Viêm lợi khiến cho hơi thở của bạn có mùi khó chịu, chúng khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp với người đối diện. Vậy tại sao mình bị viêm lợi? Cách chữa trị viêm lợi như thế nào? là những câu hỏi đặt ra khiến bạn mệt mỏi. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh viêm lợi nhé:
Căn nguyên của bệnh viêm lợi là mảng bám, sự tiếp xúc giữa lợi với mảng bám răng dẫn đến viêm lợi. viêm lợi có thể dễ xuất hiện và phát triển nhanh hơn khi có các yếu tố thuận lợi giúp cho mảng bám dễ bám lên bề mặt răng: cao răng, các rãnh lõm ở vùng cổ răng và chân răng, bề mặt chất hàn ở mặt bên, mặt ngoại và mặt trong thân răng không nhẵn.
Lợi sưng, phù nề là những biểu hiện của viêm lợi (Ảnh minh họa)
Biểu hiện của lợi viêm:
– Màu sắc: Đỏ rực
– Kích thước: Sưng nề lợi tự do cả mặt ngoài và mặt trong, có thể có túi lợi giả
– Hình dạng: Phù nề bờ lợi và nhú lợi
– Mức độ săn chắc: Không săn chắc, khi dung cây sonde nha chu ấn vào lợi có điểm lõm
– Chảy máu: Chảy máu khi thăm khám bằng cây sonde nha chu vào rãnh lợi
Các triệu chứng khác của viêm lợi có thể có: hôi miệng, ngứa, đau vùng lợi khi chải răng.
1. Các yếu tố thuận lợi cho viêm lợi mảng bám
– Bất thường răng: Như các lồi men hay rãnh lõm trên bề mặt cement răng.
– Miếng trám răng và phục hình răng sát lợi hoặc dưới lợi: trường hợp không nhẵn hoặc phồng ra so với răng ban đầu sẽ làm bám mùn thức ăn và vi khuẩn, khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Thời gian tồn tại miếng trám hay phục hình càng kéo dài thì tổn thương do viêm ở vùng quanh răng càng nặng.
– Gãy vỡ chân răng: Sẽ dẫn đến tích lũy mảng bám vi khuẩn, khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.
– Tiêu cổ răng: Tiêu cổ răng dưới lợi làm tích mảng bám vi khuẩn và khó vệ sinh răng miệng
– Phanh môi bám cao: Gây co kéo, bong lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
– Ngách tiền đình nông: Do lợi dính hẹp. Theo các nha sỹ thì lợi dính dưới 2mm có nguy cơ gây bong lợi khỏi bề mặt răng
2. Viêm lợi liên quan đến nội tiết
Viêm lợi liên quan thai nghén: Trong thời kì thai nghén, lợi đáp ứng mạnh hơn các kích thích của vi khuẩn và sản phẩm đào thải của vi khuẩn => lợi viêm. Nhưng khác với các viêm lợi do mảng bám khác là mảng bám vi khuẩn ít hơn. Viêm lợi thai nghén thường xuất hiện vào giai đoạn từ 3 – 6 tháng thai kì và giảm dần khi sinh con.
Viêm lợi liên quan dậy thì và chu kì kinh nguyệt: Lợi đáp ứng mạnh hơn với các tác nhân gây viêm. Do thời kì này có sự thay đổi tăng các hormone.
3. Viêm lợi mảng bám liên quan đến thiếu dinh dưỡng
Viêm lợi liên quan thiếu vitamin C: Lợi sưng đỏ, không săn chắc, dễ chảy máu. Mức độ viêm không tương quan với mảng bám răng. Do khi cơ thể thiếu Vitamin C thì đáp ứng miễn dịch tại chỗ thay đổi, lợi nhảy cảm với các kích thích của vi khuẩn hơn.
4. Viêm lợi liên quan các bệnh toàn thân
– Bệnh tiểu đường: Các nghiên cứu cho thấy trẻ em mắc tiểu đường tuýp I dễ mắc viêm lợi hơn, khi bệnh tiểu đường được kiểm soát thì viêm lợi giảm. Người lớn mắc bệnh tiểu đường dễ bị bệnh viêm quanh răng.
– Ung thư bạch cầu và các bệnh ung thư máu khác: Sự giảm bạch cầu làm tăng phản ứng viêm với kích thích của vi khuẩn mảng bám và khởi phát các đợt viêm quanh răng.
5. Viêm lợi mảng bám liên quan thuốc
3 loại thuốc liên quan đến sự quá phát của lợi là: Phenytoin natri (thuốc chống co giật để điều trị động kinh), cyclosporine A (thuốc chống thải loại tổ chức), nifedipine (thuốc chẹn kênh Canxi có tác dụng giảm huyết áp).
Điều trị và dự phòng bệnh viêm lợi mảng bám
Điều trị cơ bản:
– Loại bỏ cao răng mảng bám bằng dụng cụ lấy cao răng định kì 6 tháng/lần.
– Hướng dẫn chải răng đúng cách để loại bỏ mảng bám răng.
– Có thể sử dụng thêm dung dịch súc miệng.
– Nếu lợi phì đại thì phẫu thuật cắt tạo hình lợi.
– U lợi gặp ở phụ nữ mang thai thì cần được cắt bỏ.