Các chuyên gia tâm lí cho rằng việc đào tạo trẻ ngồi bô giúp trẻ kiểm soát bàng quang không làm ướt giường vào mỗi đêm, hơn nữa trẻ sẽ tự nhận thức được tính độc lập của bản thân.
Dạo này khi đón cu Tít về, chị Nguyệt thường nghe cô giáo phàn nàn chuyện cậu con trai bé bỏng của mình không kiểm soát được chuyện đi vệ sinh. Cô giáo phản ánh rất nhiều lần cu Tít tè dầm trong khi ngủ trưa và đôi khi đang chơi với các bạn trong lớp học cu Tít cũng nghiễm nhiên tè ra giữa lớp. Cô còn bảo rằng, chị Nguyệt nên dạy cho cu Tít thói quen ngồi bô để Tít có thể ý thức việc đi vệ sinh như các bạn khác, lúc này chị mới ngã ngửa người vì thói quen cho con dùng tã giấy khi ở nhà.
Đào tạo việc trẻ tự đi vệ sinh là một mốc phát triển
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng không cần phải đào tạo trẻ việc ngồi bô tự vệ sinh vì nghĩ rằng lớn lên trẻ sẽ tự khắc tiếp thu được bằng bản năng… Tuy nhiên họ không biết rằng, việc đào tạo ngồi bô cho trẻ là một cột mốc quan trọng, nó đánh dấu tiến độ đầu tiên của con mình bước sang giai đoạn phát triển mới của cuộc sống. Các chuyên gia tâm lí cho rằng ngoài việc đào tạo trẻ ngồi bô giúp trẻ kiểm soát bàng quang không làm ướt giường vào mỗi đêm, hơn nữa trẻ sẽ tự nhận thức được tính độc lập của bản thân.
Ngồi bô muộn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ
Công việc của cha mẹ là nuôi con và củng cố niềm tin của trẻ, giúp trẻ phát triển một cách lành mạnh. Việc không đào tạo hoặc đào tạo trẻ ngồi bô muộn không chỉ gây cản trở sự phát triển của trẻ mà còn có thể làm trẻ xấu hố, bối rối khi ra bên ngoài xã hội điều đó tất yếu gây nên những thất vọng từ phía cá nhân và cũng có thể chịu những phản ứng khó chịu từ môi trường xã hội. Như vậy nó có thể tạo sự ám ảnh, tự ti của trẻ về bản thân mình, từ đó có tác động trực tiếp đến việc hình thành nhân cách trẻ.
Đào tạo việc ngồi bô muộn có thể dẫn đến hậu quả về thể chất
Khi trẻ nhỏ trở nên phụ thuộc vào tã giấy mỗi khi chúng vệ sinh, chúng sẽ bao giờ tự tìm hiểu lí do và cách nào, bao giờ cần phải đi đến nhà vệ sinh. Trẻ sẽ dần dần mất đi và không có khả năng khả năng kiểm soát bàng quang và ruột của mình vì chúng quen với việc ỷ lại tất cả cho tã giấy. Nếu không muốn con mình ngay cả khi lớn lên chúng sẽ phải phụ thuộc vào tã giấy mọi lúc mọi nơi thì cha mẹ hãy nhanh chóng đào tạo cho trẻ học ngồi bô ngay từ bây giờ.
Không được đào tạo ngồi bô sẽ cản trở trẻ tham gia các hoạt động và bị từ chối ở trường học
Việc trẻ không được đào tạo ngồi bô ngay từ nhỏ, ngoài các hậu quả xã hội như chúng sẽ nhận được những ánh nhìn không thiện cảm của những người xung quanh khi chúng lớn lên khi xuốt ngày chúng phải mang tã giấy, ảnh hưởng tới việc chúng mặc trang phục…, không được ngồi bô đào tạo có thể cản trở sự tham gia của trẻ vào các hoạt động khác nhau phù hợp với lứa tuổi. Thậm chí chúng không được chấp nhận ở trường mẫu giáo hay nhà trẻ do chúng không kiểm soát được chuyện vệ sinh của mình.
Độ tuổi nào để bắt đầu đào tạo trẻ ngồi bô?
Mỗi đứa trẻ khác nhau và cha mẹ hãy căn cứ vào việc trẻ sẵn sàng ngồi bô dựa vào tiêu trí trạng thái của trẻ như tâm sinh lý, nhận thức và tình cảm. Ví dụ, nếu một đứa trẻ được chẩn đoán là có vấn đề về sức khỏe thể chất hoặc tâm thần gây trở ngại cho việc trẻ không thể hiểu biết hoặc không có khả năng ngồi bô, cha mẹ mới nên hoãn lại kế hoạch đào tạo việc ngồi bô cho trẻ. Còn lại, những trẻ trong độ tuổi từ 1 -3 tuổi thì cha mẹ nên khuyến khích trẻ việc đi vệ sinh bằng cách ngồi bô là tốt nhất.
Hãy giúp trẻ thấy rằng ngồi bô một trải nghiệm tích cực
Trong việc giáo dục con cái, việc dùng những lời nói như một sự thách thức là tiêu chí quan trọng giúp trẻ quyết định sẽ làm việc gì đó. Nhiều bậc cha mẹ đã coi việc đào tạo trẻ ngồi bô là vấn đề rất quan trọng. Thay bằng việc bắt ép trẻ, cha mẹ hãy tìm cách để trẻ làm việc đó như một trải nghiệm tích cực và thú vị. Như vậy mỗi lần trẻ đi vệ sinh chúng sẽ thấy được sự thoải mái cá nhân khi chúng ngồi bô và khi đào tạo trẻ ngồi bô, cha mẹ nên hướng dẫn để trẻ không bao giờ gặp phải những tai nạn.