Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Xử trí khi bé sắp rụng răng

Rụng răng ở trẻ không chỉ là thay răng mà còn có cả lý do tai nạn hoặc do cách chăm sóc răng không đúng, đây là một hiện tượng phổ biến trong cuộc sống của hầu hết những em bé trong độ tuổi từ 6-12 tuổi. Vì vậy hãy cố gắng xử trí hợp lý với bé để bảo đảm vui vẻ và an toàn nhé.

Thời gian trẻ bị rụng răng

Theo Viện nhi khoa Hoa Kỳ thì một em bé thường bị lung lay răng theo thứ tự răng đã nhổ. Khoảng 6 tuổi trở đi, các răng cửa trước của trẻ thường bắt đầu bị lung lay và rụng. Các răng sữa sẽ tiếp tục nới lỏng và rụng ra cho đến khi trẻ 10-12 tuổi thì quá trình thay răng ở trẻ mới bắt đầu hoàn thiện.

Xử lý răng rụng an toàn khi trẻ thay răng

Cách an toàn nhất và ít gây chấn thương tâm lý nhất cho trẻ là bạn nên loại bỏ một răng sắp rụng cho con một cách nhẹ nhàng bằng cách lung lay nó với ngón tay hoặc hướng dẫn trẻ tự sử dụng đầu lưỡi để đưa đẩy và đùn răng.

Khi răng trẻ có hiện tượng sắp rụng, nó sẽ dễ dàng bị nhấc ra khỏi miệng trẻ chỉ với ít máu hoặc thậm chí không bị chảy máu hoặc không gây đau đớn cho trẻ.

Nếu răng của con bạn đã rất lỏng lẻo và trẻ muốn bạn loại bỏ giúp thì bạn hãy sử dụng một miếng gạc sạch và nhanh chóng xoay nó để loại bỏ răng một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất.

Nếu khi xem xét răng miệng cho con, bạn có thể thấy một chiếc răng đã bắt đầu lung lay nhưng chưa đủ nới lỏng đủ để nhổ thì bạn có thể đưa con đến nha sĩ loại bỏ chiếc răng đấy nếu thấy cần thiết.

Xử lý răng khi trẻ bị rụng do chấn thương

Một chiếc răng của trẻ cũng có thể bị lung lay sau một tai nạn hoặc thương tích nhẹ nào đó. Trong một số trường hợp, các nha sĩ có thể đặt lại vị trí và ổn định răng cho trẻ.

Nếu bạn nhận thấy con bạn có một chiếc răng lỏng lẻo sau khi bị một chấn thương miệng thì nên cho con đến nha sĩ để được giúp đỡ. Tất nhiên khi rụng răng quá sớm, nó có thể làm cho răng vĩnh viễn của trẻ mọc khấp khểnh.

Lưu ý

Một số trẻ bị mất răng muộn hơn so với chúng bạn nhưng hầu hết hiện tượng này không phải là bất thường. Tuy nhiên, nếu con bạn bị rụng răng lần lượt trước khi 4 tuổi thì nó có thể tiềm ẩn những vấn đề có thể đổ lỗi.

Khi một đứa trẻ bị rụng răng quá sớm hoặc quá muộn, bạn nên tham khảo ý kiến nha sĩ để loại trừ vấn đề bệnh tật nghiêm trọng cho răng miệng của trẻ.

Cảnh báo

Nếu bạn quyết định tự nhổ răng cho con bạn thì hãy chờ cho đến khi những chiếc răng sắp rụng này khá lỏng lẻo nhé. Vì nếu kéo đẩy hoặc nhổ một chiếc răng quá sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Meyeucon.org - 14/07/2011
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ em

Bài viết liên quan

  • Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 4-6 tháng tuổi
  • Những dưỡng chất thiết yếu quan trọng trong giai đoạn phát triển của trẻ
  • 5 món cháo ngon cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
  • Cách chế biến 8 món canh nhiều dinh dưỡng để bé ăn cùng cơm.
  • Trẻ bị thủy đậu nên kiêng ăn gì?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn