Giúp vợ làm việc nhà rồi anh Lâm mới cảm thấy vợ mình “lao đao” thế nào vì thằng Cún con mới 1 tuổi của vợ chồng anh.
Dạo này thấy vợ thường xuyên cáu gắt, lúc nào cũng có biểu hiện mệt mỏi, bơ phờ, anh Lâm xúm tay vào giúp đỡ vợ. Giúp vợ làm việc nhà rồi anh Lâm mới cảm thấy vợ mình “lao đao” thế nào vì thằng Cún con mới 1 tuổi của vợ chồng anh.
Những thay đổi khi bé 1 tuổi
Khi con một tuổi, trẻ bắt đầu thể hiện sự độc lập của mình bằng rất nhiều hành động. Lúc này, trẻ đã học được cách đi bộ và cảm thấy rất thích thú khi được đi trên chính đôi chân của mình do đó con thường hào hứng đi lại mà không có ý định ngưng lại bất cứ lúc nào.
Như bé Cún con của vợ chồng chị Lan, bé mới một tuổi thôi nhưng rất hiếu động. Từ lúc ngủ dậy là bé lọ mọ xục xạo khắp cả nhà. Đồ đạc gì vào tay bé hoặc là bị hất lên trời hoặc là bị gạt sang ngang… Chị Lan cả ngày cứ phải deo dẻo chạy theo con, lắm lúc phát ốm cả người. Còn bé Cún thì tung tăng không biết mệt là gì. Khi bị mẹ “túm” lại là bé vùng vằng, la khóc và bằng mọi cách tuột khỏi tay mẹ.
“Bé Cún trong giai đoạn này làm mình thấy rất mệt mỏi. Liên tục phải canh chừng con. Bất cứ lúc nào hễ lơ là một chút là con rời khỏi mắt mình không hay”, chị Lan mệt mỏi cho biết.
Khi con một tuổi, trẻ sẽ làm những hành động trái ngược với mong muốn của mẹ, trẻ không còn để im cho mẹ vuốt ve đồng thời thường thoát khỏi tầm quan sát của mẹ một cách dễ dàng. Nhất là khi bố mẹ bận rộn thì việc quản lí con càng trở nên vất vả.
Một tuổi, con sẽ trở thành một “cái đuôi” của mẹ. Mẹ không thể đi đâu, hoặc làm gì khi con suốt ngày quấn lấy mình. Hễ thấy mẹ rục rịch chuẩn bị đi đâu là bé bám lấy quần áo của mẹ nhất định không rời.
Khi con một tuổi, giấc ngủ của trẻ sẽ thay đổi đáng kể, trẻ sẽ thức khuya hơn và dậy muộn hơn. Đôi khi việc quản lí giấc ngủ cho con khiến các mẹ trở tay không kịp, không tuân theo khung giờ nhất định nào.
Lúc này việc con tiếp cận với thực phẩm cũng không còn thuận lợi như trước đây. Con bắt đầu trở thành người sành ăn, kén ăn hơn và có thể yêu cầu các món ăn đặc biệt (ví dụ, mì và mứt), theo sở thích của mình. Lượng thời gian cho con ăn cũng do con hiếu động hơn mà phải kéo dài hơn.
Để các mẹ có thể dễ dàng quản lí con trong thời gian này, các mẹ hãy:
- Hỗ trợ con trong việc quản lí, thiết lập lại các hành vi của mình.
- Khi phải đi đâu đó, hãy nhẹ nhàng để con không nhìn thấy và đôi khi phải tập cho con có thói quen vắng mặt mẹ.
- Cố gắng tạo cho con chơi trong môi trường an toàn nhất. Tất cả các vật dụng nguy hiểm và dễ vỡ cần được loại bỏ khỏi tầm với của con.
- Cần bình tĩnh giải quyết những “hậu quả” khi con hiếu động tạo nên: đồ đạc vứt lung tung…, không nên giận dữ và quát mắng con, bắt con ngồi im một chỗ. Các mẹ hãy cố gắng tìm một giải pháp thay thế thích hợp để con được nghịch trong khuôn khổ.