Kinh nguyệt khiến nhiều phụ nữ mệt mỏi, chán nản, thay đổi tâm tính khi sắp tới kì kinh, nguyên nhân do đâu thì hầu hết phụ nữ lại không biết.
Kinh nguyệt
Trong chu kỳ kinh nguyệt ở thời kỳ phóng noãn cơ thể người phụ nữ sẽ phóng 1 trứng nhưng đôi khi có thể 2 trứng (Nếu phóng 2 trứng thì có thể dẫn tới hình thành hợp tử và sinh đôi). Nội mạc tử cung đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Trước khi trứng được phóng noãn nội mạc tử cung đóng vai trò bao phủ bề mặt tử cung. Sau khi phóng noãn nội mạc có sự thay đổi để chuẩn bị cho trứng được thụ tinh làm tổ. Trường hợp quá trình thụ tinh không xảy ra và người phụ nữ không có thai kỳ thì lớp nội mạc này sẽ bị bong ra và bắt đầu một chu kỳ kinh nguyệt ở chị em phụ nữ. Có thể nói, quá trình hành kinh là quá trình loại bỏ lớp nội mạc tử cung và các sản phẩm của máu ra ngoài cơ thể qua con đường âm đạo. Chính vì vậy, máu kinh có thành phần hoàn toàn khác với máu tĩnh mạch và có thể xem máu kinh rất sạch sẽ chứ không bẩn như nhiều chị em phụ nữ vẫn lầm tưởng. Kì kinh nguyệt diễn ra có thể kèm theo các hiện tượng bệnh lí khác như hiện tượng đau vú, sưng, đau tức vú khiến người bệnh khó chịu.
Như vậy, khi chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt thì đây được coi là dấu hiệu không mang thai. Tuy nhiên, cần phân biệt chảy máu bất thường trong giai đoạn sớm của thai kỳ. Ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nếu không có kinh nguyệt xuất hiện hoặc có kinh nguyệt một thời gian và sau đó bị mất kinh không rõ nguyên do thì có thể chị em có thể gặp phải một số những vấn đề như sau:
– Có thể chị em đang mang thai. Trường hợp này cần sớm sử dụng các biện pháp để xác định chính xác như: dùng que thử thai, đi siêu âm, xét nghiệm…
– Có thế bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe liên quan đến một số cơ quan sinh sản như buồng trứng, nội mạc tử cung….Trường hợp này bạn cần sớm đi kiểm tra và kịp thời điều trị.
Làm gì khi bị đau vú kì kinh
1.Chườm nước ấm
Kki bị đau nhức vú, hay cảm giác ngứa vú trong ì kinh chị em có thể lấy một ít nước ấm cho vào bình thủy tinh hoặc bình cao su, sau đó chườm lên ngực. Đây là cách giảm đau được rất nhiều chị em áp dụng bởi khi chườm nước ấm sẽ giúp cho tử cung co thắt nhịp nhàng hơn, từ đó máu kinh được đẩy ra bên ngoài dễ dàng hơn và chị em sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
2. Đắp gừng
Đây cũng là một trong những cách giảm đaukinh khá hiệu quả. Chị em chỉ cần giã nát gừng hoặc xắt thành từng lát rồi đắp lên vùng ngực sưng trong khoảng 5 – 7 phút thì những cơn đau sẽ không còn là nỗi ám ảnh mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt nữa.
3. Massage nhẹ
Massage nhẹ sẽ giúp giảm cảm giác đau nhức, căng, tức, khó chịu cho người bệnh.
4. Giữ ấm cho cơ thể
giúp máu được lưu thông tốt, giảm cảm giác đau, tức, căng, khó chịu.
5. Dùng nhiều sữa hoặc sữa chua
Các nghiên cứu khoa học hiện nay đều cho thấy những chị em bổ sung 1200mg canxi mỗi ngày sẽ giảm khoảng 30% nguy cơ đau trong kì kinh so với những người chỉ bổ sung 500mg canxi mỗi ngày. Chính vì thế, chị em nên uống nhiều sữa, ăn nhiều sữa chua để giảm đau, tức vú cho mình.