Trước đây, hầu hết các loại trà ở nước ta đều là trà xanh. Theo nhịp sống hiện đại, các loại trà cũng dần phát triển phong phú và đa dạng hơn. Nhiều bằng sáng chế về trà đã được trao nhằm công nhận tác dụng và chất lượng, là tiêu chuẩn giúp người dùng yên tâm hơn khi lựa chọn.
Mục lục
Trà sinh học từ hạt gạo lứt
Gạo lứt
Số công bố đơn: 25795; ngày nộp đơn: 29/09/2010 tại Việt Nam; tác giả: Lê Văn Trị; đơn vị nộp đơn: Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học; địa chỉ: 814/3 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội.
Gạo lứt (còn gọi là gạo rằn, gạo lật) là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng.
Theo Đông y, gạo lứt bổ và có tính thanh nhiệt, an thần trấn kinh, trừ phiền, có khả năng ngăn chặn ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh đường ruột. Gạo lứt giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và ung thư đại trực tràng, giảm cholesterol, bệnh tiểu đường và có lợi cho hệ thống tim mạch của phụ nữ sau tuổi mãn kinh.
Sáng chế đề xuất quy trình sản xuất trà sinh học từ gạo lứt gồm các công đoạn:
– Ngâm hạt gạo lứt trong nước sạch.
– Rang gạo lứt trong lò rang ở nhiệt độ 85 độ C (± 2 độ C) trong thời gian 60 phút để thu được hạt gạo lứt có màu cánh gián.
– Xay hạt gạo lứt tới kích thước 1 mm.
– Trộn gạo lứt vụn với chất bảo quản tự nhiên và đường hải tảo (một loại đường thiên nhiên)
– Đóng gói sản phẩm.
Trong đó, gạo lứt sử dụng phải được lấy từ hạt lúa trồng theo phương pháp nông nghiệp hữu cơ, chỉ dùng phân phức hợp hữu cơ vi sinh Fitohoocmon (được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích HI-0201) với số lượng 3 tấn/ha và không dùng thuốc trừ sâu hóa học.
Trà hòa tan chứa xạ đen
Số bằng sáng chế: 2-0000769; cấp ngày: 18/05/2009 tại Việt Nam; tác giả và chủ bằng: Đinh Thị Phiển; địa chỉ: 35/7 Nguyễn Thái Học, phường Đồng Tiến, thị xã Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Y học hiện đại đã công nhận tác dụng hỗ trợ điều điều trị bệnh Ung thư của cây xạ đen qua công trình nghiên cứu về cây xạ đen của Giáo sư Lê Thế trung. Bởi thế mà ngày nay cây xạ đen đã được sử dụng rộng rãi trong y học hiện đại.
Y học dân tộc đã ghi nhận công dụng phòng và hỗ trợ điều điều trị bệnh Ung thư hiệu quả của xạ đen
- Phòng chống ung thư, lở ngứa mụn nhọt
- Hỗ trợ điều trị ức chế ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư,tiêu hạch
- Có tác dụng tiêu độc lên những bệnh nhân sau khi truyền hóa chất và xạ trị dùng cây xạ đen nhằm thanh nhiệt giải độc mát gan rất tốt
- Hành thủy, điều hòa hoạt huyết,giảm đau,an thần,tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
- Vì xạ đen không có độc tính có thể sử dụng lâu dài như uống trà mà không ảnh hưởng đến sức khỏe
Giải pháp hữu ích đề cập đến trà hòa tan chứa xạ đen và quy trình sản xuất trà hòa tan này với thành phần gồm:
– Xạ đen: khoảng 60-69% trọng lượng.
– Dây khai: khoảng 10-15% trọng lượng.
– Bèo hoa dâu lá nhỏ: khoảng 10-15% trọng lượng.
– Nhân sâm: khoảng 10-15 % trọng lượng,
– Cam thảo: khoảng 1-3% trọng lượng.
Trà hòa tan theo giải pháp hữu ích có tác dụng nâng cao sức khỏe; tăng cường trí nhớ, khả năng miễn dịch và hỗ trợ phòng trị ung thư.
Trà sinh học từ cây rau má
Rau má
Số công bố đơn: 25856; ngày nộp đơn: 04/01/2008 tại Việt Nam; tác giả: Lê Văn Tri; đơn vị nộp đơn: Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học; địa chỉ: 814/3 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội.
Rau má còn được gọi là “liên tuyền thảo”, được sử dụng làm thuốc để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng; chữa lành vết thương, chấn thương và các vấn đề lưu thông mạch máu; điều trị mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, rối loạn tâm thần, bệnh Alzheimer và cải thiện trí nhớ.
Một số người sử dụng rau má để trị say nắng, viêm amiđan, viêm màng phổi, bệnh gan (viêm gan), vàng da, lupus đỏ hệ thống (SLE), đau dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu, viêm loét dạ dày, động kinh, hen suyễn, thiếu máu, tiểu đường và để giúp họ sống lâu hơn.
Sáng chế đề xuất quy trình sản xuất trà sinh học từ cây rau má hữu cơ gồm các công đoạn:
– Làm sạch rau má thu hoạch được
– Sấy khô chân không ở nhiệt độ 75 – 80 độ C trong 3 giờ để thu được rau má khô.
– Nghiền nhỏ rau má.
– Trộn rau má vụn với chất bảo quản tự nhiên và đường hải tảo (một loại đường thiên nhiên) theo tỉ lệ 0,001% khối lượng
– Đóng gói sản phẩm.
Rau má hữu cơ sử dụng trong sáng chế phải là rau má được trồng theo phương pháp nông nghiệp hữu cơ, chỉ dùng toàn phân phức hợp hữu cơ vi sinh Fitohoocmon (được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích HI-0201).
Trà sinh học từ hoa trà
Hoa trà
Số bằng sáng chế: 1-0006008; cấp ngày: 28/11/2006 tại Việt Nam; tác giả và chủ bằng: XU Jiying; địa chỉ: No.28, Meiyuan Alley, Xuanjing Road Xuanzhou District, Xuancheng City, Anhui Province, 242000 P.R. China.
Hoa trà góp phần ngừa ung thư, giảm cholesterol, diệt khuẩn và giảm cân. Hoa trà chứa lượng lớn catechins, một chất chống ôxy hóa, hỗ trợ điều trị đái tháo đường loại 2
Hoa trà chín có vị ngọt với mùi hương hấp dẫn nhưng rất mỏng manh nên cần quy trình chế biến thật khoa học để không làm hao hụt hoạt chất của hoa. Quy trình gồm các bước:
– Thu hái: để hiệu quả nhất, nên thu hái hoa trà trong khoảng thời gian 2-3 ngày trước khi hoa trà thụ phấn đến 2-3 ngày sau khi hoa thụ phấn. Hoa trà được đựng trong các giỏ rỗng làm bằng nhựa hoặc tre rồi phân loại.
– Loại nước: hoa trà đã phân loại được tãi ra (dàn mỏng trên bề mặt) với độ dày 2-5 cm trên chiếu tre hoặc nền xi măng và đảo nhẹ nhàng hằng giờ. Thời gian loại nước tốt nhất là 6 giờ và không quá 10 giờ.
– Hấp: sau khi loại nước, hoa trà được hấp, nhiệt độ gia nhiệt cho hoa được kiểm soát trong khoảng từ 80-100 độ C.
– Sấy khô: bước sấy khô nên được thực hiện vài lần, tốt nhất là 3-4 lần. Nhiệt độ sấy từ 60-180 độ C. Độ dày của hoa trà trên đĩa sấy của thiết bị sấy khoảng 2-3 cm. Sau khi sấy khô, hoa trà được lấy ra khỏi thiết bị và tãi đến khi nguội, sau mỗi lần tãi, thời gian tãi phải dài hơn.
– Đông lạnh nhanh: hoa trà được làm đông lạnh nhanh ở nhiệt độ từ – 20 đến – 40 độ C trong 20 phút.
– Nghiền nhỏ: hoa trà được lấy ra khỏi thiết bị làm đông lạnh và ngay lập tức đưa vào thiết bị nghiền để nghiền nhỏ.
Toàn bộ quy trình không dùng chất hóa học nên bảo toàn được các chất dinh dưỡng tự nhiên và dược tính của hoa trà.
Trà thảo dược từ hoa Dormoy và cây Lô hội
Cây trà hoa Dormoy
Số bằng sáng chế: 1-0005863; cấp ngày: 07/09/2006 tại Việt Nam; tác giả và chủ bằng: Nguyễn Phú Kiều; địa chỉ: Yên Bình – Dương Xá – Gia Lâm – Hà Nội.
Các loại thuốc phòng trị HIV/AIDS có nguồn gốc hóa chất thường gây suy tủy, suy thận khi sử dụng lâu dài. Sáng chế đề cập đến thuốc có nguồn gốc thảo dược dùng để điều trị HIV/AIDS có thể ức chế hoặc làm giảm nồng độ virus HIV trong cơ thể, giúp người bệnh hồi phục sức khỏe lại ít tác dụng phụ.
Thảo dược theo sáng chế chứa các hoạt chất chiết xuất từ cây trà hoa Dormoy (Camellia dormoyana – còn gọi là “chè bạc”) và cây lô hội (nha đam) theo tỷ lệ thành phần như sau (% khối lượng):
– Trà hoa Dormoy: 80 – 90%.
– Lô hội: 5 – 10%.
– Tá dược: vừa đủ.
Trà hoa Dormoy và lô hội đều chứa nhiều dược chất quý, có khả năng tăng cường miễn dịch và kháng virus HIV tốt. Đặc biệt, trà hoa Dormoy còn có hoạt chất melalacca tiêu diệt nấm candida thường xuất hiện ở bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối (các loại thuốc thảo dược hiện có trên thị trường không có tác dụng này). Cây lô hội ngoài các dược tính nêu trên còn kháng được virus gây cúm và gây viêm não.
Hỗn hợp dịch chiết thu được từ 2 loại thảo mộc kể trên không chỉ giúp tăng cường miễn dịch (như khi phối hợp đơn lẻ cây trà hoặc lô hội với các dược thảo khác), mà còn ức chế sự phát triển và sao chép của virus HIV, làm giảm nồng độ virus HIV trong cơ thể hiệu quả.
Kết quả thử nghiệm của Bộ Y tế trong năm 2010 cho thấy, thuốc Vegakiss làm giảm các triệu chứng lâm sàng trên bệnh nhân nhiễm HIV đã có suy giảm miễn dịch và bệnh nhân AIDS. Thuốc không gây tác dụng phụ, giúp người bệnh ăn, ngủ tốt và tăng cân.
Theo Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công Nghệ – Sở KH&CN TPHCM