Đái dầm là chứng bệnh thông thường của trẻ em. 15-20% trẻ em từ 5 tuổi trở xuống mắc bệnh đái dầm. Quan trọng nhất là cha mẹ phải giúp trẻ kiểm soát tình trạng bệnh lý này.
Nguyên nhân của bệnh đái dầm hiện vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, kiểm soát tiểu tiện tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như:
Khả năng phát triển bàng quang không tốt, bàng quang nhỏ quá, không kiểm soát được cơ của ống dẫn tiểu, không kiểm soát được cơ bàng quang, chậm phát triển hệ thống thần kinh.
Các bậc phụ huynh thường than phiền rằng con cái ngủ say quá nên đái dầm. Nhưng sự thực đái dầm không liên quan tới giấc ngủ. Nếu chúng thức giấc kịp thời để đi tiểu thì sẽ đỡ bị đái dầm hơn.
Lớn hơn 10 tuổi mà trẻ vẫn còn đái dầm thì đó là do chứng bệnh tâm lý. Ví dụ như trẻ không được săn sóc, không chú ý, bị căng thẳng, buồn dầu, không thích chơi với những trẻ khác. Tâm tính trẻ em bất bình thường, khó chịu, vì cảm thấy tự mình không kiểm soát được chính mình.
Thuốc chữa đái dầm thường phức tạp, tuỳ theo những trường hợp khác nhau, cần có đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, cha mẹ trẻ cũng có thể giúp con hạn chế bệnh này như:
Nên để đèn gần chỗ đi tiểu để trẻ không ngại khi trở dậy đi tiểu; đừng trừng phạt trẻ, không đổ lỗi cho trẻ, mà ngược lại nên giúp trẻ hiểu biết, có trách nhiệm để có thể làm được những gì cần phải tự làm.
Ví dụ trẻ có thể giúp bố mẹ lau rửa giường, đệm hay tự tắm rửa. Nếu trẻ cố gắng thức giấc, tự đi tiểu thì nên khen ngợi. Tập luyện bàng quang, nhất là trong trường hợp bàng quang quá nhỏ.
Bác sĩ Nguyễn Thu Hà