho trứng đã đánh tan vào. Tắt bếp sau khi nồi súp sôi lại được một lát.

3. Súp tôm bó xôi:

2

Là món ăn có nguồn gốc ở châu Âu. Đây là món ăn được chế biến rất độc đáo, ngon và bổ dưỡng. Món này rất dễ ăn, nấu thành súp như thế này thì các bé sẽ không còn ghét ăn rau nữa.  

Nguyên liệu

– 50 gram khoai tây
– 20 gram cải bó xôi
– 20 gram tôm
– 1 muỗng dầu ăn
– 1 muỗng sữa bột
– 200 ml nước

Cách làm

Bước 1: Cắt nhỏ khoai tây, cắt nhỏ bó xôi, trụng chín và xay nhuyễn. Lột vỏ tôm, bỏ đầu, xào chín, cắt nhỏ.

Bước 2: Nấu chín khoai tây trong nước rồi cho bó xôi vào.

Bước 3: Hòa tan sữa bột, cho vào nồi súp và nêm tí muối.

Bước 4: Thêm dầu ăn rồi cho tôm vào súp.

4. Món súp trứng cút đậu Hà Lan

3

Là món súp có hương vị ngọt thơm, đầy đủ dinh dưỡng lại có màu sắc tươi đẹp, trang nhã kích thích sự thèm ăn của trẻ.

Nguyên liệu

– 30 gram cà rốt
– 10 gram đậu Hà Lan
– 1 muỗng bột gạo
– 2 quả trứng cút
– 1 muỗng dầu ăn
– 200 ml nước
– Một ít ngò

Cách làm

Bước 1: Cắt nhỏ cà rốt. Luộc chín trứng cút, tán nhuyễn.

Bước 2: Cho cà rốt và đậu Hà Lan vào nước, nấu chín.

Bước 3: Khuấy tan bột gạo trong một ít nước lạnh rồi cho vào nồi súp. Nêm tí muối và cho dầu ăn.

Bước 4: Múc ra chén rồi cho trứng tán và ngò cắt nhuyễn vào.

]]>
https://meyeucon.org/43462/cung-me-vao-bep-voi-nhung-mon-sup-thom-ngon-ngat-ngay-cho-be-yeu-2/feed/ 0
Bí quyết ăn dặm giúp trẻ khỏe mạnh, chóng lớn https://meyeucon.org/42423/bi-quyet-an-dam-giup-tre-khoe-manh-chong-lon/ https://meyeucon.org/42423/bi-quyet-an-dam-giup-tre-khoe-manh-chong-lon/#respond Sat, 13 Jan 2018 09:04:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=42423 Sai lầm của nhiều cha mẹ là chỉ cho trẻ nhỏ ăn thực phẩm chế biến sẵn. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên sớm tập cho bé làm quen với thức ăn tươi như chuối chín, khoai lang luộc, bơ, đậu nghiền nhuyễn.

1

Sai lầm của nhiều phụ huynh là chỉ cho con bú sữa hoặc ăn dặm với thực phẩm dạng bột, cháo đóng hộp mà không tập dùng thực phẩm tươi khi còn nhỏ. Hậu quả là hệ tiêu hóa của trẻ không được “trải nghiệm” đa dạng thức ăn và dần trở nên yếu ớt.

“Nhiều đứa trẻ lớn lên chỉ thích dùng thức ăn chế biến sẵn nghèo dinh dưỡng và quay lưng lại với thực phẩm tươi như rau, củ, quả vốn rất giàu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chưa kể thực phẩm đóng gói luôn có lượng chất bảo quản nhất định không tốt cho trẻ nếu sử dụng lâu dài”, bác sĩ khuyến cáo.

Do vậy, phụ huynh có thể tập cho con làm quen với thực phẩm tươi ngay ở giai đoạn ăn dặm chứ không cần chờ đến khi bé mọc đủ răng. Chú ý dấu hiệu con muốn ngậm một thứ gì đó trong miệng tức là bé có thể bắt đầu ăn dặm được rồi. Ở giai đoạn đầu, hãy thử với các loại thức ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng như chuối nghiền, khoai lang chín, bơ nghiền, đậu mềm, thịt gà luộc nguyên chất mềm… Khi con bắt đầu quá trình ăn dặm, hãy cho bé dùng cùng một loại thức ăn từ một đến hai lần trong một ngày.

Cha mẹ có thể đút cho con ăn hoặc đựng thức ăn vào một chiếc túi nhai chống hóc để bé mút giống như bú bình sữa. Khi trẻ bắt đầu quen dần và cảm thấy thú vị, hãy cho ăn thường xuyên hơn và ngồi vào bàn ăn cùng cả nhà. Giữ nhịp độ như thế cho đến khi các em có thể tự ăn bằng tay hoặc thìa, nĩa.

Cha mẹ có thể dùng muỗng đút cho trẻ ăn thực phẩm tươi nghiền nhuyễn hoặc cho vào một chiếc túi nhai chống hóc để bé tự cầm mút như bú sữa bình.

Việc tập một thói quen ăn uống lành mạnh đòi hỏi phải kiên nhẫn, không nên nóng vội. Nếu trẻ chưa chịu ăn thực phẩm tươi như hướng dẫn trên, cha mẹ hãy cố gắng chờ thêm một hoặc hai tuần bởi con bạn có thể chưa sẵn sàng hoặc cần thêm thời gian để phát triển hơn một chút. Hãy tạo cơ hội cho con được chủ động hoặc thử một món khác. Nếu bạn tiếp tục cho ăn và con bạn vẫn không hứng thú hoặc không có khả năng tự nhai, hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.Cha mẹ có thể dùng muỗng đút cho trẻ ăn thực phẩm tươi nghiền nhuyễn hoặc cho vào một chiếc túi nhai chống hóc để bé tự cầm mút như bú sữa bình.

Lưu ý khi sử dụng túi chống hóc nếu thấy thức ăn có vẻ khô hoặc khó thoát ra khỏi túi, hãy ngâm với một chút nước, sữa hoặc sữa công thức để làm mềm. Lúc đó thức ăn sẽ dễ thoát ra ngoài hơn. Hãy tập cho bé làm quen với thức ăn ở nhiều độ nhiệt khác nhau, có thể làm lạnh hay nóng hơn một chút. Hãy dùng mỗi loại thức ăn mới ít nhất 3 ngày trước khi chuyển sang loại khác.

]]>
https://meyeucon.org/42423/bi-quyet-an-dam-giup-tre-khoe-manh-chong-lon/feed/ 0
Bạn cần làm những gì với trẻ biếng ăn? https://meyeucon.org/35076/ban-can-lam-nhung-gi-voi-tre-bieng/ https://meyeucon.org/35076/ban-can-lam-nhung-gi-voi-tre-bieng/#respond Thu, 21 Aug 2014 01:00:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=35076 Một trong những kỹ năng đầu tiên mà con bạn cần phải làm chủ đó là biết tự ăn uống. Mặc dù trẻ chưa thể kiểm soát được nhiều điều trong lúc này nhưng phải kiểm soát được việc đưa cái gì vào trong miệng. Vì vậy, không có gì phải ngạc nhiên khi trẻ tỏ thái độ dứt khoát về những gì nó sẽ ăn hay sẽ không ăn. Trẻ có thể chỉ ăn một hoặc hai loại thực phẩm ưa thích trong khoảng 1 tuần, sau đó nó đột nhiên thay đổi ý thích của mình và muốn ăn một cái gì đó khác hoàn toàn. Đừng lo lắng, đây là hành vi điển hình của trẻ mới biết đi!

Bạn có thể làm những gì?

Con bạn cần những lời động viên và sự cơ cấu của bạn mỗi khi đến bữa ăn (chẳng hạn như các bữa ăn thông thường và sự lựa chọn lành mạnh), ngoài ra không cần gì hơn nữa. William Sears, bác sĩ nhi khoa và là tác giả của 23 cuốn sách về chăm sóc trẻ, cho rằng: cho dù con bạn ăn khi nào và bao nhiêu thì cuối cùng cũng nên tùy thuộc vào nó. Tiến sĩ Sears, đồng tác giả  cuốn The Family Nutrition Book (Little Brown, tháng 8 năm 1999) với vợ mình là Martha, nói: “Con bạn có thể ăn uống tốt một ngày và thực tế không ăn gì trong ngày tiếp theo”.

Thay vì bị ám ảnh với thực tế là con của bạn đã từ chối tất cả mọi thứ bạn đặt trước mặt nó trong ngày hôm nay, bạn hãy chú ý đến những gì nó ăn trong suốt một tuần. Các bậc cha mẹ thường ngạc nhiên khi thấy rằng lượng thức ăn mà con em mình thu nhận được là khá cân bằng. Một cái gì đó phải cung cấp đủ những năng lượng đó!

Bạn hãy chú ý đến những gì nó ăn trong suốt một tuần
Bạn hãy chú ý đến những gì trẻ ăn trong suốt một tuần

Cũng đừng quên xem xét tỷ lệ đồ uống của trẻ là bao nhiêu trong cơ cấu thực phẩm. Sữa và nước trái cây nguyên chất có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng (mặc dù nước trái cây thường có quá nhiều đường). Nhưng vì uống quá nhiều sữa hoặc nước trái cây cũng có thể làm giảm sự thèm ăn, bạn nên cung cấp đồ uống sau và giữa các bữa ăn, không nên vào ngay trước bữa ăn. Bạn đừng để bụng trẻ chứa đầy đồ ngọt và đồ ăn vặt, cơ thể đang phát triển của trẻ cần các chất dinh dưỡng được cung cấp bởi một chế độ ăn uống khỏe mạnh, không calo.

Dưới đây là một vài lời khuyên để giúp trẻ vượt qua những khó khăn trong ăn uống:

– Cung cấp nhiều sự lựa chọn các thực phẩm lành mạnh và để cho trẻ tự phục vụ. Bằng cách này, trẻ được thực hiện với một chút độc lập.

– Không đe dọa hay mặc cả với trẻ. “Ăn một miếng nữa rồi mẹ cho bánh”, hoặc, “Mẹ sẽ không kể chuyện cho con nếu con không ăn”… khiến cho bữa ăn thành một cuộc đấu tranh quyền lực. Nếu bạn muốn khuyến khích trẻ ăn nhiều hơn thì hãy giữ lấy tính tích cực của bữa ăn, và không sử dụng đồ ngọt như một phần thưởng.

– Hãy tổ chức những bữa ăn gia đình bất cứ khi nào có thể. Khi bé nhìn thấy bạn hoặc anh chị em ăn thức ăn lành mạnh, trẻ có nhiều khả năng muốn làm theo mọi người.

– Không nên đưa vào thực đơn một loại thực phẩm mà trẻ không thích. Trẻ em thường chậm chạp trong việc chấp nhận những mùi vị và cơ cấu mới, vì vậy nếu trẻ nhè ra những hạt đậu xanh trong lần đầu tiên ăn, thì bạn có thể cố gắng đưa chúng trở lại vào tuần sau. Trẻ có thể làm bạn phải ngạc nhiên với quyết định về đồ ăn ưa thích mới của mình. Bạn hãy kiên nhẫn vì có thể bạn sẽ phải cung cấp một món ăn mới nhiều lần trước khi trẻ sẵn sàng chấp nhận nó là một phần trong chế độ ăn uống của mình.

Bổ sung thêm vitamin

Viện dinh dưỡng Hoa Kỳ cho rằng một hỗn hợp đa vitamin hàng ngày thường không phải là cần thiết nếu bé ăn nhiều loại thực phẩm. Nhưng nếu trẻ không ăn nhiều thịt, cá, ngũ cốc để tăng cường chất sắt, hoặc các loại rau màu xanh đậm giàu chất sắt, con bạn có thể cần bổ sung sắt. Cách tốt nhất để biết liệu con bạn có cần một hỗn hợp đa vitamin hàng ngày là nhờ vào kết quả kiểm tra của bác sĩ.

Dù có hay không một vitamin tổng hợp trong chỉ định của bác sĩ thì con bạn sẽ vẫn cần thêm một số vitamin D. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và phốt pho, qua đó kiến tạo nên bộ xương khỏe mạnh. Kem chống nắng thường ngăn chặn quá trình tổng hợp vitamin D từ ánh sáng mặt trời, và rất khó để có được chất dinh dưỡng thiết yếu này từ sữa, vì vậy một số bác sĩ khuyên bạn nên bổ sung cho trẻ em 400 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày.

Bạn có thể yên tâm trong trường hợp con bạn đang phát triển và tăng cân theo tiêu chuẩn thì bé đã nhận được đủ lượng thức ăn và dinh dưỡng cần thiết.

]]>
https://meyeucon.org/35076/ban-can-lam-nhung-gi-voi-tre-bieng/feed/ 0
Phương pháp trị bé biếng ăn vì quá hiếu động https://meyeucon.org/27667/phuong-phap-tri-be-bieng-an-vi-qua-hieu-dong/ https://meyeucon.org/27667/phuong-phap-tri-be-bieng-an-vi-qua-hieu-dong/#respond Thu, 16 May 2013 01:00:15 +0000 https://meyeucon.org/?p=27667 Trẻ nhỏ vốn rất hiếu động và khó có thể ngồi yên kể cả trong bữa ăn. Chính vì thế, để dụ bé ăn, nhiều bậc cha mẹ đã phải nghĩ ra các trò chơi để thu hút con, thậm chí là cho trẻ đi rong.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ nhi khoa Irene Chatoor đang công tác tại trường ĐH Geogre Washington và Trung tâm y tế trẻ em quốc gia Mỹ, cho trẻ ăn rong là cách làm hạ sách.

Cho trẻ ăn rong trước hết là mất vệ sinh. Nếu thời tiết không đẹp, việc đi ra ngoài ăn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Ăn rong cũng như dùng tivi, iPad hay các món đồ chơi khác để dụ bé ăn đều khiến trẻ ăn uống thụ động, không có ý thức thèm ăn, và cha mẹ sẽ mãi mãi phải ép trẻ ăn.

Cha mẹ có thể khen khi bé tự xúc ăn nhưng không nên khen về những gì bé ăn được.
Cha mẹ có thể khen khi bé tự xúc ăn nhưng không nên khen về những gì bé ăn được.

Có một số đứa trẻ rất tinh quái biến những giờ ăn kiểu này thành giờ cha mẹ phải phục dịch nó. Nó chạy một bước, mẹ đuổi theo cố đút cho một thìa. Nó thích thì há miệng, không thì ngậm miệng lại. Đứa trẻ khoái trí khi biết rằng một thìa cháo của nó có thể điều khiển được cảm xúc của cha mẹ, nó ăn thì cha mẹ vui, không ăn thì cha mẹ cáu giận đau đầu. Và chúng càng nghĩ ra đủ trò để hoạnh họe cha mẹ, lấy miếng ăn của mình để đổi lấy những thứ khác mà bình thường không được đáp ứng như chơi máy tính, nghịch nước…

Chia sẻ trong một buổi gặp gỡ phụ huynh Việt Nam mới đây, chuyên gia người Mỹ cho rằng trẻ hiếu động hiếm khi thấy đói. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có cách để giúp bé thoát khỏi tình trạng biếng ăn.

Tình trạng biếng ăn do sự hiếu động thường xảy ra khi trẻ ở trong độ tuổi 6 tháng đến 3 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm và được làm quen với nhiều loại thức ăn mới. Một số bé được người lớn đánh giá là “lanh”, hiếu động, tình trạng biếng ăn có thể xảy ra ngay trong thời kỳ nhũ nhi. Trẻ dừng bú nếu nhìn hay nghe thấy điều gì thú vị

Khi chập chững biết đi, trẻ rất hiếu động, tò mò và mải chơi. Trẻ không cảm thấy đói trong một khoảng thời gian dài. Trẻ chỉ ăn một vài miếng rồi từ chối mở miệng ra. Trẻ không thích ngồi yên một chỗ khi ăn và cố gắng chạy thoát khỏi ghế, chạy xung quanh phòng và chạy ra ngoài. Trẻ biến thức ăn thành đồ chơi, ném thức ăn, bát đĩa, chén muỗng.

Ở tuổi đi học, những đứa trẻ kiểu này sẵn sàng thà chơi và nói thay ăn, đọc sách thay ngủ. Trẻ chỉ ăn một lượng ít và muốn rời khỏi bàn ăn để được chơi. Chúng cho rằng ăn uống là việc quá chán.
be-an-jpg-1368007946_500x0.jpg
Cha mẹ có thể khen khi bé tự xúc ăn nhưng không nên khen về những gì bé ăn được – Ảnh:farm3.staticflickr.com

Biếng ăn khiến trẻ lên cân chậm và thiếu cân. Đa số đều còi cọc và trông nhỏ hơn hẳn có với các bé cùng độ tuổi. Tuy nhiên, đây là những em bé rất sáng dạ, chúng biết nhiều thứ và nhanh nhẹn. Nhưng vì thiếu dinh dưỡng nên những đứa trẻ này có thể gặp những vấn đề về giấc ngủ, ngủ không ngon, hay nổi nóng, không thuần tính. Ngoài ra, nếu bị cha mẹ ép ăn không đúng cách, chúng có thể mâu thuẫn với cha mẹ, thậm chí có đứa sẵn sàng làm ngược lại ý cha mẹ.

Để giúp những trẻ này hết biếng ăn, trước hết, cha mẹ hãy giúp trẻ nhận biết cảm giác đói bằng cách cho trẻ ăn đúng giờ, khoảng cách giữa các bữa ăn chính và các bữa ăn phụ là 3-4 giờ. Giữa hai bữa, nếu trẻ đói chỉ cho trẻ uống nước. Bên cạnh cảm giác đói, cha mẹ cũng cần giúp bé nhận biết được cảm giác no. Không nên cho tất cả khẩu phần bữa ăn vào bát ăn cùng một lúc, bởi điều này không chỉ khiến bé nhìn đã ngại, mà để lâu thức ăn mất ngon khiến trẻ càng ngán. Cho trẻ ăn các phần ăn nhỏ rồi xới thêm phần thứ hai, thứ ba, thứ tư để khuyến khích trẻ. Bạn nên nhớ đây là những đứa trẻ rất thích sự thay đổi.

Ngoài ra, vì đây là những trẻ rất hiếu động, hãy dạy cho trẻ ngồi ăn ở bàn cho đến khi “Bụng mẹ và bụng bố đã no” để bé tập quen với việc ngồi yên một thời gian. Bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút, thậm chí kể cả khi trẻ ăn rất ít hay chưa ăn gì bởi trẻ sẽ bù lại lượng thức ăn ít ỏi đó vào bữa sau.

Cha mẹ có thể khen ngợi khi trẻ tự xúc ăn nhưng giữ thái độ trung lập về thức ăn trẻ ăn vào. Ăn uống không nên là thành tích của bố mẹ mà phải tùy thuộc theo nhu cầu sinh lý của trẻ

Nếu trẻ cư xử không đúng trong bữa ăn như rời khỏi ghế, ném đồ dùng và thức ăn, hãy cảnh cáo bé một lần duy nhất. Nếu trẻ không dừng thái độ đó, cho nó thời gian một mình. Tức là bạn hãy đưa trẻ vào một không gian riêng, nên nhớ không gian này phải an toàn với bé. Những đứa trẻ này rất hiếu động, chúng có thể tìm cách chui ra ngoài, tốt nhất bạn hãy chọn những phòng có khóa.

Hãy đợi đến khi trẻ bình tĩnh trở lại để đưa bé trở lại bàn ăn. Bạn phải nói cho trẻ biết rằng, đây không phải phạt mà là bé được cho thời gian suy nghĩ về hành động của mình. Tất nhiên, bố mẹ cũng phải “lì” nếu muốn thực hiện biện pháp này. Nếu bạn cảm thấy không chịu được tiếng khóc lóc của bé thì tốt nhất đừng thực hiện.

Lần đầu tiên áp dụng giải pháp “một mình” với bé nên chọn vào hôm có cả bố và mẹ, hai người phải thống nhất với nhau, và hôm đó hai người cũng không bận mải việc gì để có thể tĩnh tâm quan sát trẻ. Thông thường, ban đầu trẻ sẽ khóc lóc rất nhiều để động lòng cha mẹ, nhưng nếu mãi không thấy được cha mẹ quay lại vỗ về an ủi, bé sẽ tự nín. Bởi thực tế, bản thân bé hiểu rằng ném đồ ăn hay chạy nhảy trong bữa ăn là hành động không được phép, cha mẹ đã cảnh báo bé một lần rồi.

Sau khi biết cảm giác no, đói hay đã trải qua những lần bị “cho ra rìa” vì quấy phá trong bữa ăn, bé sẽ có ý thức và ăn uống tự giác hơn, từ đó cha mẹ đỡ vất vả hơn trong việc cho bé ăn. Theo thời gian, khi trẻ càng lớn thì việc cho ăn cũng sẽ dễ dàng hơn.

Trong trường hợp trẻ không tăng trưởng, cha mẹ có thể nhờ bác sĩ nhi khoa tư vấn về việc sử dụng thực phẩm. Có thể dùng thuốc để kích thích trẻ ăn uống nhưng cha mẹ nên nhớ thuốc chỉ có giá trị trong một thời gian nhất định. Có thể bổ sung sữa sau mỗi bữa ăn cho trẻ nhưng không nên dùng sữa thay hoàn toàn thức ăn vì trẻ cần được nhận biết các món ăn. Thực tế, những trẻ hiếu động sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn những trẻ khác, vì thế việc bổ sung thêm thức ăn cho bé là rất cần thiết.

]]>
https://meyeucon.org/27667/phuong-phap-tri-be-bieng-an-vi-qua-hieu-dong/feed/ 0
Dưỡng chất cần thiết cho trẻ biếng ăn https://meyeucon.org/27595/duong-chat-can-thiet-cho-tre-bieng-an/ https://meyeucon.org/27595/duong-chat-can-thiet-cho-tre-bieng-an/#comments Sat, 11 May 2013 03:00:23 +0000 https://meyeucon.org/?p=27595 Trẻ biếng ăn có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển, tiêu chảy hoặc táo bón, dễ mắc bệnh tật, ốm đau… Dưới đây là một số chất cần thiết để bổ sung cho trẻ biếng ăn.

Trẻ biếng ăn thường do cảm giác không ngon miệng hoặc không thích ăn.
Trẻ biếng ăn thường do cảm giác không ngon miệng hoặc không thích ăn.

Lysine:

Là một axit amin rất cần cho hoạt động sống của người và động vật mà cơ thể không tự tổng hợp được, phải lấy từ thức ăn. Nó là chìa khóa trong việc sản xuất các enzym, hoocmon và các kháng thể giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chống trả với bệnh tật.

Lysine giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa hấp thu tối đa dinh dưỡng. Nó cũng giúp tăng cường hấp thu Canxi, ngăn cản sự bài tiết khoáng chất này ra ngoài cơ thể nên nó có tác dụng tăng cường chiều cao, ngăn ngừa bệnh còi xương, loãng xương. Lysine có nhiều trong trứng, thịt, cá, sữa đậu nành… nhưng dễ bị phá hủy khi chế biến, nấu thức ăn.

Cơ thể người và động vật nếu thiếu Lysine cơ thể sẽ khó hoạt động bình thường, đặc biệt ở động vật còn non và trẻ em sẽ xảy ra hiện tượng chậm lớn, trí tuệ phát triển kém, dễ thiếu men tiêu hóa và nội tiết tố. Chính vì thế lysine là một loại axit amin thường được cho vào khẩu phần thức ăn của trẻ.

Kẽm:

Có vai trò rất quan trọng trong quá trình tổng hợp và phân giải acid nucleic và protein – là những thành phần quan trọng của sự sống, do đó các cơ quan như hệ tiêu hóa, hệ thần kinh trung ương, da và niêm mạc… rất nhạy cảm với sự thiếu hụt kẽm. Trẻ thiếu kẽm sẽ cảm thấy ăn không ngon miệng. Kẽm còn giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể do hoạt hóa tế bào Lympho (là lính canh bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật).

DHA và Taurin:

2 chất rất cần thiết cho sự phát triển của mắt và não. Thiếu hai chất này trẻ sẽ kém thông minh và không tinh mắt như các trẻ được sử dụng và bổ sung đầy đủ DHA và Taurin.

Canxi:

Có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn đặc biệt là sự phát triển của xương. Trẻ em khi thiếu canxi: Xương nhỏ, yếu xương, chậm lớn, lùn, còi xương, xương biến dạng, răng không đều, răng dị hình, chất lượng răng kém, bị sâu răng. Nếu chế độ ăn uống hàng ngày bị thiếu canxi, dễ gây ra bệnh loãng xương, còi xương do lượng canxi trong xương phải chuyển một phần vào máu. Thiếu canxi thường có biểu hiện khóc đêm, đêm ngủ giật mình hay quấy khóc, dễ nổi cáu, rối loạn chức năng vận động, không tập trung tinh thần.

Chất xơ:

Chống táo bón:

Vì khi vào ruột chất xơ hút nhiều nước, tăng khối lượng của phân và kích thích nhu động ruột làm tăng co bóp để tống phân ra ngoài. Đại tiện đều đặn hàng ngày giúp cơ thể thải chất độc thường xuyên và tránh việc ngấm chất độc từ phân vào máu. Ở những người bị táo bón lâu ngày thường khó tính bẳn gắt do chất độc ứ đọng trong cơ thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh.

Điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột:

Một số loại vi khuẩn sống tại ruột có khả năng phân giải và đồng hóa chất xơ. Chất xơ tạo điều kiện tốt nhất cho chức phận tổng hợp của vi khẩn có lợi tại ruột nên hỗ trợ sự phát triển vi khuẩn có lợi. Chất xơ có tác dụng điều hòa hệ vi khuẩn tại ruột nên tăng cường quá trình tiêu hóa hấp thu tại ruột.

Các Vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B12):

Giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cường hệ thống miễn dịch, tiêu hóa của trẻ, tăng khả năng cảm nhận ánh sáng của mắt.

Trên đây chính là những chất rất cần thiết phải bổ sung cho trẻ biếng ăn, giúp bé ăn ngon, tiêu hóa khỏe, thông minh, cao lớn và sức đề kháng tốt.

]]>
https://meyeucon.org/27595/duong-chat-can-thiet-cho-tre-bieng-an/feed/ 2
Học bác sĩ phương pháp hay trị trẻ biếng ăn https://meyeucon.org/27564/hoc-bac-si-phuong-phap-hay-tri-tre-bieng-an/ https://meyeucon.org/27564/hoc-bac-si-phuong-phap-hay-tri-tre-bieng-an/#respond Thu, 09 May 2013 23:00:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=27564 Làm sao để giúp trẻ chịu ăn và ăn ngon? Các mẹ hãy cùng tham khảo phương pháp trị biếng ăn cho trẻ rất đơn giản dưới đây của bác sĩ Nhi khoa nổi tiếng Đỗ Hồng Ngọc nhé!

Ngày xưa bác sĩ Nhi khoa nổi tiếng Đỗ Hồng Ngọc có viết cuốn sách gối đầu giường dành cho các bà mẹ có con đầu lòng, hướng dẫn cách chăm sóc con sao cho có khoa học (viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng). Ngày ấy có lẽ không có những bức xúc của các bà mẹ về chuyện ăn uống của con hay “hiện tượng” biếng ăn của mấy bé như bây giờ, bởi vì ngày đó ai cũng đói và ăn còn không đủ thì lấy đâu ra chuyện than thở biếng ăn như bây giờ. Vì vậy nên tôi mạn phép vị bác sĩ đáng kính ấy để viết tiếp câu chuyện ăn uống của các bé ở tuổi chập chững biết đi đó: lứa tuổi từ 1-5 tuổi.

Hãy để bé tự quyết định muốn ăn bao nhiêu thì ăn.
Hãy để bé tự quyết định muốn ăn bao nhiêu thì ăn.

Ở lứa tuổi từ 1-5 tuổi đó, hầu như tất cả các bé đều có tình trạng biếng ăn như vậy, chúng hầu như không bao giờ biết đói bụng và hầu như không bao giờ muốn ăn trừ khi ba mẹ đút cho nó. Chúng có thể chạy giỡn suốt ngày không biết mệt, nhưng ăn thì rất ít, nên nhiều người lớn cũng thắc mắc sao mà chúng lại có năng lượng như thế.

Vậy tại sao các bé ở tuổi đó lại không có cảm giác muốn ăn như vậy? Để trả lời câu hỏi đó, tôi cần phải đặt 1 câu hỏi khác: “Khi nào thì bạn đi đổ xăng cho xe của mình và khi nào thì bạn biết là xe sắp hết xăng?” Có lẽ ai cũng biết câu trả lời: khi nào sắp hết xăng thì đổ xăng, và nhìn vào đồng hồ xăng để biết khi nào cần đổ xăng. Vậy thì có xe nào đổ xăng giống xe nào không? Chắc là không. Ở đứa bé (hay bất kỳ người nào cũng vậy), khi nào có nhu cầu tăng cân hay nhu cầu nạp năng lượng thì 1 bộ phận trên não sẽ báo cho người đó biết (bộ phận đó giống đồng hồ báo xăng), đó là trung tâm kiểm soát sự thèm ăn.

Trong năm đầu đời, nhu cầu tăng cân của bé rất nhiều, trung bình tăng khoảng 6kg. Nhưng từ 1-5 tuổi thì nhu cầu tăng cân lại rất ít, trung bình chỉ khoảng 1-2kg mỗi năm thôi (xem như chỉ bằng ¼ hồi trước 1 tuổi). Vì vậy nên não của bé cũng báo bé biết là nhu cầu nạp năng lượng rất ít. Khi nào bé tiêu xài bớt năng lượng đã nạp vào trước đó, khi nào bé có nhu cầu tăng cân (nhu cầu này không phải thường xuyên mỗi tháng) thì khi đó nó sẽ ăn. Do đó, những đứa bé tuổi này có thể đứng cân 3-4 tháng là chuyện bình thường, nên ba mẹ bé cũng đừng lôi nó ra cân mỗi tháng để chuốc lấy stress không cần thiết. Nếu ba mẹ để cho chúng tự ăn theo nhu cầu của chúng (xin nhấn mạnh là nhu cầu của chúng, chứ không phải nhu cầu ba mẹ hay ông bác sĩ), thì khoảng 2-4 tuần lễ sau bé sẽ ăn lại ngon lành hơn (được vài ngày như vậy).

Vậy làm sao để giúp cho chúng ăn được? Câu trả lời thì dễ hiểu, đơn giản, nhưng không hề dễ thực hiện, nếu như không có sự nhất trí và hiểu biết từ gia đình của bé.

– Hãy để bé tự quyết định muốn ăn bao nhiêu thì ăn. Nhiệm vụ của người lớn là bày ra cho chúng những đồ ăn có đủ dưỡng chất và ngon. Nếu bé không thích 1 món nào đó thì cũng đừng lo lắng hay ngạc nhiên, chuyện đó hoàn toàn bình thường. Để chúng thích được 1 món nào đó, cần phải giới thiệu cho chúng rất nhiều lần, vì vậy bạn cũng đừng nản không làm món đó nữa. Khi bé đói, nó sẽ ăn thôi (suy ra, khi nó không ăn mà vẫn chơi thì có nghĩa là nó không đói, hay nó không có cơ hội nào để đói hết)

– Đừng cho bé ăn vặt nhiều lần trong ngày hay ăn vặt trước bữa ăn. Nhiều gia đình cứ thấy bé đòi 1 miếng kẹo hay bánh là đưa cho bé, hoặc cứ để hộp sữa thoải mái cho bé muốn uống bao nhiêu thì uống. Điều này làm bé không bao giờ có cảm giác đói để ăn hết. Tối đa chỉ nên cho ăn vặt một lần mỗi ngày và chỉ cho ăn sau khi bé đã ăn bữa chính.

– Đừng bao giờ xúc cho bé ăn nếu như bé tự xúc được. Khoảng 7-9 tháng tuổi, bạn có thể tập cho bé bốc ăn, chúng sẽ biết bỏ vào mồm và nhai mặc dù chưa có cái răng nào hết. Khoảng 1 tuổi trở lên, bạn nên tập cho bé cầm thìa. Lúc đầu có thể bé nghịch trây trét đầy mâm, nhưng không sao hết, vậy nó mới thích thú và khám phá bữa ăn.

– Đừng cho bé uống quá nhiều sữa mỗi ngày. Uống sữa nhiều cũng cung cấp rất nhiều năng lượng nhưng không cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Ở lứa tuổi đó, bé chỉ cần uống 1-2 ly sữa tươi mỗi ngày là đủ rồi (khoảng 200-300ml). Uống quá nhiều sữa sẽ làm cho bé bị thiếu sắt và táo bón.

– Cho bé ăn ít hơn bạn nghĩ bé ăn được, để bé có cảm giác đã hoàn tất bữa ăn. Thông thường ở tuổi đó, bé chỉ uống mỗi ngày khoảng 1-2 ly sữa, ăn mỗi ngày 3 bữa và mỗi bữa chúng chỉ ăn khoảng vài thìa thôi. Do đó bạn chỉ cần xúc vào chén của bé vài thìa cơm để bé tự ăn.

– Đừng nên kéo dài bữa ăn quá 20 phút và cũng đừng nên bàn chuyện bé ăn như thế nào. Nó muốn ăn ra sao tùy bé. Nếu bạn ép bé ăn, sau này bé sẽ không cảm thấy bữa ăn là cái gì vui vẻ hay thú vị nữa, mà là một ngục tù của trại phát xít. Ông bà có câu “Trời đánh tránh bữa ăn” đó. Và cũng đừng nên làm trò hay đánh lừa cảm giác no đói của bé. Đánh lừa cảm giác no – đói sẽ làm cho sau này chúng ăn vô tội vạ không kiểm soát được và có nguy cơ bị béo phì và những bệnh gây ra do béo phì.

]]>
https://meyeucon.org/27564/hoc-bac-si-phuong-phap-hay-tri-tre-bieng-an/feed/ 0