Giai đoạn mang thai là một quá trình tuy không dài, nhưng hết sức nhạy cảm và khó khăn. Để chuẩn bị thật tốt trước, trong và sau khi mang thai, bạn hãy đừng quên bổ sung cho mình các kiến thức cơ bản nhé. Dưới đây là 50 bí quyết nhỏ giúp bà bầu luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.
Chuẩn bị mang thai
1. Đến bệnh viện hoặc phòng khám để kiểm tra sức khỏe tổng thể trước khi mang thai.
2. Bắt đầu thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh bao gồm những thực phẩm giàu dưỡng chất.
3. Tập thể dục: Trước khi mang thai, bạn nên tập thói quen sống lành mạnh với việc tập thể dục mỗi buổi sáng hoặc buổi tối. Theo các bác sĩ khoa sản, tập thể dục trước khi mang thai sẽ giúp bạn giữ được vóc dáng khi bầu bí. Thêm nữa, việc tập thể dục còn giảm nguy cơ sảy thai và đã được chứng minh là giúp giảm các biến chứng khi sinh nở và thời gian sau sinh.
4. Rèn luyện bản thân
5. Ăn những loại thức ăn mới giàu dinh dưỡng mà bạn chưa từng ăn trước đó.
6. Tham khảo một số cuốn sách về mang thai.
7. Sử dụng những biện pháp tránh thai khác thay cho việc uống thuốc tránh thai như trước đây.
8. Ngừng hút thuốc lá ngay lập tức khi bạn có kế hoạch mang thai
9. Bổ sung vitamin trước sinh. Bạn có thể uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và phải đảm bảo bổ sung đủ 0,4 mg axit folic mỗi ngày.
10. Yêu cầu “bạn đời” chấp nhận những thay đổi mới về cách ăn uống, thói quen sinh hoạt để bạn có sức khỏe tốt nhất.
11. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt: Bạn cần có những hiểu biết nhất định về chu kỳ kinh nguyệt của mình để nắm được thời gian trứng rụng giúp dễ dàng thụ thai.
12. Nếu bạn là người cẩn thận, nên đi khám sức khỏe tổng thể một lần nữa trước khi mang thai.
13. Hãy tham khảo ý kiến cha mẹ, bạn bè trước khi mang thai.
14. Tránh tiếp xúc với những loại hóa chất có thể gây tổn hại cho thai nhi. Những loại hóa chất này có thể có ngay trong nhà bạn, nơi bạn sinh sống hoặc môi trường làm việc, bạn nên cẩn trọng.
15. Bạn nhớ phải khám răng miệng trước khi mang thai và đánh răng thường xuyên.
16. Hãy đi khám bác sĩ bất cứ lúc nào bạn nghĩ là mình đã mang thai khi đang trong thời gian cố gắng thụ thai. Điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa việc gây tổn hại cho em bé khi không biết mình mang bầu.
17. Hãy tránh xa phân mèo.
18. Bạn hãy nhớ rằng, có thể bạn phải cố gắng đến 1 năm mới có thể mang thai, vì vậy bạn đừng lo lắng nếu sau 6 tháng cố gắng mà vẫn chưa thấy “tin vui” nhé. Tuy vậy, nếu bạn trên 35 tuổi thì cũng nên đi tham khảo ý kiến bác sĩ khi sau 6 tháng cố gắng thụ thai mà chưa có bầu.
19. Không uống rượu ngay cả khi đang cố gắng thụ thai vì theo kết quả nghiên cứu mới đây, rượu có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
20. Thông báo “tin vui” với người thân bạn bè khi bạn đã thụ thai thành công.
Giai đoạn Mang thai
21. Nói chuyện với cha mẹ của bạn để tìm được những kinh nghiệm quý báu trong việc chăm sóc bụng bầu.
22. Nghỉ ngơi bất cứ lúc nào bạn có thể.
23. Tạo thói quen đọc một tạp chí hay tham gia blog mang thai.
24. Tìm hiểu các phương pháp giúp giảm triệu chứng ốm nghén, buồn nôn, ợ nóng và táo bón.
25. Uống từ 6-8 ly nước mỗi ngày. Nhu cầu về nước khi mang bầu phải nhiều hơn bình thường đấy bạn nhé (khoảng 3 lít)
26. Đọc một cuốn sách bạn yêu thích để giải trí.
27. Tham gia lớp học yoga hoặc bất cứ môn thể dục nào đó cho bà bầu trước khi sinh.
28. Thực hiện đầy đủ các các cuộc hẹn khám của bac sĩ khoa sản. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng bạn đang có thai kỳ khỏe mạnh hoặc phát hiện sớm bất cứ dầu hiệu bất thường nào của thai nhi.
29. Tham gia bất cứ lớp học tiền sản nào.
30. Hãy nhớ bổ sung 300-500 calo mỗi ngày trong thời gian mang thai.
Chuẩn bị sinh con
31. Tìm kiếm bệnh viện uy tín nơi bạn sẽ sinh nở nếu bạn không có ý định sinh tại nhà.
32. Khi đến giai đoạn cuối mang thai, bạn nên tham khảo dấu hiệu lâm bồn để đến bệnh viện kịp thời.
33. Hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sinh nở để có được những kinh nghiệm lấy hơi, rặn đẻ sao cho đúng để quá trình sinh nở được dễ dàng.
34. Hãy ghi lại những loại thực phẩm bạn đã bổ sung trong ngày để kiểm tra xem mình đã bổ sung dưỡng chất đầy đủ, khoa học cho cơ thể hay chưa.
35. Nếu bạn đang có ý định trang trí lại nhà cửa để chào đón em bé ra đời, hãy nhớ đừng nên tiếp xúc với sơn mới và giấy dán tường. Hãy để việc này cho ông xã làm nhé, vì sơn mới không tốt tí nào cho thai nhi cả.
36. Hãy tham khảo cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ những người bạn của mình để biết cách ứng phó khi bé chào đời.
37. Tham gia một lớp học sinh nở. Nếu bạn không có kinh nghiệm trong việc lâm bồn, hãy đăng kí một lớp học sinh nở để nắm được những kiến thức cần thiết khi lên bàn sinh.
38. Bơi lội giai đoạn cuối thai kỳ rất hữu ích. Môn thể thao này sẽ giúp bạn giảm bớt đau nhức và cảm thấy đỡ nặng nề hơn.
39. Bạn cũng cần tham gia một lớp học cho con bú để chuẩn bị sẵn sàng cho việc nuôi con bằng sữa mẹ khi bé chào đời.
40. Massage trước khi đi ngủ để ngăn ngừa chứng chuột rút lúc nửa đêm.
41. Tiếp tục tập luyện thể thao ngay cả sau khi bạn sinh nở. Việc này sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh.
42. Lên một kế hoạch sinh nở: Hãy lên một kế hoạch chi tiết trước ngày đau đẻ để bạn dễ dàng chuẩn bị và cũng có kinh nghiệm hơn cho những lần sinh nở sau.
43. Chuẩn bị sẵn sàng máy ảnh để gi lại những hình ảnh tuyệt vời nhất những ngày cuối bầu bí của bạn và những khoảnh khắc khi bé mới chào đời.
44. Thư giãn bất cứ lúc nào bạn có thể để nuông chiều bản thân.
45. Chọn tư thế nằm nghiêng sang bên trái để em bé dễ dàng nhận được máu và oxy cũng như việc xoay đầu của bé được dễ dàng hơn.
46. Chuẩn bị sắn sàng mọi thứ để đi vào bệnh viện sinh nở. Nhờ đừng quên mang theo thẻ bảo hiểm, các hình thức đăng kí trước, máy ảnh…
47. Kiểm tra lại một lần nữa dấu hiện sắp sinh.
48. Chụp ảnh của mình trước khi sinh em bé.
49. Nhớ mang theo một cuốn truyện về trẻ sơ sinh khi đi sinh nở.
50. Dù vào phòng sinh bạn cũng nhớ phải ăn uống đầy đủ vì quá trình sinh nở sẽ mất rất nhiều sức đấy!
Meocon đã bình luận
Điều kiện cần và đủ để thụ thai của ng phụ nữ là gì thưa bác sĩ?
Lê Thị Hồng Nguyên đã bình luận
Thưa bác sĩ, em đang mang thai ở tuần thứ 32, chế độ ăn uống bồi bổ bình thường, chỉ có thời gian đầu bị ốm nghén là ăn không được. trước khi mang thai thì trọng lượng của em là 45kg, bây giờ đã được 56.5kg, ngày 06/06/2011 em khám định kỳ thì bề cao tử cung là 24cm, đến 27/06/2011 em khám lại thì tăng lên 2 phân được 26cm, đến ngày 19/06/2011 em khám định kỳ tiếp thì bề cao tử cung vẫn là 26cm không tăng nên bác sĩ bảo thai bị suy dinh dưỡng, em không hiểu lý do tại sao như thế trong khi chế độ ăn uống của em đều bình thường, tăng cân đều đặn.
Xin bác sĩ tư vấn giúp em.
Chân thành cảm ơn!
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Nếu không siêu âm mà chỉ đo chiều cao TC bên ngoài thì không thể kết luận là thai suy dinh dưỡng được vì vào tuổi thai này có thể thai đang xoay ngang để đầu thuận, nếu xoay ngang thì chiều cao TC có thể còn tụt thấp hơn (có lẽ bạn nhầm 19/7 thành 19/6). Không có gì đáng lo ngại. Nên bổ sung can-xi và sắt vì giai đoạn này bé cần nhiều hơn để phát triển nhanh 700gr/4 tuần đấy. Bé của bạn có thể được 700- 800gr
Janna Rose đã bình luận
E có baby được gần 7 tháng rồi. Thỉnh thoảng em hay bị đau đầu. Nhưng em chỉ đi siêu âm chứ không đi khám từ lúc có bầu. Đôi khi e thấy rất căng thẳng trong công việc và vấn đề gia đình. Hơn nữa có phải do em ít uống nước hay cái nóng nực của mùa hè khiến em thấy nhức đầu? Em biết là có bầu thì phải giữ tâm lý ổn định và thoải mái mới có lợi cho em bé nhưng nhiều khi em rất nhạy cảm và dễ xúc động trước bất cứ một vấn đề gì đó. Vậy cho em hỏi làm thế nào để chữa bệnh đau đầu và chuẩn bị một tâm lý thật tốt trong giai đoạn cuối này?
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Đó cũng là tâm lý hay gặp ở phụ nữ có thai, bạn cố gắng tìm mọi cơ hội để thư giãn, ngay như ngồi may khâu áo tã hay đan mũ, áo, tất cho con cũng là thư giãn là để gửi gắm cho con tình yêu, hy vọng. Nên thu xếp đi nghỉ ngơi đâu đó ít ngày. Bạn phải uống nhiều nước, nước trái cây càng tốt ví như nước sấu chẳng hạn vừa giải khát vừa nhiều vitamin C rất tốt. Không nên xem phim tâm lý XH mà chỉ phim hoạt hình, ca nhạc hài hước. Nếu có sống chung gia đình nhà chồng cần thảo luận với chồng về tình trạng của bạn trước các vấn đề nhạy cảm. Vì nếu bạn không được nói ra, được giải tỏa cứ để u uất trong lòng sẽ dẫn đến trầm cảm, sau sinh sẽ nặng lên. Giải pháp trò chuyện với 1 người bạn gái thân nào đó hoặc tâm sự với MYC cũng là để giải tỏa nếu bạn tin tưởng.
Mẹ bimbim đã bình luận
em mang thai 23 tuần rồi và hiện nay em đang uống 1 viên vinaga viên dầu gấc, 1 viên spivita mama, 1 viên globac-pm/ngày/sáng và tối liệu em uống thuốc như vậy có vấn đề gì không ah? và em có nên uống thêm canxi không?
khi chưa mang thai em chỉ 40kg thôi và bây giờ có thai 23 tuần rồi em tăng 5kg, em bé chỉ nặng có 580g thôi liệu như vậy có nhỏ quá không hả bác sĩ?.
Muốn tăng cân nên em đang uống thêm sữa ensuare mỗi ngày 2 ly sáng và tối. uống nhu vậy có làm sao không ?
rất mong nhận được sự tư vấn và khuyên bảo của bác sĩ.
Xin cảm ơn
BS. Thanh Hương Meyeucon.org đã bình luận
Về thuốc bạn phải theo chỉ định và kê đơn hướng dẫn của BS. Cân nặng của bé phù hợp tuổi thai, tuy nhiên bạn tăng cân hơi ít . Nên tăng cường ăn cá, tôm, cua…uống nhiều sữa và nước trái cây