Sau khi sinh con sức khỏe người phụ thường suy giảm, stress nhiều hơn, kinh nguyệt thì thất thường. Tuy nhiên thay vì lạm dụng thuốc 1 cách thái quá, bạn nên hiểu rõ hơn về rối loạn nội tiết sau sinh. Đừng để nó như 1 quân “domino” kéo theo 1 đống vấn đề khác cho bạn nhé.
Nội tiết tố nữ thay đổi trong và sau sinh
Cơ thể bạn trải qua rất nhiều thay đổi để giúp bạn chuẩn bị sinh con, nhiều trong số đó là những thay đổi liên quan đến hormone, chẳng hạn như: relaxin, oxytocin, prolactin, vv. Tuy nhiên, hai “người chơi” lớn nhất cho sự thay đổi này là estrogen và progesterone.
Estrogen và progesterone đều được sản xuất bởi buồng trứng và nhau thai trong thai kì.
Nồng độ progesterone tăng lên đáng kể khi bắt đầu mang thai, nó chuẩn bị môi trường để “nuôi” thai nhi phát triển, nó cũng “bảo vệ” thai nhi khỏi các cơn co thắt tử cung và ngăn ngừa sinh non.
Nồng độ estrogen tăng cao nhất trước khi chuyển dạ, nó là hormone chủ đạo cho việc sinh nở.
Sau sinh, hai hormone này đều suy giảm rõ rệt, nhưng progesterone giảm nhanh hơn nhiều so với estrogen, điều này làm cán cân mất thăng bằng, quân domino đầu tiên mang tên hormone sụp đổ, sự sụp đổ của dòng domino cứ thế kéo dài mãi với một loạt những vấn đề điển hình.
Các vấn đề có thể xuất hiện
Thay đổi về tâm lý
Rối loạn nội tiết tố sau sinh làm ảnh hưởng tới quá trình sản sinh serotonin – một loại hormone hạnh phúc. Serotonin suy giảm làm các bà mẹ trẻ có nguy cơ đối mặt với các vấn đề tâm lý tiêu cực như:
- Mệt mỏi, thờ ơ
- Căng thẳng
- Hay lo lắng về những vấn đề nhỏ nhặt
- Khó ngủ
- Tâm trạng thất thường
- Hay khóc không rõ lý do
Đặc biệt, rối loạn nội tiết tố sau sinh còn được cho là có một mối quan hệ tương quan với trầm cảm sau sinh (postpartum depression – PPD). PPD là một trong những vấn đề cộng đồng quan trọng, nó không chỉ làm ảnh hưởng tới phụ nữ ở thời điểm dễ tổn thương mà còn ảnh hưởng đến cả em bé và gia đình của họ.
Thay đổi về vóc dáng
Đây là vấn đề mà dường như bà mẹ nào cũng sẽ trải qua sau khi sinh con:
- Tính đàn hồi của da giảm, da khô hơn, sạm màu, dễ xuất hiện nếp nhăn (đặc biệt là nếp nhăn vùng quanh mắt).
- Xuất hiện nám, đồi mồi, tàn nhang.
- Rụng tóc sau sinh (xem thêm: Rụng tóc sau sinh có mọc lại không?)
- “Nội thất” xập xệ (ngực nhão, chảy; tăng tích mỡ vùng đùi, eo)
- Mụn trứng cá
Đáng chú ý đó là tình trạng suy giảm ham muốn tình dục. Rối loạn nội tiết tố sau sinh khiến dịch tiết âm đạo suy giảm, niêm mạc âm đạo mỏng và dễ tổn thương, tất cả những điều này khiến chị em khó đạt được khoái cảm, sợ “yêu”.
Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt do rối loạn nội tiết tố sau sinh cũng là vấn đề mà 40% phụ nữ gặp phải.
Như vậy, mất cân bằng nội tiết sau sinh có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống trong cơ thể, các triệu chứng dường như có vẻ không liên quan đến nhau nhưng thực tế chúng lại chỉ là những thứ bên ngoài cho cùng một vấn đề.
Vậy rối loạn nội tiết sau sinh có đáng lo ngại không?
Tin tốt là, những gì bạn trải qua sau sinh chỉ là những vấn đề bình thường. Thông thường, các triệu chứng sẽ chỉ phổ biến trong khoảng 6-8 tuần, còn các triệu chứng liên quan đến hormone trong khi cho con bú thì vẫn sẽ tồn tại cho đến khi trẻ được cai sữa.
Nhưng nếu bạn cảm thấy các triệu chứng nội tiết tố của mình không cải thiện sau vài tuần hoặc chúng quá nghiêm trọng, ngăn chặn bạn tận hưởng thời gian với em bé, hãy nói chuyện với bác sĩ, có những lựa chọn điều trị có sẵn dành cho bạn ngay cả khi bạn đang cho con bú, như: sử dụng thuốc, sử dụng thảo dược thiên nhiên, châm cứu, vv. Cùng với đó là kết hợp giữa lối sống và dinh dưỡng để nội tiết tố có thể phục hồi lại một cách tự nhiên.
Những gì bạn trải qua sau sinh chỉ là những vấn đề bình thường, nhưng nếu các triệu chứng quá nghiêm trọng hoặc không suy giảm sau vài tuần, hãy tới gặp bác sĩ! (Ảnh minh họa)
Điều trị rối loạn nội tiết sau sinh thế nào cho an toàn?
Giai đoạn cho con bú
Đây là giai đoạn cực kì nhạy cảm và quan trọng, việc sử dụng thuốc trong thời kỳ này cần được cân nhắc và tính toán hết sức kỹ lưỡng, bởi bất kỳ loại thuốc nào mẹ uống vào đều có thể đi qua sữa mẹ và ảnh hưởng tới em bé.
Chính vì thế, để điều trị rối loạn nội tiết sau sinh ở giai đoạn đang cho con bú, bác sĩ thường sẽ sử dụng các phương pháp không cần thuốc, như thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, bổ sung thảo dược tự nhiên, vv. Tuy nhiên trong một vài trường hợp bất khả kháng, các triệu chứng rối loạn nội tiết ảnh hưởng quá nặng nề tới mẹ, khi đó sẽ cần phải dùng thuốc.
Khi đi khám, mẹ cần nhớ phải thông báo cho bác sĩ biết việc mình đang cho con bú, đừng nghĩ rằng việc này bác sĩ đương nhiên biết, sẽ không ai biết cuộc sống của bạn ra sao cả, bạn cần là người bảo vệ cho cả bạn và bé. Nếu được kê thuốc, hãy hỏi bác sĩ tất cả những vấn đề mà bạn còn băn khoăn, kiểm tra chắc chắn thuốc bạn mua dùng được cho người đang cho con bú. Việc tìm hiểu thông tin kỹ càng có thể khiến bạn mất thời gian, nhưng bù lại bạn sẽ đổi được sự an toàn cho cả hai mẹ con.
Sau khi cai sữa
Sau khi bé cai sữa, đã đến lúc mẹ cần chăm sóc hơn cho bản thân mình rồi.
Bổ sung nội tiết tố sau khi bé đã cai sữa có nhiều phương pháp khác nhau, trong đó hai phương pháp thường dùng đó là:
Bổ sung nội tiết bằng thuốc
Có nhiều loại thuốc bổ sung nội tiết tố khác nhau, tùy thuộc vào mục đích điều trị. Thuốc cân bằng nội tiết tố được chia ra làm 2 loại chính là: thuốc chứa estrogen và thuốc chứa progestin. Về cơ bản, thuốc hoạt động bằng cách thay thế bổ sung các hormone thiếu hụt trong cơ thể.
Tuy nhiên do tính chất phức tạp của việc dùng các loại thuốc hormone nên các loại thuốc này tuyệt đối không được dùng bừa bãi. Bởi, nếu dùng quá liều, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn: rong huyết, tức ngực, tăng cân, chảy máu bất thường ở bộ phận sinh dục, buồn nôn, chóng mặt, vv. Không chỉ vậy, thuốc còn có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như: ung thư vú, ung thư cổ tử cung, vv.
Ngay cả trong điều trị, bác sĩ cũng cần phải cân nhắc các yếu tố hại – lợi khi sử dụng các loại thuốc cân bằng nội tiết.
Do tính chất phức tạp nên các loại thuốc này tuyệt đối không được dùng bừa bãi (Ảnh minh họa)
Bổ sung nội tiết bằng các loại thảo dược
Đây là phương pháp được cho rằng có thể thay thế hoàn hảo các loại thuốc tân dược. Bởi nó vẫn mang lại các tác dụng như sử dụng thuốc mà lại an toàn, không tác dụng phụ.
Từ trước đến nay, ứng cử viên sáng giá cho phương pháp bổ sung nội tiết bằng thảo dược chính là đậu nành. Tuy nhiên gần đây, các nhà khoa học phát hiện được có một loại thảo dược khác chứa phytoestrogen hoạt tính mạnh gấp 1000-10.000 lần đậu nành là Sâm tố nữ.
Sâm tố nữ có 2 nhóm tác dụng chính gồm:
- Bổ sung và cân bằng nội tiết tố nữ: Làm giảm các triệu chứng do thiếu hụt nội tiết tố nữ (như: mất ngủ, bốc hỏa, vã mồ hôi, thay đổi tâm trạng), cải thiện tình trạng khô âm đạo, giảm ham muốn.
- Tác dụng làm đẹp: Làm săn chắc và tăng kích cỡ vòng 1, hạn chế lão hóa da, giảm nếp nhăn, tăng giữ nước giúp da mịn căng hơn, vv.
Sau khi cai sữa 2
Được đánh giá là an toàn, lại có tác dụng mạnh hơn đậu nành, Sâm tố nữ chính là ứng cử viên mới đầy tiềm năng dành cho chị em (Ảnh minh họa)
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về tác dụng, những nghiên cứu khoa học về Sâm tố nữ tại bài viết: Sâm tố nữ được khoa học phát hiện chứa phytoestrogen hoạt tính mạnh gấp 10.000 lần đậu nành
Hiện nay, Sâm Nhung Tố Nữ Tuệ Linh chính là sản phẩm tiên phong kết hợp Sâm tố nữ cùng nhiều dược liệu quý khác nhau (Nhung hươu, Nữ Lang, Thiên Môn Đông) để giúp phụ nữ duy trì sức khỏe và sắc đẹp. Đây cũng là sản phẩm DUY NHẤT được chuyển giao quy trình chiết xuất Sâm Tố nữ của Viện Hóa Học – Viện hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam.
Trên đây là những thông tin về rối loạn nội tiết tố sau sinh, chúng tôi hi vọng nó sẽ hữu ích cho bạn. Nếu còn bất kỳ câu hỏi gì về vấn đề này, bạn hãy để lại phản hồi ở dưới nhé.