Đã là phụ nữ thì mong muốn lớn nhất chính là làm sao để có được những lần sinh nở hoàn hảo nhất. Dưới đây là một danh sách những mẹo vặt và việc cần làm để có thể giúp bạn có được điều đó.
1. Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi bạn dự định có em bé.
2. Bắt đầu thay đổi thực đơn hằng ngày với nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn.
3. Tập thể dục! Bắt đầu ngay từ bây giờ để giúp bạn giữ được trạng thái tốt nhất khi mang thai. Thường xuyên vận động còn giúp làm giảm khả năng sảy thai và giảm những đau đớn và khó khăn khi sinh.
4. Tự trau dồi kiến thức cho bản thân!
5. Thử những loại rau quả mới mà bạn chưa ăn bao giờ.
6. Hãy tìm đọc những cuốn sách về quá trình mang thai.
7. Hãy nghiên cứu xem các chất trong thuốc ngừa thai gây ảnh hưởng gì cho bạn.
8. Cấm hút thuốc. Hiện nay có rất nhiều chương trình và cơ quan có thể giúp bạn cai thuốc.
9. Uống thuốc bổ. Bác sĩ của bạn có thể kê toa hoặc bạn có thể đến các nhà thuốc để mua. Nhưng hãy nhớ rằng thuốc phải có 0.4mg axit folic.
10. Hãy rủ chồng bạn tham gia vào công cuộc giữ gìn sức khỏe của mẹ và bé.
11. Hãy lưu ý chu kỳ kinh nguyệt. Hãy nghiên cứu về chu kỳ của bạn để dễ dàng biết được khi nào bạn rụng trứng và khi nào sẽ thụ thai. Điều này cũng giúp bạn biết chính xác hơn ngày sinh.
12. Nếu bạn cần một bác sĩ chuyên khoa, hãy đi tham khảo trước khi bạn mang thai.
13. Hỏi bạn bè về những điều cần thiết khi mang thai và nuôi dạy trẻ nhỏ.
14. Tránh xa những chất hóa học có thể gây hại đến thai nhi. Các chất hóa học độc hại có mặt ở khắp nơi, tại nơi làm việc hay tại nhà.
15. Đến gặp nha sĩ trước khi bạn mang thai và nhớ đánh răng mỗi ngày.
16. Hãy báo với bất cứ bác sĩ nào bạn gặp rằng bạn đang mang thai hoặc đang muốn có thai. Điều này giúp bạn khỏi phải tiếp xúc với những hóa chất độc hại.
17. Không được dọn dẹp “toilet” của những chú mèo.
18. Hãy nhớ rằng, bạn có thể phải mất 1 năm để có thai. Nếu bạn đã lần lượt cố gắng trong suốt 1 năm hoặc hơn 6 tháng và bạn đã qua tuổi 35, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
19. Hãy coi như bạn đang mang thai. Điều này có nghĩa rằng bạn cần ngưng các loại thức uống có cồn. Rượu bia có thể gây ra nhiều tác hại cho thai nhi.
20. Hãy thông báo cho mọi người về cục cưng của bạn khi nào bạn đã sẵn sàng.
21. Hãy trò chuyện cùng ba mẹ bạn và học những gì có thể từ kinh nghiệm của họ và xem bạn cần thay đổi những gì.
22. Hãy nghỉ ngơi bất cứ lúc nào có thể.
23. Bắt đầu viết nhật ký trong lúc mang thai hoặc viết blog.
24. Hãy dùng những cách tự nhiên để trị những rắc rối như ốm nghén, đau bao tử và táo bón.
25. Hãy uống từ 1.5 tới 2 lít nước mỗi ngày.
26. Hãy đọc thêm sách.
27. Hãy đăng ký học yoga dành cho thai phụ và chăm hoạt động.
28. Hãy thường xuyên đến gặp bác sĩ để kịp thời phát hiện bất cứ vấn đề nào và giúp bạn kịp thời.
29. Đăng ký lớp hướng dẫn và thể dục từ sớm.
30. Hãy nhớ nạp thêm từ 300 đến 500 đơn vị calories mỗi ngày khi bạn mang thai.
31. Hãy tham khảo nhiều bệnh viện khác nhau trước khi bạn quyết định chọn nơi đó để sinh con.
32. Hãy lưu ý và ghi lại những dấu hiệu cho thấy bạn sẽ sinh non để bác sĩ cùng theo dõi.
Mẹo vặt để có thai kỳ hoàn hảo
Bà bầu nên có chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất dinh dưỡng. (ảnh minh họa)
33. Hãy nhớ viết nhật ký để theo dõi chặt chẽ những điều cần thiết hàng ngày của bạn.
34. Nếu bạn đang trang trí cho phòng mới của bé, hãy nhớ đừng tiếp xúc quá nhiều với mùi sơn và giấy dán tường.
Hãy nhờ bạn bè làm những việc nặng nhọc và bạn có thể làm đồ ăn cho họ. Nhớ mở cửa sổ cho thoáng nhà cửa.
35. Trông con giúp một người bạn và học cách chăm sóc một em bé.
36. Bơi lội rất có lợi cho bạn khi bạn mang thai. Bơi lội có thể giúp làm giảm các cơn đau và giúp bạn cảm thấy nhẹ hơn, vì bạn đang mang một em bé trong bụng.
37. Hãy đăng ký lớp hướng dẫn cho con bú để bạn có sự chuẩn bị tốt nhất.
38. Hãy vận động nhẹ trước khi đi ngủ để tránh tình trạng chuột rút.
39. Hãy tiếp tục tập thể dục, ngay cả khi bạn không còn nhanh nhẹn như trước. Điều này sẽ giúp bạn hồi phục nhanh hơn sau khi sinh.
40. Vạch ra kế hoạch rõ ràng. Điều này sẽ giúp bạn biết rõ bạn cần những gì cho kỳ sinh nở. Hãy tham khảo cùng với bác sĩ của bạn và những người có kinh nghiệm.
41. Chuẩn bị máy chụp hình và máy quay phim.
42. Hãy tập cách thư giãn và hãy làm điều này ít nhất một lần mỗi ngày.
43. Hãy học những động tác thể dục giúp bạn làm giảm cơn đau lưng khi bạn chuẩn bị sinh.
Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi cơn đau đến và giúp bé có vị trí tốt để chuẩn bị chào đời.
44. Hãy chuẩn bị sẵn hành lý để nhập viện cho việc sinh nở. Đừng quên thẻ bảo hiểm, giấy tờ đăng ký, máy chụp hình, máy quay phim…
45. Hãy học thuộc và lưu ý những dấu hiệu báo cho bạn biết rằng bé sắp chào đời.
46. Hãy chụp hình bản thân trước khi bé chào đời.
47. Hãy đọc những bài đăng về kinh nghiệm sinh nở của những người mẹ khác.
48. Hãy ôm hôn đứa con bé bỏng của bạn.