Cách xịt mũi của mẹ bé Nam là xịt nước muối biển sâu vào hai bên mũi con nhưng xịt quá mạnh với một lượng nước muối lớn làm con sặc, nước muối tràn vào thanh quản.
Bé Nam 6 tháng tuổi, bị sụt sịt nhẹ, thỉnh thoảng có chảy nước mũi. Bác sỹ chỉ định chỉ cần rửa mũi cho cháu hàng ngày bằng dung dịch muối sinh lý hoặc xịt nước muối biển sâu. Nhưng chỉ vì mẹ bé xịt rửa không đúng cách mà bé Nam bị chuyển sang viêm tai, viêm họng.
Cách xịt mũi của mẹ bé Nam là xịt nước muối biển sâu vào hai bên mũi con nhưng xịt quá mạnh với một lượng nước muối lớn làm con sặc, nước muối tràn vào thanh quản. Nhiều lúc mẹ bé Nam tranh thủ lúc con ngủ để xịt mũi được dễ dàng vì bé thức thì hay cựa quậy. Theo các bác sỹ, vệ sinh mũi kiểu này rất nguy hiểm, không những làm cho trẻ sợ hãi lại rất dễ sặc vì trẻ hay khóc.
Nguyên nhân là vì giữa tai và mũi, họng đều thông nhau. Nếu xịt rửa một lượng lớn nước muối vào mũi trẻ mà không điều tiết tốt khi hút vào rất dễ gây sặc do nước muối tràn vào thanh quản gây viêm họng, viêm tai.
Khi xịt rửa mũi cho con, cha mẹ cần bơm nước vào mũi theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, đó là cố gắng rửa mũi lúc trẻ thức, lúc trẻ mở miệng để màng hầu che kín giúp nước từ mũi không chảy vào họng. Xịt nước rửa mũi vào từng hốc mũi, dùng 2 ngón tay bóp day 2 cánh mũi cho nước mũi chảy ra. Làm như vậy 2-3 lần mới rửa sạch được niêm mạc trong hốc mũi. Nên làm ấm nước muối loãng rồi mới vệ sinh mũi cho trẻ.
Với trẻ lớn đã biết xì mũi, sau khi rửa mũi cho trẻ, cha mẹ hướng dẫn con dùng hơi xì mạnh ra ngoài. Với trẻ sơ sinh, cha mẹ dùng dụng cụ hút mũi đã tiệt trùng, hút thật nhẹ nhàng đưa rỉ mũi bẩn ra ngoài.
Động tác hút mũi hay xì mũi cho trẻ rất quan trọng. Vì nếu không hút dịch sau khi nhỏ mũi thì tác dụng vệ sinh, rửa mũi hầu như không còn.
Thời tiết đang chuyển gió nên trẻ nhỏ, rất là trẻ sơ sinh mẫn cảm rất dễ mắc các chứng đường hô hấp như đau họng, viêm mũi, chảy nước mũi… Vì vậy, cha mẹ có thể tạo thói quen cho con xúc họng với nước muối sinh lý hàng ngày đồng thời vệ sinh mũi cho trẻ. Tránh cho trẻ ra đường khi trời tối để đề phòng gió lạnh.
Điều quan trọng nhất cần ghi nhớ, nếu giữ được mũi sạch thì sẽ không bị viêm họng, viêm tai. Vì vậy, cha mẹ chú ý phòng cho trẻ để tránh trẻ bị nặng phải dùng đến kháng sinh dễ gây mẫn cảm, làm giảm sức đề kháng của cơ thể.
Tuy nhiên, phụ huynh lưu ý không quá lạm dụng muối biển với trẻ nhỏ. Chỉ sử dụng nếu thấy thật cần thiết. Vì nếu xịt rửa nhiều quá sẽ làm trẻ rát mũi, kích thích mũi, ảnh hưởng đến niêm mạc mũi rất khó chịu.
Cha mẹ có thể tự pha chế nước rửa mũi cho trẻ như sau: Lấy 100g muối ăn loại tinh khiết (hàm lượng NaCl khoảng 85 đến 90%) cho nước sạch đã đun sôi vừa đủ 1.000ml rồi đun sôi lại sẽ có dung dịch muối mẹ 9% NaCl. Lấy 100ml dung dịch muối mẹ cho nước sạch đã đun sôi vừa đủ 1.000ml rồi đun sôi lại 10 phút, ta sẽ có nước muối sinh lý làm nước rửa mũi (rửa mắt, rửa vết thương).
hang đã bình luận
chau toi bi ho va so mui . gio pai lam nhu the nao de giup chau khoi duoc benh kho chiu nay , xin cac chuuyen gia cho may li khuyen .