Trẻ mọc răng thường rất hay bị sốt, quấy khóc, biếng ăn. Lúc này, mẹ hãy áp dụng ngay 8 cách hạ sốt cho trẻ mọc răng đúng chuẩn khoa học, để giúp hạ nhiệt cho bé một cách nhanh chóng mà an toàn.
Trong giai đoạn mọc răng trẻ thường lười ăn, quấy khóc
Trẻ bắt đầu mọc răng sữa là thời điểm đánh dấu bước chuyển quan trọng, con đang lớn thật rồi. Những chiếc răng đầu tiên sẽ mọc từ tháng thứ 6, nhưng cũng có thể sớm hơn (tháng thứ 5) hoặc muộn hơn (tháng 7-8). Trước khi răng nhú lên, mẹ sẽ thấy lợi của bé đỏ và sưng to, có thể kèm theo sốt nhẹ.
Nhận diện các dấu hiệu trẻ sốt mọc răng
Theo các chuyên gia Viện Nha khoa Nhi Mỹ, khi mọc răng, trẻ thường sốt, khó chịu, cảm thấy đau nhức nên quấy khóc rất nhiều. Các triệu chứng này có thể tự khỏi khi răng bé nhú lên.
Bố mẹ cần lưu tâm đến những dấu hiệu sau của con:
- Chảy dãi nhiều, thích ngậm vật cứng trong miệng.
- Khi mọc răng, cơ thể yếu đi nên các em dễ bị sốt hay rối loạn tiêu hóa
- Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, ít ngủ và bứt rứt khó chịu trong người
- Nướu có thể bị sưng đỏ làm trẻ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng đang nhú lên
- Một số trường hợp có thể bị nhiễm trùng vùng răng miệng do nướu nứt ra, khiến trẻ đau, ăn uống kém và có thể sụt cân
Trẻ mọc răng có thể sốt hoặc không sốt. Phần lớn, trẻ sốt trong quá trình mọc răng là do viêm lợi. Nhiệt độ cơ thể tăng lên 38 đến 38,5 độ C. Có một số bé bị sốt cao là do tiến triển bệnh cấp tính gây viêm quanh thân răng hoặc áp xe quanh chân răng.
Trẻ sốt mọc răng phải làm sao?
Các bác sĩ khuyên khi thấy trẻ quấy khóc do mọc răng, bố mẹ cần phải quan tâm chăm sóc đặc biệt vì chiếc răng đầu tiên nên sẽ rất đau, khó chịu. Hãy tìm cách xoa dịu cơn đau mọc răng của con bằng những gợi ý dưới đây:
- Ăn dặm: Cho con nhâm nhi bánh ít đường, không chất bảo quản đây là loại bánh mềm khi kết hợp nước bột sẽ tan ra giúp sẽ giảm cơn đau
- Giữ vệ sinh răng miệng: Cho bé uống nước lọc sau khi ăn, lau bằng khăn mềm, chải răng cho bé, làm thường xuyên và nhiều lần trong ngày
- Cẩn trọng vật cứng, sắc cạnh: Không để bé tiếp xúc với những đồ chơi cứng vì bé sẽ bỏ vào miệng nhai làm tổn thương lợi
- Ăn chuối: Cho bé ăn chuối xắt lát lạnh, giúp xoa dịu vùng lợi, giảm sưng, giảm đau bé sẽ không quấy khóc nữa
- Lau người bằng nước ấm: Chỉ cần giặt khăn ấm lau người sẽ giúp cơ thể thoát nhiệt, giảm sốt nhanh hơn. Đồng thời, mẹ cho bé mặc những trang phục thoải mái
- Uống thuốc theo đơn bác sĩ: Trong trường hợp bé sốt kéo dài vài ngày mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám, không tự ý cho trẻ uống thuốc.
- Tăng cữ bú: Mẹ có thể cho trẻ bú nhiều hơn thường ngày. Nếu bé không bú được, mẹ cần vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa
- Tăng lượng nước: Bé có thể đi ngoài phân nhão, sệt 3-4 lần/ngày, trong khoảng 3-7 ngày. Vì thế, mẹ cho phải bé uống nhiều nước để tránh mất nước và ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần thì nên đưa đến bác sĩ
Trẻ sốt do mọc răng thường chỉ kéo dài trong vài ngày. Nếu bé bị sốt cao liên tục, nôn mửa có thể bị một bệnh khác không phải do mọc răng. Mẹ cần đưa bé đến ngay bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, nếu trẻ được 12 tháng mà chưa thấy răng nào mọc thì phải coi là bất thường do thiếu dinh dưỡng, còi xương, cần cho trẻ ăn nhiều chất đạm, uống vitamin, đặc biệt là vitamin D.
Dinh dưỡng cho trẻ đang mọc răng
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn mọc răng cần bảo đảm đầy đủ, hợp lý, có thể điều chỉnh chế độ ăn bằng của trẻ bằng thức ăn lỏng, dễ tiêu như bột, sữa hoặc cháo loãng.
Mẹ nên chia nhỏ, tăng số bữa ăn hằng ngày cho trẻ. Đặc biệt, giai đoạn này mẹ cần bổ sung nhiều hàm lượng canxi trong thực đơn của trẻ với các thực phẩm như cá, tôm…. Ngoài ra, mẹ cần cho bé uống thêm sữa, nước trái cây ép để bổ sung vitamin.
Kẽm và selen có nhiều trong thịt, hải sản rau xanh đây là chất dinh dưỡng mẹ cần bổ sung giúp trẻ có cảm giác ngon miệng khi ăn, tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa.
Trên đây, là các cách hạ sốt cho trẻ mọc răng khá hiệu quả mẹ có thể yên tâm áp dụng, chăm sóc và đồng hành bé yêu vượt qua những thử thách ở năm tháng đầu tiên này nhé!