Một sức khoẻ tốt không chỉ là biểu tượng của sự may mắn mà nó còn có nghĩa con bạn đang khoẻ mạnh. Sự quan tâm chăm sóc đầy đủ của bố mẹ dành cho con cái là nguyên tắc cơ bản để cho một đứa trẻ phát triển hoàn thiện về thể lực và trí tuệ.
Nếu ai chưa từng làm mẹ thì sẽ không bao giờ hiểu được cảm giác khi con ốm, lo lắng mệt mỏi, stress, mất ngủ. Tất cả các mẹ đừng bao giờ chủ quan nghĩ rằng con mình khỏe, ít ốm đau nên không đề phòng trước, trẻ đang chơi vui vẻ có thể lăn ra ốm được ngay. Trẻ con có một khả năng miễn dịch rất cao nhưng không vì thế mà chúng tránh được tất cả các loại bệnh, vì thế trước khi bạn có ý định sinh em bé hãy nghiên cứu trước về các loại bệnh phổ thông mà thường xảy ra, tham khảo các loại tiêm phòng, chuẩn bị cho mình một kiến thức tối thiểu để làm mẹ. Các mẹ chú ý dự trữ một ít thuốc phổ biến dành cho trẻ em có thể mua được ngoài hàng, ví dụ như thuốc hạ sốt, thuốc ho, thuốc chống nôn, đi ngoài, thuốc nhỏ mũi, phòng khi bất trắc, khi con ốm có thuốc dùng trước khi cho con đi bác sỹ hay bệnh viện.
Dưới đây là một số ý kiến từ một cuốn sách Babybook của Dr. Carol Cooper, cộng thêm kinh nghiệm cá nhân để các bạn tham khảo.
Không khí gia đình
Đối với một gia đình có truyền thống sức khoẻ tốt, ít biết đến các loại bệnh thì khi một thành viên bị ốm rất dễ gây xáo động và lo lắng hơn bình thường. Vì thế cho nên không được chủ quan bỏ qua các dấu hiệu phản ứng khác lạ của trẻ em, phải chú ý để phát hiện kịp thời loại bệnh tìm cách trị liệu trước mắt. Một sức khoẻ tốt không chỉ là biểu tượng của sự may mắn mà nó còn có nghĩa con bạn đang khoẻ mạnh. Sự quan tâm chăm sóc đầy đủ của bố mẹ dành cho con cái là nguyên tắc cơ bản để cho một đứa trẻ phát triển hoàn thiện về thể lực và trí tuệ. Những đứa trẻ lớn lên trong một môi trường hài hoà thường rất ít bị ốm và khi ốm cũng rất nhanh hồi phục.
Ở bất kỳ chỗ nào cũng có vi khuẩn và vi trùng gây bệnh, cho dù trong nhà hay môi trường ngoài thiên nhiên nên nguyên nhân gây bệnh cũng có thể ở khắp nơi, không chỉ từ một chỗ hay một cá thể gây ra. Khi bạn bị ốm ví dụ như cảm lạnh hay sốt virus hoặc bất kỳ bệnh gì đó thì việc đầu tiên hãy giữ khoảng cách với trẻ con và nên đến bác sỹ điều trị càng sớm càng tốt. Bản năng làm bố mẹ sẽ giúp bạn nhận biết được đầu tiên và chính xác nhất khi con bạn bị ốm. Bạn càng gần gũi con bạn bao nhiêu thì bạn càng sớm nhận ra những điều bất thường ở con bạn bấy nhiêu. Bố mẹ là người chịu trách nhiệm đầu tiên khi con mình bị ốm.
Các loại bệnh do vi khuẩn gây ra thường gặp vào mùa đông, ví dụ như ho gà, sốt virus vì mùa đông trẻ con thường chơi trong nhà, không tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều nên khả năng miễn dịch của chúng bị giảm. Nếu con bạn bị cảm lạnh, ho, hoặc sổ mũi thì cũng đừng lo lắng quá vì đôi khi bị bệnh cũng giúp chúng tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Đặc biệt nên cho con bạn tiếp xúc với không khí bên ngoài, tạo cho cơ thể trẻ làm quen với môi trường sống, không nên chỉ cho trẻ chơi ở trong nhà tốt nhất dành ra một khoảng thời gian nhất định trong ngày để cùng con bạn đi dạo, trong công viên, nơi bờ hồ hay bất kỳ nơi nào thoáng đãng, nếu bạn không có thời gian hãy nhờ ông bà, chắc chắn ông bà sẽ rất vui lòng đồng ý.
Vấn đề vệ sinh
Vấn đề này đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc em bé. Cơ thể sạch sẽ, bình uống sữa, nước được khử trùng, đồ chơi được rửa kỹ càng sẽ phần nào ngăn chặn nguy cơ nhiễm khuẩn. Đặc biệt những thứ mà trẻ con hay cho vào mồm càng phải được sach sẽ hơn. Đừng quên rửa tay trước và sau khi thay bỉm cho bé.
Từ một em bé, con bạn sẽ lớn dần thành một thanh niên, chúng có thể tự làm được nhiều thứ, vậy nên hãy dạy cho chúng cách làm vệ sinh cá nhân sạch sẽ ngay từ khi còn nhỏ, như rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, để chúng học được cách ăn uống sạch sẽ.
Vấn đề vệ sinh trong bếp cũng nên được quan tâm triệt để, có thể theo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Thực phẩm dùng để nấu bữa phải sạch sẽ.
- Phải chú ý xem còn thức ăn thừa trong đĩa không, nếu thừa thì phải vứt đi.
- Khăn trải bàn và khăn lau miệng phải được thường xuyên thay đổi và giặt sạch.
- Không nên dùng thìa dao dĩa ăn để nấu những món chưa chín như thịt hoặc cá sống.
- Vi khuẩn thường được kích hoạt với nhiệt độ cao nên tủ lạnh bao giờ cũng nên thường xuyên từ 2 đến 7 độ.
- Đồ đã nấu nên đặt ngăn trên cùng trong tủ lạnh, đồ chưa nấu đặt ngăn dưới cùng, vì nó tránh được phần nào sự lây lan của vi khuẩn.
- Tuyệt đối tuân thủ ngày hết hạn của các sản phẩm, cho dù còn nhiều nhưng khi hàng bị overdate cũng phải vứt đi, không được tiếp tục dùng.
- Để ý đến độ an toàn của bếp lửa một cách tuyệt đối (đặc biệt đối với bếp gas).
Vật nuôi
Nhiều gia đình có vật nuôi trong nhà như chó, mèo hoặc chim, điều đó cũng giúp trẻ được trong việc phát triển sớm tình yêu thương và có trách nhiệm động vật, nhưng con vật cũng thường mang đến rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Khi bé tiếp xúc với con vật bạn phải luôn chú ý nhắc bé rửa tay trước khi ăn, tuyệt đối không được cho con vật ngủ cùng giường với bé, vì chúng hay giận dữ bất thường, không kiểm soát được. Con vật nuôi trong nhà cũng phải được vệ sinh sạch sẽ. Không được cho con bạn tiến lại gần bất kỳ một con vật lạ nào không quen, chó, mèo, ngựa, đều rất nguy hiểm cho dù chủ của chúng nói rằng chúng không có vấn đề gì. Nếu người trong gia đình bị dị ứng với con vật thì nên mang con vật đó đi cho không nên giữ lại, sức khoẻ các thành viên trong gia đình được đặt lên hàng đầu.
Mặt hại của khói thuốc lá
Thuốc lá là một loại cực độc dược đối với trẻ em, gây ra các bệnh về đường hô hấp và các bệnh khác, tốt nhất trong gia đình không nên ai hút thuốc, nếu có thì không nên hút trong nhà mà ngoài ban công. Theo nghiên cứu khói thuốc lá dẫn đến các phản ứng sau ở trẻ em:
- 25% hiện tượng đột tử ở trẻ em là do khói thuốc lá gây ra.
- Khi mẹ hút thuốc con bị ảnh hưởng sau khi sinh ra sẽ bị dị ứng, hen suyễn, các bệnh về phổi và viêm tai.
- Những đứa trẻ có mẹ hút thuốc thường nhỏ hơn những đứa trẻ bình thường khác.
- Thuốc lá là nguyên nhân gây ra các loại ung thư.
- Thuốc lá và tàn thuốc lá là nguyên nhân chính của rất nhiều vụ hoả hoạn.