Mẹ Yêu Con ORG

Mẹ tròn - Con vuông

  • Home
  • Mẹ mang thai
  • Chăm sóc bé
  • Giáo dục trẻ
  • Góc tư vấn
  • Sức Khỏe Phụ Nữ
  • Làm đẹp
  • Tin tức

Những dấu hiệu cho thấy bạn đã đến ngày lâm bồn

Sẽ có rất nhiều thắc mắc, băn khoăn nếu bạn đang mang thai đứa con đầu lòng. Và bạn cần phải hết sức lưu ý với sự thay đổi của cơ thể, bởi không phải em bé nào cũng ra đời đúng ngày dự sinh. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đã đến ngày lâm bồn.

Dịch nhày âm đạo

Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của những phụ nữ gần tới lúc sinh nở, tuy nhiên không phải ai cũng bị như vậy. Dịch nhày xuất hiện nhiều hơn khoảng trước 1 ngày sinh, hoặc thậm chí là 1 tuần trước đó. Một số có thể xuất hiện dịch nhày kèm theo chút máu. Nếu máu có màu đỏ tươi hoặc hơi xanh, hãy gọi cho bác sĩ và chuẩn bị tới viện. Còn nếu không, chỉ cần bạn để ý và theo dõi cơ thể mình trong những giờ tiếp theo.

Đừng bỏ qua các cơn co thắt liên tục, bởi có thể bạn sẽ sinh em bé sau vài giờ nữa.

Rò rỉ nước ối

Chị Lan, 36 tuổi, vẫn còn đỏ mặt khi nghĩ về lần sinh con đầu lòng của mình: “Hai tuần trước ngày dự sinh, mình bị tiêu chảy và xuất hiện nhiều dịch nhày hơn. Lúc đó mình cũng nghĩ có thể gói ghém đồ đạc tới viện rồi, ai ngờ 1 tuần sau vẫn chẳng có gì thay đổi. Mình mày mò trên mạng, học ăn món chè vừng đen, nước ép dứa cho nhanh chuyển dạ. Nhưng mọi thứ vẫn diễn ra bình thường, cho tới khi mình đi mua đồ ở siêu thị và bất ngờ vỡ ối ngay tại đó. Cảm giác xấu hổ lắm, nhưng biết làm sao được. Sau đó mình được đưa tới viện ngay và bé Bin chào đời sau gần 3 tiếng”.

Các chuyên gia cho biết có khoảng 15% phụ nữ bị rò ối trước khi sinh. Nước ối là một chất lỏng màu vàng rơm nhạt và có mùi ngọt. Nếu bạn thấy bị rỉ nước hoặc chảy máu, hãy tới bệnh viện ngay. Thông thường, sau khi rò ối thì các cơn co thắt sẽ bắt đầu trong vòng 24-48 giờ.

Rò ối có thể đến rất sớm

Chị Minh, 29 tuổi, lại tỏ ra bất ngờ vì mình có dấu hiệu sinh em bé khi mới 36 tuần: “Lúc đó tôi đã sắp xếp về nhà ngoại để nghỉ ngơi. Trong lúc đang ngồi xem ti vi, bất chợt có cảm giác nước đang rỉ ra. Khi tôi kịp đứng lên chạy vào phòng vệ sinh thì nước đã rò ra khắp sàn nhà. Sau đó mẹ đã gọi taxi đưa tôi tới viện. 3h sau, các cơn co thắt bắt đầu xuất hiện. Và tận 13h sau, tôi mới được đón bé Mi. Thật may vì tuy chào đời sớm nhưng bé rất khỏe mạnh.”

Các cơn co thắt ngắt quãng

Không giống như những cơn co thắt khi chuyển dạ, các cơn co sớm thường xuất hiện không đều đặn, thường xuyên. Điều đó khiến nhiều bà bầu tỏ ra thất vọng vì cho rằng đây là dấu hiệu chuyển dạ giả. Một số sau khi thấy cơn co đã tới bệnh viện kiểm tra thì lại không có dấu hiệu gì nên đành phải quay về nhà. Theo các chuyên gia, dấu hiệu chuyển dạ chỉ chắc chắn khi cơn co thắt xuất hiện đều đặn khoảng 3-5 phút. Khi đó, bạn hãy gọi cho bác sĩ để nhận lời khuyên trực tiếp.

Các cơn co dồn dập

Chị Trang, 32 tuổi, lại sinh rất nhanh ngay sau khi xuất hiện cơn co thắt: “Trước ngày dự sinh, tôi bắt đầu thấy dịch nhày âm đạo. Khoảng 6h tối, trong lúc tôi đang tập thể dục nhẹ với quả bóng thì thấy xuất hiện các cơn co thắt. Chồng tôi gọi điện cho bác sĩ nhưng họ khuyên là nên đi tắm để giảm đau. Sau đó, tôi cảm thấy không thể chịu nổi đau nữa nên tiếp tục gọi cho bác sĩ. Lúc này họ yêu cầu tôi nhập viên ngay. Chúng tôi tới viện lúc 1h sáng và tôi đã mở được 8 cm. Thật là hú hồn”.

Chuyển dạ giả

Không phải mọi cơn co thắt đều là thật, người ta gọi dấu hiệu chuyển dạ giả như là một bài thực hành cho các bà mẹ tương lai. Bạn thậm chí có thể nhận thấy điều này khi mới mang thai 16 tuần. Trong những tuần cuối cùng gần ngày dự sinh, cơn chuyển dạ giả có thể đến nhiều hơn. Nó cho thấy tử cung đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày lâm bồn sắp tới.

Dấu hiệu lâm bồn thường không giống nhau

Vì cơ thể của bạn khác nhau nên dấu hiệu này cũng sẽ rất khác nhau. Có người cơn co thắt xuất hiện tới vài ngày, có người thì chỉ vài giờ. Cũng có người xuất hiện cơn co rồi sau đó lại im ắng, điều đó tạo điều kiện cho bà bầu được nghỉ ngơi, thư giãn, ăn uống đầy đủ trước khi thực sự vào cuộc.

Meyeucon.org - 24/11/2016
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu cần biết , Chuẩn bị sinh con , Những điều cần biết khi mang thai , Sức khỏe sinh sản

Bài viết liên quan

  • Các biện pháp giảm đau khi bà bầu bị tê chân tay
  • Sinh nở dưới nước có nguy hiểm?
  • Giúp mẹ bầu giảm bớt cảm giác đau và vượt cạn thuận lợi hơn
  • Hãy lựa chọn phương pháp sinh con phù hợp nhất với mẹ
  • Mách mẹ các tư thế để sinh con dễ dàng hơn

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sự phát triển của trẻ
Theo tháng:

Bài viết đọc nhiều

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

[Giải đáp] Mẹ bầu thừa sắt có sao không?

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng biếng ăn – mẹ đã biết chưa?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Thiếu sắt ở mẹ bầu có làm thai nhi bị ảnh hưởng?

Trang chuyên thông tin về sức khỏe, tình yêu và hạnh phúc cho Mẹ, bé & Gia đình.

Thông tin và điều khoản
  • Chính sách biên tập và chỉnh sửa
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách quảng cáo và tài trợ
  • Tiêu chuẩn cộng đồng
Link liên kết
  • Chuyên mục chăm sóc bé
  • Chuyên mục mẹ mang thai
  • Chuyên mục sức khỏe phụ nữ
  • Chuyên mục làm đẹp

Mọi thông tin trên trang chỉ mang tính chất tham khảo và bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Xem đầy đủ về thông tin “Miễn trừ trách nhiệm tại đây!”

Copyright © 2017 Meyeucon.org. All rights reserved. by Caia.vn