Vi khuẩn Hp là một loại vi khuẩn có khả năng sống trong môi trường acid của dạ dày, gây ra các bệnh lý về dạ dày. Trong list bệnh này có trào ngược dạ dày không? Cùng tìm hiểu vi khuẩn Hp gây trào ngược dạ dày hay không? Chúng ta cần hiểu đúng như thế nào về mối liên hệ giữa vi khuẩn Hp và trào ngược dạ dày? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để giải đáp những thắc mắc trên.
Mục lục
Liệu có phải vi khuẩn Hp gây trào ngược dạ dày?
Bệnh trào ngược dạ dày là bệnh acid dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ợ nóng, ợ chua, ho, khó thở.
Đọc chi tiết về bệnh trong bài: Tìm hiểu tổng quan về bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn có hình xoắn, sống trong niêm mạc dạ dày của người. Vi khuẩn này có thể gây ra các bệnh như viêm dạ dày, loét dạ dày, ung thư dạ dày, và một số bệnh khác.
H. pylori và trào ngược dạ dày có tương tác phức tạp với nhau. H. pylori có thể làm tăng hoặc giảm tiết acid dạ dày, tùy thuộc vào loại viêm dạ dày. H. pylori cũng có thể bảo vệ hoặc gây ra trào ngược dạ dày, tùy thuộc vào chủng CagA của vi khuẩn này.
Nhiều người hay lầm tưởng rằng vi khuẩn Hp là nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh trào ngược dạ dày nhưng không trên thực tế vi khuẩn Hp thường không gây ra bệnh trào ngược, trong một số trường hợp nó còn giúp hạn chế bị bệnh trào ngược.
Tuy nhiên thì mối quan hệ giữa trào ngược dạ dày và vi khuẩn H.pylori vẫn còn là chủ đề tranh luận.
Cơ chế giúp làm giảm trào ngược của vi khuẩn Hp
Như đã nói ở trên, vi khuẩn H. pylori không gây trào ngược dạ dày thực quản, thậm chí với một số trường hợp nó giúp bảo vệ khỏi bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản và các biến chứng.
Cụ thể cơ chế giúp giảm trào ngược dạ dày của vi khuẩn Hp là như nào?
Vi khuẩn H pylori có enzyme urease sẽ phân giải urê thành amoniac làm kiềm hóa dịch axit dạ dày, làm giảm acid dạ dày và kích thích sản xuất IL-10, một chất kháng viêm. Điều này sẽ làm giảm bệnh lý trào ngược thực quản, giảm loét trợt tâm vị, thực quản.
Thực tế thì:
Ở những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày có HP dương tính, việc loại bỏ HP làm giảm nhu động thực quản, tăng cường tiếp xúc với axit thực quản lại làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược dạ dày, cho thấy vi khuẩn HP có thể là yếu tố bảo vệ trào ngược dạ dày.
Chính vì thế, chúng ta nên nhìn vi khuẩn H pylori dưới hai khía cạnh:
- Có lợi: Vi khuẩn H pylori vô hại, thậm chí lại lợi ích.
- Có hại: Vi khuẩn H pylori là tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư non-cardia. Vì thế hiện nay, nhiều cơ sở y tế trên toàn thể giới đều thống nhất chỉ dùng kháng sinh để triệt để loại trừ H pylori trong các tình huống sau: Loét dạ dày tá tràng có HP dương tính; Viêm dạ dày HP dương tính; Gia đình có người bị ung thư dạ dày, loét dạ dày tá tràng; Viêm teo dạ dày mạn tính; Sau phẫu thuật ung thư dạ dày.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng chủng CagA của H. pylori có thể gây gia tăng trào ngược dạ dày thực quản, bằng cách làm tăng viêm dạ dày, tăng tiết axit dạ dày và làm suy yếu cơ môn vị.
Vậy mà điều trị trào ngược dạ dày liên quan đến nhiễm khuẩn Hp sẽ thực hiện như nào? Liệu có cần thiết tiệt trừ vi khuẩn này không? Cùng đọc tiếp theo để rõ hơn.
Trị trào ngược dạ dày liên quan nhiễm khuẩn Hp
Như đã nói ở phần trên, chỉ định dùng kháng sinh để triệt để loại trừ H pylori chỉ áp dụng cho các trường hợp: Loét dạ dày tá tràng có HP dương tính; Viêm dạ dày HP dương tính; Gia đình có người bị ung thư dạ dày, loét dạ dày tá tràng; Viêm teo dạ dày mạn tính; Sau phẫu thuật ung thư dạ dày.
Việc xét nghiệm và loại bỏ vi khuẩn Hp H. pylori không được khuyến cáo ở những bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày (khi những bệnh nhân này không cần điều trị duy trì PPI). Do diều trị lâu dài bằng thuốc ức chế bơm proton có thể đẩy nhanh sự phát triển của viêm teo dạ dày và do đó làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Tuy nhiên lại có khuyến cáo nên loại trừ nhiễm H.pylori ở những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản cần điều trị lâu dài bằng omeprazole, vì một số nghiên cứu đã báo cáo rằng thuốc này gây ra, khi có sự hiện diện của vi sinh vật, viêm teo dạ dày, với hậu quả là về mặt lý thuyết là nguy cơ cao ung thư dạ dày.
Điều hết sức lưu ý là phải hạn chế lây nhiễm H. pylori bằng 4 động thái đơn giản nhưng hữu hiệu:
- Vệ sinh môi trường sống.
- Vệ sinh thực phẩm: ăn chín, uống sôi.
- Tránh lây nhiễm khi làm nội soi, chữa sâu răng hoặc lấy cao răng,
- Không dùng chung bát đũa, ly chén, hôn hít, mớm cơm cho trẻ con….
Vậy vi khuẩn Hp gây bệnh gì?
Không có thông tin rõ ràng về vi khuẩn Hp gây trào ngược dạ dày. Vậy vi khuẩn Hp gây các bệnh lý liên quan đến dạ dày cụ thể là những bệnh nào? Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn Hp có thể tiến triển thành các bệnh sau:
Viêm dạ dày
Nếu không được điều trị, H. pylori có thể gây viêm dạ dày. Viêm dạ dày có thể xảy ra đột ngột (viêm dạ dày cấp tính) hoặc dần dần (viêm dạ dày mãn tính). Phổ biến thường gặp nhất là tình trạng nhiễm vi khuẩn lâu dài gây ra viêm teo dạ dày mãn tính.
Đây là một hình thái của viêm dạ dày mạn tính, khi niêm mạc dạ dày bị viêm và teo lại, giảm chức năng tiết axit và enzyme tiêu hóa. Vi khuẩn Hp là nguyên nhân chính gây ra viêm teo dạ dày, do chúng tiết ra men urease, làm tăng độ pH của dạ dày và gây kích ứng niêm mạc. Viêm teo dạ dày có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, chán ăn, sụt cân, thiếu máu thiếu sắt.
Viêm loét dạ dày tá tràng
Nhiễm khuẩn H.p là nguyên nhân chủ yếu gây nên loét dạ dày tá tràng. Việc này đã được kiểm chứng bằng cả số liệu thống kê, cả thí nghiệm và thực tế lâm sàng khi loại bỏ vi khuẩn này.
Đây là bệnh lý khi niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương, tạo thành các vết loét. Vi khuẩn Hp là một trong những yếu tố gây ra viêm loét, do chúng phá vỡ lớp nhầy bảo vệ niêm mạc khỏi tác động của axit dạ dày. Viêm loét dạ dày tá tràng có thể gây ra các triệu chứng như đau thượng vị, ợ chua, ợ nóng, nôn ói, đại tiện ra máu hoặc phân đen.
Đọc thêm: Chế độ ăn uống khi bị viêm loét dạ dày
Ung thư dạ dày
Vi khuẩn H.Pylori khiến người bị nhiễm có nguy cơ cao hơn 6-10 lần mắc ung thư dạ dày so với người không nhiễm. Đó là vì vi khuẩn này gây ra viêm dạ dày mạn tính, tạo ra các tổ xơ và sẹo trên niêm mạc dạ dày. Những tổn thương này có khả năng biến đổi thành tế bào ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, chán ăn, sút cân, mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói, nuốt nghẹn
Bệnh lý ngoài đường tiêu hóa
Bên cạnh các bệnh ý về đường tiêu hóa, vi khuẩn Hp cũng gây ra một số bệnh lý khác. Chẳng hạn như: Các bệnh lý thực quản, viêm túi thừa Meckel chảy máu, loét đại trực tràng chảy máu, ung thư đại trực tràng và tiêu chảy mạn tính ở trẻ em.
Nếu bạn nghi ngờ bị nhiễm khuẩn Hp, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.
Tài liệu tham khảo:
- Helicobacter pylori và bệnh trào ngược dạ dày thực quản: bạn hay thù?.Link: [https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10370661/]
- Liệu nhiễm H. pylori hoặc việc loại bỏ nó có vai trò gì trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản không? Link: [https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12700499/]
- Helicobacter pylori và bệnh trào ngược dạ dày thực quản: bạn hay thù? Link: [https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10370661/]
- GERD và H. pylori: có mối liên hệ nào không? Link: [https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11215851/]
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản và nhiễm Helicobacter pylori. Link: [https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12684588/]
- Việc loại bỏ vi khuẩn Helicobacter pylori có liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản không?. Link: [https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10763937/]
- Vai trò có thể có của Helicobacter pylori trong GERD. Link: [https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11478751/]
- Thuốc ức chế bơm proton và viêm dạ dày Helicobacter pylori: bạn hay thù? Link:[https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16930292/]
- Bài viết tổng quan: Helicobacter pylori và bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Link: [https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16042657/]