Các bệnh lý nói chung và suy giãn tĩnh mạch chân nói riêng đều có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống. Một số loại thực phẩm, đồ ăn có thể cải thiện các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch hiệu quả nhưng cũng sẽ có những loại đồ ăn khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vậy khi bị suy giãn tĩnh mạch chúng ta cần ăn gì, kiêng gì để giúp bệnh thuyên giảm. Các bạn hãy cùng tìm hiểu ở những thông tin sau nhé:
Mục lục
Bệnh giãn tĩnh mạch chân là gì?
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý mà chức năng của van tĩnh mạch suy giảm khiến máu khó hồi về tim, bị ứ đọng lại các tĩnh mạch ở chân làm chúng bị giãn nở, ngoằn ngoèo và lồi lên trên bề mặt da. Suy giãn tĩnh mạch chân có thể gây ra các triệu chứng như đau nhức, nặng chân, sưng phù, ngứa, da khô, da thâm, thậm chí là lở loét… Tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch chân bao gồm tuổi tác, di truyền, giới tính, thừa cân, mang thai, đứng hoặc ngồi lâu một chỗ, hút thuốc lá và uống rượu.
☛ Đọc thêm: Dấu hiệu giãn tĩnh mạch chân dễ nhận biết
Để phòng ngừa và điều trị suy giãn tĩnh mạch, ngoài việc áp dụng các biện pháp y tế như dùng thuốc, mang vớ y khoa, tiêm xơ tĩnh mạch hoặc phẫu thuật, người bệnh cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống. Mục tiêu của chế độ ăn uống cho người suy giãn tĩnh mạch cần hướng tới chính là tăng cường sức mạnh của thành mạch, giảm độ nhớt của máu, giảm phù nề, ngăn ngừa hình thành cục máu đông, giữ cân nặng hợp lý, ngăn ngừa táo bón. Và sau đây là một số loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe tĩnh mạch, các bạn cùng tham khảo:
Những thực phẩm tốt cho người suy giãn tĩnh mạch chân
1. Rau xanh đậm
Các loại rau có màu xanh đậm như cải xoăn, cải bắp, rau diếp xoăn, rau cải ngọt… rất giàu vitamin K – đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, ngăn ngừa huyết khối và duy trì độ đàn hồi của tĩnh mạch. Vì thế, ăn nhiều các loại rau xanh kể trên sẽ giúp phòng ngừa và điều trị các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch.
Ngoài ra, rau xanh đậm cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin A, C, E, giúp bảo vệ các tế bào máu khỏi bị tổn thương bởi các gốc tự do tấn công. Từ đó hạn chế được các triệu chứng đau nhức, nặng mỏi, phù chân…
Đặc biệt, ăn nhiều rau xanh giúp tăng cường chất xơ, ngăn ngừa táo bón, giảm áp lực lên tĩnh mạch vùng háng và chân, ngăn ngừa nguy cơ và cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch hiệu quả.
2. Trái cây tươi
Những loại trái cây tươi rất tốt cho sức khỏe tĩnh mạch bởi:
Các loại quả giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, ổi, kiwi… có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ các tế bào tĩnh mạch khỏi sự tấn công và gây hại của gốc tự do. Đồng thời chúng còn giúp cơ thể sản sinh collagen và elastin, hai loại protein quan trọng giúp tăng cường sự đàn hồi và khỏe mạnh của tĩnh mạch.
Thứ hai, những loại quả mọng như nho, việt quất, dâu rừng… còn chứa nhiều flavonoid, một nhóm hợp chất có khả năng làm giãn các mạch máu và ngăn ngừa hình thành huyết khối. Flavonoid còn có tác dụng chống viêm và ức chế hoạt động của các enzyme gây suy giãn tĩnh mạch.
3. Các loại hạt
Các loại hạt như hạt óc chó, hạt dẻ cười, hạt hạnh nhân… rất giàu vitamin E, omega-3 và magie. Vitamin E cũng là một chất chống oxy hóa khác có lợi cho sức khỏe của tĩnh mạch. Omega-3 là một axit béo không no có khả năng làm giảm độ nhớt của máu và ngăn ngừa hình thành các cục máu đông. Magie là khoáng chất có vai trò điều tiết áp lực máu và ngăn ngừa sự co thắt của tĩnh mạch.
4. Một số loại gia vị
Các loại gia vị như tỏi, ớt, gừng, nghệ… có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, làm giảm độ nhớt của máu và ngăn ngừa viêm nhiễm tĩnh mạch. Tỏi còn có khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol và triglyceride trong máu, đây chính là hai chất béo có hại cho sức khỏe của tĩnh mạch, làm tăng nguy cơ xơ vữa thành mạch và hình thành cục máu đông.
☛ Đọc thêm: Hướng dẫn cách dùng tỏi trị suy giãn tĩnh mạch
Bị giãn tĩnh mạch chân kiêng gì?
Ngoài những thực phẩm nên ăn thì các bạn cũng nên tránh một số loại thực phẩm có hại cho sức khỏe của tĩnh mạch, bao gồm:
1. Đồ ăn nhiều muối
Muối có khả năng làm tăng áp lực máu và gây sưng phù tĩnh mạch. Đồng thời chúng cũng làm giảm khả năng hấp thu canxi của cơ thể, khiến các tĩnh mạch bị yếu và dễ bị tổn thương. Vì thế, người bị giãn tĩnh mạch nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều muối như xúc xích, giăm bông, mỳ ăn liền…
2. Thực phẩm nhiều đường
Đồ ăn nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, nước ngọt… làm tăng lượng insulin trong máu, gây ra các biến đổi nội tiết và làm giảm độ đàn hồi của tĩnh mạch. Ngoài ra, hấp thụ nhiều đường dễ gây tăng cân và béo phì, hai yếu tố nguy cơ cao cho suy giãn tĩnh mạch chân.
3. Thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu
Những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và trans như thịt đỏ, bơ, phô mai, bánh rán… sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol và triglyceride trong máu, gây hẹp tĩnh mạch và hình thành các cục máu đông, từ đó tăng nguy cơ mắc cũng như làm trầm trọng thêm các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch. Không những vậy các loại chất béo này cũng làm giảm khả năng sản sinh nitric oxide – một chất có vai trò giãn nở các tĩnh mạch. Do đó, hạn chế ăn những loại thực phẩm này chính là cách bảo vệ tĩnh mạch hiệu quả.
4. Đồ uống có cồn, chất kích thích
Bia, rượu, cà phê, thuốc lá… là những chất gây tăng áp lực mạch máu, giảm hàm lượng B1 trong máu, từ đó khiến các tĩnh mạch dễ bị suy yếu và tổn thương. Thường xuyên sử dụng những loại đồ uống này sẽ khiến tình trạng suy giãn tĩnh mạch của bạn nặng hơn, nguy cơ biến chứng rất cao.
☛ Chi tiết: Bệnh giãn tĩnh mạch nên ăn gì? kiêng gì?
Lưu ý khi bị suy giãn tĩnh mạch chân
Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, để cải thiện triệu chứng cũng như ngăn ngừa các biến chứng suy giãn tĩnh mạch chân, bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục đều đặn không chỉ nâng cao sức khỏe chung mà còn cải thiện lưu thông máu và giảm viêm. Người suy giãn tĩnh mạch chân nên chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga… Nên bắt đầu với cường độ thấp, sau đó mới tăng dần.
- Hạn chế đứng lâu hoặc ngồi lâu một chỗ: Đứng lâu hay ngồi lâu một chỗ đều gây khó khăn cho quá trình lưu thông máu, gia tăng thêm các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch. Chính vì vậy, bạn nên di chuyển nhiều lần trong ngày, sau 30-45 phút đứng/ngồi làm việc thì nên đi lại nhẹ nhàng để máu được tuần hoàn.
- Có thể sử dụng vớ giãn tĩnh mạch: Vớ giãn tĩnh mạch là sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân khá tốt. Bạn có thể đeo vớ giãn tĩnh mạch mỗi ngày để đưa các van tĩnh mạch về đúng vị trí, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giảm phù nề, tê mỏi chân.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân là một trong những nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch. Chính vì vậy, duy trì cân nặng hợp lý, cân đối chính là cách đơn giản giúp chân không phải chịu áp lực lớn, ngăn ngừa nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.
- Hạn chế đi giày cao gót: Thường xuyên đi giày cao gót sẽ khiến đôi chân luôn phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể, lâu dần sẽ khiến mất đi cơ chế đi ngược máu từ chi trở về tim, làm gia tăng nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch chân.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng để cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân. Hi vọng những thông tin này bổ ích với mọi người. Nếu các bạn còn bất cứ câu hỏi nào, có thể để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết và tận tình. Chúc mọi người thật nhiều sức khỏe!