Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Các ‘chiêu’ tắm cho con ngày rét

Sau khi đã kéo cánh cửa nhà tắm, bật quạt sưởi, pha sẵn một chậu nước ấm, Thủy nhanh nhẹn nới bớt áo khoác cho con, bế ngửa và gội đầu cho con thật khéo. Gội xong, Thủy với tay ngay lấy một khăn bông khô đã chuẩn bị bên cạnh lau đầu kỹ càng cho con.


Có cậu con trai 15 tháng tuổi mới khỏi ốm nên mấy ngày trời lạnh buốt, Thủy rất ngại tắm cho con. Hàng ngày, Thủy chỉ thay bỉm và vệ sinh vùng kín cho con. Rửa mặt mũi và rửa tay cũng là công việc không thể thiếu. Gần một tuần thấy con hay giật mũ gãi đầu, ngủ không ngon giấc, Thủy mới “liều” tắm cho con.

“Trời lạnh thế này mà tắm cho con thì mình sợ con ốm. Lau người cũng không dám nữa. Nhưng ông bác sĩ nhi của con bảo rét thì không tắm thường xuyên nhưng cũng phải tắm, kẻo bé ngứa ngáy, khó chịu. Hôm qua vạch lưng con ra xem thấy con cứ lấy tay cào cào nên giờ phải tắm cho bé đây” – Thủy tâm sự.

Sau khi gội đầu cho con, Thủy nhanh chóng cởi bỏ quần áo và đặt con trong một chậu đầy nước ấm. Thế là mẹ tha hồ kỳ cọ, còn con thích chí nghịch nước. Tiếp đến, Thủy đặt con sang chậu nước ấm bên cạnh tráng người. Sau cùng, cô dùng khăn bông to bọc con lại rồi đưa con vào phòng kín, đã bật sẵn quạt sưởi để mặc quần áo.

Cũng lo chuyện tắm táp cho cô con gái (1 tuổi) là Nhâm (Hà Đông, Hà Nội). Bà ngoại bé bảo: “Trời lạnh thế này thì đừng tắm cho nó, chỉ lau người thôi”. Nhưng Nhâm không nhất trí, bởi lau người có khi còn khiến bé rét hơn tắm.

“Để tiết kiệm thời gian, mình không dùng sữa tắm gì hết, chỉ dùng nước ấm thôi. Dùng sữa tắm phải tráng lại nhiều lần cho sạch bọt thì lâu lắm” – Nhâm kể.

Nếu cần gội đầu cho con, Nhâm cũng hết sức cẩn thận. Khéo léo xoa đều nước ấm cho tóc ướt, sau đó, Nhâm nhẹ nhàng xoa dầu gội lên đầu con, rồi tráng nước ấm nhưng không xả nước vào chậu tắm mà xả ra sàn. Nếu bọt dầu gội đầu vấy vào chậu nước tắm thì sẽ mất công thay một chậu nước tắm sạch khác.

Còn Xuyến (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng phải thử đủ cách để tắm cho con mà không lo con bị ốm. Ngoài máy sưởi bật sẵn, hâm nóng phòng tắm, Xuyến còn cẩn thận xả đầy một chậu nước nóng bốc hơi nghi ngút ở góc phòng tắm nhưng phải để thật xa và đảm bảo hơi nước không làm bỏng hai mẹ con.

“Mình cởi quần áo nhanh cho con, rồi thả bé vào chậu nước ấm đã chuẩn bị sẵn. Phải để mực nước ngập người bé thì bé mới không bị lạnh. Một tay mình đỡ lấy vai và cổ con (nếu bé nằm ngửa), ngực và vai con (nếu bé nằm sấp). Mình tránh tỳ mạnh tay ở cổ con vì sợ con nghẹt thở. Tay còn lại thì tha hồ kỳ cọ người cho bé” – Xuyến kể.

Xuyến chia sẻ, quan trọng là mẹ cần thao tác thật nhanh, không được để bé ngâm nước lâu. Chậu tắm không được to quá, cũng không được nhỏ quá. Bởi vì nhỏ quá thì khó tắm cho con, còn to quá thì tốn nhiều nước mà lại sợ bé bị lạnh. Khi pha nước tắm, có thể dùng nhiệt kế để đo, nhiệt độ nước tắm bằng với thân nhiệt người lớn (37ºC) là được hoặc trời rét quá và với bé lớn hơn thì tăng lên 39-40ºC. Nhiệt độ trong phòng tắm ở mức 22-24ºC là được.

Cũng tận dụng hơi nước ấm từ chậu nước nóng như Xuyến là Huyền (Đống Đa, Hà Nội). Nhưng thay vì đổ đầy một chậu, Huyền chia nhỏ các chậu nước nóng ra rồi kê đều ở các góc phòng tắm. Nhưng hơi nước không được nóng đến mức gây bỏng. Theo Xuyến, tốt nhất chỉ áp dụng cách này với những bé còn nhỏ. Với bé lớn và hiếu động thì không nên vì bé có thể chạm vào chậu nước nóng. Cộng với việc bật quạt sưởi, việc tắm cho cậu con trai 1 tuổi rưỡi, với Huyền không quá khó khăn.

Huyền chia sẻ thêm kinh nghiệm, phải lau thật khô người rồi mới mặc quần áo cho con. Quần áo nên chuẩn bị sẵn, hâm ấm bằng máy sưởi và xếp theo trình tự. Sau khi tắm, nên bọc con bằng khăn xô rồi quấn ngoài là khăn bông. Lúc đưa bé vào phòng ấm mặc đồ, dùng luôn khăn xô này lau người cho bé trong khi vẫn quấn khăn bông. Nếu trời lạnh quá, có thể dùng máy sưởi hâm nóng quần áo cho con trước. Mặc ấm cho con xong thì mới vệ sinh mắt, mũi, tai, miệng.

Minh Anh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) làm ấm phòng tắm cho con bằng cách xối vòi hoa sen nước nóng khắp phòng tắm trước, cho ấm phòng lên. Phòng tắm phải kín gió và nên dùng đèn sưởi vào tận phòng tắm. Theo Minh Anh, nên chuẩn bị kỹ càng và tắm cho con thật nhanh. Tắm xong thì nên để bé ngồi trước quạt sưởi một lúc cho ấm người, không nên mang con ngay sang phòng khác, nhất là phòng có gió lạnh hay ra bên ngoài. Có thể cho bé uống một ít nước ấm hay sữa ấm ngay sau đó cho ấm người.

Meyeucon.org - 22/01/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ em

Bài viết liên quan

  • Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 4-6 tháng tuổi
  • Những dưỡng chất thiết yếu quan trọng trong giai đoạn phát triển của trẻ
  • 5 món cháo ngon cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
  • Cách chế biến 8 món canh nhiều dinh dưỡng để bé ăn cùng cơm.
  • Trẻ bị thủy đậu nên kiêng ăn gì?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn