Tại sao có những em bé mới chỉ gần 1 tuổi đã chẳng hề đái dầm ban đêm nhưng một số trẻ đã lên 6 tuổi vẫn cứ “tồ tồ” tè dầm thậm chí đến 2-3 lần/ đêm?
Thường thì đa số trẻ em đái dầm là hiện tượng bình thường nhưng đái dầm cũng có thể là một triệu chứng báo hiệu một bệnh tật tiềm ẩn nào đó. Trong thực tế, nguyên nhân này chỉ có ở khoảng 1% số trẻ em đái dầm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những trẻ đái dầm ban đêm là những trẻ lười biếng, cố ý đái dầm, hoặc không vâng lời.
Nhìn chung, đái dầm chứng tỏ dấu hiệu thần kinh non nớt của một đứa trẻ. Một đứa trẻ đái dầm thường không nhận ra cảm giác bàng quang đầy trong khi ngủ và vì vậy chúng không ý thức phải trở dậy vào nhà vệ sinh đi tiểu.
Nguyên nhân có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân kết nhân kết hợp dưới đây:
– Những đứa trẻ không có khả năng kìm giữ được nước tiểu của mình qua đêm.
– Trẻ em không tự ý thức được khi bàng quang của mình đã đầy.
– Cơ thể trẻ sản xuất một lượng lớn nước tiểu trong suốt thời gian buổi tối và ban đêm.
– Trẻ em có thói quen lười vệ sinh vào ban ngày. Nhiều trẻ thường xuyên bỏ qua các yêu cầu đi tiểu và trì hoãn đi tiểu.
– Nhiễm trùng tiết niệu: Các kích thích bàng quang có thể gây đau bụng dưới hoặc bị dị ứng với đi tiểu. Trẻ bị bệnh này thường thôi thúc mạnh mẽ việc đi tiểu nhiều hơn và đi tiểu thường xuyên hơn. Bên cạnh đó nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em có thể chỉ ra một vấn đề khác, chẳng hạn như một bất thường giải phẫu.
– Tiểu đường: Những người bị bệnh tiểu đường loại 1 thường có nhiều đường trong máu. Từ đó, cơ thể làm tăng lượng nước tiểu do hậu quả của lượng đường trong máu quá nhiều. Trẻ phải đi tiểu thường xuyên có thể là một triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường.
– Bất thường về cấu trúc hoặc giải phẫu: Một bất thường trong các cơ quan, cơ, hoặc dây thần kinh trong cơ thể cũng có liên quan đến việc đi tiểu ban đêm không kiểm soát được.
– Vấn đề về thần kinh: Sự bất thường trong hệ thần kinh, hoặc chấn thương hoặc bệnh về hệ thần kinh có thể phá vỡ sự cân bằng tinh tế của thần kinh trong việc kiểm soát đi tiểu của trẻ.
– Vấn đề tình cảm: Một cuộc sống gia đình căng thẳng, hoặc các bậc cha mẹ luôn xung khắc đôi khi cũng là nguyên nhân khiến trẻ đái dầm. Bên cạnh đó, sự thay đổi môi trường như bắt đầu đi học, chuyển nhà mới cũng có thể gây đái dầm. Trẻ em đang bị lạm dụng tình dục thể chất cũng bắt đầu đái dầm.
-Giấc ngủ có vấn đề: Sự tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ (đặc trưng bởi tình trạng trẻ gáy quá lớn hoặc nghẹt thở trong khi ngủ) có thể được kết hợp với đái dầm.
– Nhiễm giun kim:biểu hiện trẻ bị ngứa dữ dội ở vùng hậu môn hoặc vùng sinh dục.
– Trẻ ăn uống nhiều chất lỏng quá mức, nhất là trước khi đi ngủ.
– Di truyền: Trẻ bị đái dầm cũng có xu hướng do di truyền trong gia đình. Nếu cha mẹ trẻ đái dầm cũng sẽ khiến trẻ bị đái dầm. Trog trường hợp này, hầu hết các trẻ em sẽ dừng hiện tượng đái dầm ngày ở đúng tuổi mà trước đây cha mẹ chúng ngừng đái dầm.